Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 57 - 68)

Biểu đồ 2.3. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, giáo viên

0 10 20 30 40 50 60 Cao cấp, CN Trung cấp Sơ cấp Chưa qua ĐT Cao cấp, cử nhân 51,94 % Trung cấp 23,37 % Sơ cấp 7,79 %

Chưa qua đào tạo 16,88 %

Các biểu đồ trên cho thấy, cán bộ, giảng viên có trình độ đại học về chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao: 61/77 đồng chí, chiếm 79,22%, cao đẳng: 5 đồng chí, chiếm 6,49%, trung cấp: 11 đồng chí, chiếm 14,28%; Tuy nhiên về trình độ LLCT, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn bất cập, có một số đồng chí giảng viên chưa qua đào tạo cao cấp, trung cấp LLCT. Tỷ lệ cử nhân, cao cấp 51,94%, Trung cấp 23,37%, sơ cấp 7,79% và chưa qua đào tạo 16,88%. Mặc dù thời gian qua, cán bộ, giảng viên của Trung tâm BDCT có rất nhiều cố gắng trong hoạt động chuyên môn và đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giáo dục LLCT và tuyên truyền miệng, nhưng để Trung tâm BDCT đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ và thoả mãn được yêu cầu của học viên thì cần có sự đột phá trong công tác tổ chức cán bộ.

Ngoài lực lượng giảng viên chuyên trách, các Trung tâm BDCT tỉnh Phú Thọ còn có lực lượng giảng viên kiêm chức 85 đồng chí, mỗi Trung tâm BDCT có từ 6 đến 8 giảng viên kiêm chức (cá biệt có nơi 11 đồng chí). Trong những năm qua, lực lượng giảng viên kiêm chức đóng góp quan trọng cho sự thành công của Trung tâm BDCT

Tuy vây, với số lượng từ 3 đến 4 giảng viên chuyên trách và 6 đến 8 giảng viên kiêm chức cho một Trung tâm BDCT cấp huyện như hiện nay thì việc thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rất khó khăn. Tại các Trung tâm, lực lượng giảng viên chuyên trách do phải tham gia giảng dạy nhiều chương trình khác nhau nên thời gian dành cho nghiên cứu còn hạn chế. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên Trung tâm BDCT còn phải kiêm thêm nhiều công việc khác như: Đấu mối, phối hợp mở lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất và giải quyết các loại thủ tục hành chính để lớp hình thành; xây dựng chương trình học tập, quản lý lớp học, lưu các loại hồ sơ lớp theo qui định của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, tham gia trực tiếp phục vụ lớp học (không có biên chế hoặc hợp đồng tạp vụ). Những công việc trên đây mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu chuẩn bị bài giảng của giảng viên. Với số lượng mở từ 25 đến 30 lớp mỗi năm, đội ngũ cán bộ giảng viên của các Trung tân BDCT cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ như hiện nay phải rất nỗ lực mới có thể hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy một số giáo viên Trung tâm BDCT còn thực hiện trọng trách của một báo cáo viên tuyên truyền chính trị, thông tin thời sự, chuyên đề cho đội ngũ BCV, TTV của cơ sở.

Về đổi mới công tác giáo dục LLCT và tuyên truyền miệng

Công tác giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT ở tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo các chương trình đào tạo và bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn. Ngoài ra còn thực hiện một số chương

trình tập huấn nghiệp vụ của các cơ quan ngành dọc và theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương

Trong thời gian qua các Trung tâm BDCT đã thực hiện khá nghiêm túc hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, thực hiện tốt quy trình xây dựng kế hoạch, phân công bài giảng, thông qua giáo án. Khi mở lớp thực hiện đầy đủ các khâu nghe giảng, thảo luận, hệ thống, viết bài thu hoạch, kiểm tra, cấp chứng chỉ. Nội dung chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn cơ bản là phù hợp với từng loại đối tượng. Trong từng bài, từng chuyên đề gắn kết được phần lý luận và phần thực tiễn, nói chung được bổ sung chỉnh lý qua các kỳ đại hội Đảng. Tuy nhiên, nội dung chương trình cũng còn một số hạn chế như: các chuyên đề quá dài, có chuyên đề tới 30 đến 40 trang, trong đó có nhiều thuật ngữ chính trị học viên khó hiểu, hoặc đưa kiến thức quá tổng hợp nhưng quy định giới thiệu nội dung chỉ trong một buổi như: chương trình BDLLCT cho đảng viên mới, có bài: Phát triển giáo dục đào tạo-khoa học công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội” là không phù hợp.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiên về lý luận, nhẹ về những vấn đề thực tiễn học viên cần như chương trình sơ cấp LLCT, chương trình BDLLCT cho đảng viên mới.

