Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực khuyến khích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

khích đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp

Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên

Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá đội ngũ giảng viên nhằm chấn chỉnh nề nếp công tác của đội ngũ giảng viên trong Trung tâm.

Sớm phát hiện được những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, các nguyên nhân dẫn đến sai lệch đó. Ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực phát sinh trong đội ngũ giảng viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của Trung tâm. Động viên khích lệ tập thể giảng viên, cá nhân giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời cũng đánh giá phân loại những giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ để có hình thức xếp loại, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp công việc phù hợp.

Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Giám đốc cần chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá và phân loại giảng viên. Thể chế hoá tiêu chuẩn người cán bộ quản lý giáo dục phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng với việc đề bạt, bổ nhiệm và tăng lương. Có chế độ khen thưởng, chính sách đối với giáo viên giỏi, phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên giỏi các cấp... Cần thể hiện xứng đáng vai trò, vị trí của ĐNGV. Các danh hiệu của Nhà giáo

ưu tú, chiến sỹ thi đua các cấp... phong tặng cho giảng viên với số lượng ít, nhiều khi chưa phản ánh đầy đủ vai trò, vị trí của ĐNGV nên chưa có tác dụng động viên. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện triệt để các chính sách hiện hành đối với giáo viên và thể chế hoá các chính sách như điều 114, 115... của Luật giáo dục (2005) đã ban hành. Giám đốc phải chỉ đạo việc đánh giá luân chuyển và đề bạt giảng viên một cách khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng từ trước.

Việc đánh giá giảng viên cần phải đạt được các tiêu chí: Đánh giá tác phong, nề nếp làm việc của giảng viên.

Đánh giá được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, từ đó xếp loại giảng viên để có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho thích hợp.

Đánh giá được phẩm chất chính trị - tư tưởng phẩm chất nhà giáo của người giáo viên.

Để việc đánh giá được tốt Giám đốc chỉ đạo làm tốt việc xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các khoa, bộ môn, giảng viên. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện kế hoạch. Tiến hành thanh tra một số bài thi của sinh viên để đánh giá tính khách quan trong việc chấm thi của giảng viên. Lấy ý kiến từ phía học sinh - sinh viên, kết hợp với việc tiếp xúc với lãnh đạo bộ môn, khoa và đồng nghiệp của giảng viên để lấy thông tin.

Vì vậy, Giám đốc trung tâm cần phải biết suy nghĩ đúng để quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

Có chế độ, chính sách tiền lương dành cho giảng viên đầu đàn để khuyến khích họ có đóng góp thiết thực, cống hiến nhiều hơn cho trung tâm và yên tâm công tác tại trung tâm lâu dài;

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho giảng viên vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học để họ có thể phát huy trình độ chuyên môn;

Để đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết nhiệm vụ quản lý việc phát triển đội ngũ, Giám đốc phải chỉ đạo việc sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên

của trung tâm, nguồn lực sẵn có là cơ bản nhất. Bên cạnh biện pháp tăng cường số lượng hợp lý nhằm bổ sung kịp thời sự thiếu hụt người dạy Giám đốc phải tìm kiếm các biện pháp sử dụng tối ưu đội ngũ giảng viên. Một khi đã có quy hoạch đội ngũ giảng viên nếu Giám đốc biết sử dụng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được khả năng sẵn có trong đội ngũ giảng viên, mang lại hiệu quả và chất lượng giảng dạy.

Việc sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên của trung tâm được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng người “giỏi một việc biết nhiều việc”. Điều này được thể hiện ở những vấn đề mà Giám đốc phải nỗ lực tư duy và tưởng tượng sáng tạo nhằm xác định rõ các phương cách quản lý phù hợp.

Giám đốc có biện pháp cần thiết để chỉ đạo việc giáo viên thực hiên chế độ giảng dạy kiêm nhiệm của trung tâm. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của trung tâm mới chỉ đảm nhiệm được nhiệm vụ giảng dạy đã được đào tạo. Giám đốc cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Chỉ đạo việc xây dựng chế độ, chính sách quản lý để khuyến khích giảng viên nào có khả năng đảm nhiệm được nhiệm vụ giảng dạy 2 - 3 môn học khác nhau khi được đào tạo ở chuyên môn khác hoặc có chuyên môn gần nhau để khai thác triệt để trình độ và năng lực của đội ngũ hiện có. Cần có cơ chế đánh giá, chấp nhận và cho phép giảng viên làm nhiệm vụ dạy các môn kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo;

Khi quản lý đội ngũ giảng viên phải chú ý đến việc phát hiện tạo điều kiện thuận lợi cho họ được đào tạo, bồi dưỡng thêm để có khả năng giảng dạy kiêm nhiệm bằng các hình thức khác nhau như tham dự các khoá học để nâng cao thêm trình độ về môn học đó, dự giờ - thăm lớp, tự học, thực hiện vai trò trợ giảng cho những giảng viên giỏi có nhiều kinh nghiệm về môn học đó;

Giám đốc chỉ đạo việc xây dựng chế độ, chính sách tiền thưởng, đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt hợp lý, đúng lúc làm động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình tốt hơn.

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên cũng được coi là một vấn đề trong chiến lược phát triển đội ngũ.

Song song với việc giải quyết nhiệm vụ quản lý tiến trình xây dựng quy hoạch số lượng đội ngũ giảng viên, Giám đốc còn phải tập trung chú ý quản lý việc thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh cơ cấu đội ngũ. Việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu đội ngũ sẽ tạo ra những cơ sở thuận lợi cho việc lập kế hoạch tuyển chọn, bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên của trung tâm. Cơ cấu đội ngũ của trung tâm hiện nay chưa cân đối. Mục đích của việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ của trung tâm là tiến hành tổ chức, sắp xếp các yếu tố, thành phần giới tính tâm lý, trình độ của đội ngũ giảng viên theo một trình tự, có tỷ lệ hợp lý nhằm tạo ra được một cơ cấu cân đối, hợp lý, hoàn chỉnh và tạo ra sự kế thừa trong từng bộ môn. Việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên được thực hiện thông qua việc tuyển chọn, bổ sung số lượng. Trong tư duy quản lý cơ cấu đội ngũ, khả năng phân tích phải được định hướng vào các vấn đề sau:

Cơ cấu giới là một vấn đề xã hội cần phải được quan tâm trong quá trình xây dựng đội ngũ. Đội ngũ giảng viên của trung tâm có sự mất cân đối về tỷ lệ nam, nữ giữa các bộ môn. Điều đó có phần nào gây khó khăn cho việc phân công công việc, hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên… Vì vậy, khi tuyển chọn cần phải chú ý điều chỉnh sao cho tỷ lệ nam, nữ hợp lý và tuân thủ yêu cầu đào tạo. Phải bằng mọi cách có được đội ngũ giảng viên đủ mạnh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mọi điều kiện và mọi tình huống đào tạo;

Phải đảm bảo được cơ cấu độ tuổi và học hàm, học vị. Trong khi chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ, Giám đốc cần phải biết tạo ra sự kết hợp giữa các thế hệ, tạo ra sự kế thừa và phát triển giữa các thế hệ và trình độ chuyên môn. Trong đội ngũ cố gắng đảm bảo tính đa dạng phải có trẻ, có trung niên, có giáo viên có tuổi, có người mới, người cũ, người giỏi, người cần đào tạo, có giảng viên nắm vững lý luận, có giảng viên thực hành giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)