Đổi mới hoạt động để khẳng định trách nhiệm và vị thế, vai trò cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 81)

1.3.3 .Yếu tố thể chế

3.1. Quan điểm bảo đảm địa vị pháp lý của HĐND xã

3.1.1. Đổi mới hoạt động để khẳng định trách nhiệm và vị thế, vai trò cơ quan

cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương

Xác định rõ hơn vị trí, vai trò của HĐND xã thực sự là cơ quan quyền lực nhà nƣớc của cấp chính quyền địa phƣơng ở cơ sở, là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Do vậy, cần phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND đảm bảo hiệu lực và hiệu quả.

Cùng với sự đổi mới, vƣơn lên của các tổ chức trong hệ thống chính trị, HĐND các xã trong huyện đã nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lƣợng công tác. Với những hoạt động tích cực, HĐND xã ngày càng khẳng định vai trò, năng lực và hiệu quả của cơ quan dân cử, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Hoạt động của HĐND xã cần đƣợc đổi mới trên tất cả các khâu, mặt hoạt động. Bao gồm quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng, hoạt động giám sát, khảo sát và tiếp xúc cử tri... khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Năng lực quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động HĐND. Để nâng cao năng lực, chất lƣợng qua các kỳ họp, Thƣờng trực HĐND xã cần quan tâm đến việc chuẩn bị các nội dung của kỳ họp kỹ lƣỡng. Trƣớc mỗi kỳ họp, Thƣờng trực HĐND xã phải chủ trì làm việc với UBND, Ủy ban MTTQ cùng cấp để thống nhất dự kiến nội dung, chƣơng trình và các vấn đề sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận và quyết định tại kỳ họp. Trên cơ sở đó, Thƣờng trực và các Ban HĐND chủ động tiến hành giám sát, khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin từ các đối tƣợng chịu tác động của các quyết định; đề cao công tác thẩm tra của Thƣờng trực và các Ban HĐND, trong đó mở rộng thành phần mời dự nhằm tranh thủ nhiều ý kiến chuyên sâu, đa chiều, có tính phản biện để đảm

bảo các quyết định sau khi ban hành có hiệu lực, hiệu quả cao trong cuộc sống; chú trọng thảo luận, tranh luận giữa đại biểu với các cơ quan đƣợc giao chủ trì soạn thảo các báo cáo, đề án, nghị quyết và sự giải trình để quyết nghị thông qua các nghị quyết tại kỳ họp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)