Việc bổ sung chỉnh lý tài liệu theo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc quá chậm, ví dụ: chương trình đối tượng Đảng, chương trình bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới, chương trình bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã triển khai hai, ba năm nhưng giáo trình chưa biên soạn xong, không cập nhật được thông tin mới gây khó khăn cho học viên về tài liệu chuẩn để nghiên cứu học tập.

Thời gian dành cho thảo luận, đi thực tế chưa thật hợp lý, chương trình bồi dưỡng nào cũng hướng dẫn đi thực tế nhưng hầu như 100% các đơn vị

Trung tâm BDCT tỉnh Phú Thọ không thực hiện được. Có một số ít đơn vị tổ chức cho lớp Trung cấp LLCT đi thực tế học tập kinh nghiệm, gắn lý luận với thực tiễn, còn đa số các đơn vị không thực hiện được vì khó khăn về kinh phí.

Các Trung tâm DBCT chưa chủ động cập nhật kiến thức, chưa vận dụng linh hoạt giữa học tập lý thuyết, thảo luận và đi thực tế, chưa chủ động đổi mới quá trình giáo dục, bồi dưỡng, do đó chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.

Về đổi mới chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu của các ban, phòng, đoàn thể cấp huyện. Hàng năm, Trung tâm BDCT đã chủ động phối hợp với các ban xây dựng Đảng (Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo, Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ), một số phòng của UBND (Hội đồng nhân dân, Hội đồng tuyên truyền giáo dục pháp luật, Hội đồng giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh, Hội Chữ thập đỏ, phòng Nội vụ) và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân) cấp huyện mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình nhiệm vụ vông tác năm.

Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở là cần thiết, thông qua tập huấn, cán bộ cơ sở nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ nhận thức, trang bị cho họ phương pháp, cách thức, quy trình, tiến hành công việc đang làm một cách bài bản, hiệu quả. Qua học tập, học viên học được cách làm hay, làm tốt của đơn vị bạn, thấy được thiếu sót hạn chế của bản thân và đơn vị mình để khắc phục, tránh cách làm mò mẫm, kinh nghiệm của tỉnh.

Trước đây chương trình bồi dưỡng cho các tổ chức đoàn thể nhân dân chưa có giáo trình học tập thống nhất mà chỉ có văn bản chỉ đạo hướng dẫn chung. Nhưng do yêu cầu thực tiễn đặt ra, các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội vẫn phải tự nghiên cứu, biên soạn lấy chương trình bồi dưỡng. Những

chương trình này đã bám sát chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, của đoàn thể chính trị - xã hội và những yêu cầu cần giải quyết ở cơ sở. Tuy nhiên, việc tự biên soạn chương trình còn nhiều hạn chế, do thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự hiểu biết lý luận và thực tiễn chưa sâu sắc, nội dung còn chung chung nên chất lượng bồi dưỡng, tập huấn chưa cao. Việc cán bộ cơ sở chưa làm tốt, chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức, trong hành động, có phần trách nhiệm thuộc về lãnh đạo cấp trên; vẫn còn tình trạng cơ sở cần tập huấn, bồi dưỡng nhưng các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp trên không làm được vì nhiều lý do khác nhau.

Đổi mới chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của cấp ủy địa phương theo hướng: Chương trình bồi dưỡng do Ban Tổ chức chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo và Trung tâm BDCT cấp huyện tham mưu cho cấp ủy xây dựng trên cơ sở quy hoạch cán bộ của địa phương. Khung chương trình bồi dưỡng gồm: Nội dung đào tạo bồi dưỡng, đối tượng học, thời gian học tập, giảng viên tham gia giảng dạy, kinh phí phục vụ lớp học. Các ban xây dựng Đảng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy quyết định sau giao cho Trung tâm BDCT thực hiện. Trung tâm là đơn vị tác nghiệp, thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao. Tuy vậy, bên cạnh những đổi mới trên đây, sự phối hợp hoạt động của đa số các địa phương ở tỉnh Phú Thọ làm chưa tốt: Các Trung tâm BDCT vẫn phải tự chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, song lại thiếu căn cứ quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở, do các ban xây dựng Đảng cấp huyện chưa làm tốt vai trò chủ trì trong tham mưu chương trình bồi dưỡng cho cấp ủy.

