1.3.3 .Yếu tố thể chế
3.1. Quan điểm bảo đảm địa vị pháp lý của HĐND xã
3.1.2. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường sự lãnh đạo của
đạo của Đảng đối với Hội đồng nhân dân xã
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân xã nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy ở nơi đâu cấp ủy đảng có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐND, có sự quan tâm và có phƣơng thức lãnh đạo phù hợp thì ở đó HĐND hoạt động hiệu quả.
Để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, HĐND xã ở địa phƣơng cần phải có những phƣơng hƣớng hoạt động thực sự hiệu quả:
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, nhất là cấp cơ sở cần nâng cao nhận thức
và hiểu biết đầy đủ về HĐND, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND: HĐND là cơ quan chính quyền địa phƣơng, đƣợc giao nhiệm vụ giám sát việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng theo nghị quyết của HĐND đã đề ra. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy đảng, mối quan hệ phối hợp công tác giữa HĐND với Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội, từ đó, tạo ra sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
Nếu nhận thức của cấp ủy đảng đƣợc nâng lên thì khó khăn về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của HĐND nhƣ: Cán bộ, kinh phí hoạt động, chế độ, chính sách, trụ sở làm việc... sẽ giải quyết đƣợc vì nằm trong khả năng của các cấp ủy đảng.
Thứ hai, Đảng cần tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo đối với HĐND. Chúng ta đều biết Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng vừa ở trong hệ thống chính trị lại vừa lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nƣớc và toàn xã hội bằng cƣơng lĩnh, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng thông qua Đảng đoàn HĐND; thông qua tổ chức, bộ máy và cán bộ, đảng viên nằm trong các tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; thông qua các hoạt động giám sát của HĐND nhằm bảo đảm thực hiện đúng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đồng thời, Đảng cần tạo cơ chế, điều kiện để phát huy cao vai trò, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức này trong thực hiện mục tiêu đổi mới, Đảng không bao biện, không làm thay nhiệm vụ của các tổ chức này.
Thứ ba, Đảng cần mạnh dạn bố trí cán bộ. Một mặt, tăng cƣờng công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ hiện có; mặt khác điều động, luân chuyển cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu về pháp luật, hành chính, về hoạt động của HĐND sang công tác cơ quan HĐND nhằm bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ của HĐND.
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn tại địa phƣơng cho thấy, HĐND xã trên địa bàn huyện Tam Nông đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc tôn trọng, dân chủ trong sinh hoạt đƣợc phát huy, tính hình thức trong hoạt động của HĐND giảm dần; chất lƣợng các kỳ họp HĐND từng bƣớc đƣợc nâng lên. Nhận thức đƣợc kỳ họp là hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất của HĐND, HĐND xã, thị trấn đã đảm bảo đƣợc số lƣợng các kỳ họp đúng theo quy định của pháp luật; công tác tổ chức, điều hành kỳ họp từng bƣớc đƣợc cải tiến nhằm phát huy dân chủ một cách tối đa; một số xã tổ chức truyền thanh trực tiếp về kỳ họp đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi. Việc xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND có chất lƣợng, các nghị quyết đề ra đảm bảo đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giám sát từng bƣớc đƣợc
nâng lên. Việc gần dân và lắng nghe ý kiến của Nhân dân đƣợc tăng cƣờng, các đại biểu đã thƣờng xuyên tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của Nhân dân và vận động Nhân dân thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và nghị quyết của HĐND.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã cần phải có lộ trình và kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Đồng thời, có sự tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm của các huyện lân cận có điểm tƣơng đồng với huyện Tam Nông để có thể tiếp thu chọn lọc áp dụng có hiệu quả phù hợp với đặc thù của địa phƣơng.