Công tác tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quân trọng nhất của công tác

tư tưởng của Đảng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan tới công tác này

Theo đó, hệ thống Trung tâm BDCT đã phối hợp với các Ban Tuyên giáo thường xuyên cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin mới có giá trị, tình hình địa phương, trong tỉnh, trong nước và quốc tế; các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại… Các nguồn thông tin trên được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phân tích bình luận làm rõ bản chất của các sự kiện, sự việc, nêu rõ nguyên nhân và dự báo khả năng vận động phát triển của tình hình, giúp cán bộ, đảng viên hiểu biết đầy đủ những nhiệm vụ trước mắt cũng như nhiệm vụ lâu dài của đất nước, của tỉnh, của địa phương. Nhờ đó, đã tạo ra sự thông nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ các phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng phát triển.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Phú Thọ về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, đưa thông tin về cơ sở, Trung tâm BDCT phối hợp với BTG mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác tuyên truyền miệng, định kỳ hàng quý tổ chức hội nghị cho BCV, TTV cơ sở. Hiện nay, đội ngũ TTV toàn tỉnh có 2.266 người, trong đó: Trình độ văn hoá THCS: 785 đồng chí = 34,64%, THPT: 1.481 đồng chí = 65,35%; Trình độ chuyên môn: Trung cấp 1.120 đồng chí = 49,43%, cao đẳng, đại học: 1.146 đồng chí = 50,57%; Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 785 đồng chí = 34,64%; trung cấp 961 đồng chí = 42,40%; cao cấp, cử nhân: 520 đồng chí = 22,94%.

Đây thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền miệng, là những “chiến sĩ xung kích” trên mặt trận tư tưởng của Đảng, góp phần không nhỏ vào việc tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.

Tuy vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ BCV, TTV hiện hiện nay của các Trung tâm BDCT còn nhiều khó khăn, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, cách thức tuyên truyền... Lực lượng đông nhưng chưa mạnh, chất lượng thông tin đến với cán bộ, đảng viên chậm, hàm lượng thông tin ít, đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Công tác quản lý đội ngũ báo cáo viên chưa tốt, chưa nắm vững số lượng các buổi tuyên truyền, quản lý chất lượng thông tin của tuyên truyền viên cơ sở chưa chặt chẽ. Tồn tại này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do nhận thức của một số cấp uỷ đảng về vị trí, vai trò đội ngũ BCV, TTV và công tác tuyên truyền miệng còn hạn chế. Một số cấp uỷ cho rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì công tác tuyên truyền miệng không còn quan trọng như trước có nơi "khoán trắng" cho Ban Tuyên giáo tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của đội ngũ BCV, TTV.

Về đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nâng cao chất lượng giáo dục.

Thời gian qua, các Trung tâm BDCT đang tích cực chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, một số Trung tâm BDCT trên cơ sở nghiên cứu giáo trình, tổ chức tiến hành khảo sát, điều tra, tập trung nghiên cứu những nội dung bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đang cần. Phương châm là hướng về cơ sở, giúp cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc, tập trung trao đổi, giải đáp những vấn đề học viên cơ sở nêu. Đặc biệt giúp cho cán bộ chủ ở cơ sở phương pháp lãnh đạo, cách thức tiến hành giải quyết từng loại công việc cụ

thể. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên các Trung tâm BDCT đã và đang từng bước áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy như phương pháp phát vấn đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp cùng tham gia (cộng tác)... có hiệu quả tốt. Tuy vậy, phương pháp chủ yếu các giảng viên Trung tâm BDCT ở tỉnh Phú Thọ hiện nay áp dụng vẫn là những phương pháp dạy học truyền thống, chủ đạo là nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng tài liệu, sách giáo khoa.

Do số lượng giảng viên của Trung tâm BDCT được lựa chọn chủ yếu từ các ban xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân (số ít giảng viên từ các trường THPT và THCS) nên phương pháp giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, thiếu nghiệp vụ sư phạm. Có một số giảng viên cho rằng giảng dạy LLCT chỉ cần áp dụng phương pháp thuyết trình là đủ và tối ưu nhất. Tuy vậy, phương pháp này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như không phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của người học, tiếp thu kiến thức thụ động, ép buộc và nếu giảng viên truyền đạt không hấp dẫn, thiếu tính thuyết phục thì học viên không có hướng thú học tập, chán nản, mệt mỏi, không muốn nghe, bài giảng của giáo viên chỉ là tài liệu khi cần thì xem và phục vụ chủ yếu cho việc trả bài thu hoạch. Phương pháp này làm cho học viên giảm khả năng chuyển hoá kiến thức đã được truyền đạt thành kiến thức của riêng mình, vì vậy việc vận dụng tri thức lý luận, kiến thức chuyên môn để hình thành kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn sẽ bị hạn chế. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, giáo dục đào tạo nói chung và tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị nói riêng cũng cần thiết phải đổi mới, đặc biệt là việc sử dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 57 - 68)