Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 68 - 82)

viên tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên các trung tâm sát thực hơn trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc tìm hiểu và thống kê về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ và trình độ nghiệp vụ sư phạm được đào tạo.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và xin ý kiến các đồng chí cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh của các trung tâm về phẩm chất nhà giáo; trình độ chuyên môn; năng lực sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các trung tâm. Tôi đã tiến hành hỏi và xin ý kiến đánh giá của 33

cán bộ quản lý và 102 học viên hệ đào tạo bồi dưỡng chính trị tại các trung tâm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV và học viên về chất lƣợng đội ngũ giảng viên các trung tâm.

Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 1. Phẩm chất nhà giáo 115 85,19 16 11,85 4 2,96 0 0 2.Trình độ chuyên môn 83 61,48 40 29,63 12 8,89 0 0 3. Năng lực sư phạm 65 48,15 45 33,33 25 18,52 0 0 4.Năng lực NCKH 19 14,07 35 25,93 81 60,0 0 0

(Nguồn: Tác giả khảo sát) Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến của các đồng chí CBQL và học viên có thể kết luận:

Đa số giảng viên của trung tâm được đánh giá là có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn khá, tốt.

Năng lực sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên không đồng đều, còn nhiều phiếu đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy các nội dung này cần bồi dưỡng thêm.

Các đồng chí cán bộ quản lý của các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều cho rằng: để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trung tâm, cần bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giảng viên về các mặt: trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sư phạm và đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu khoa học...

Nhận định đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giảng viên

Qua điều tra phân tích số liệu thống kê hàng năm về đội ngũ giảng viên của các trung tâm trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu... ứng với các nội

dung quy định về tiêu chuẩn các ngạch công chức giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng của ngành Giáo dục-Đào tạo (Ban hành kèm theo quyết định số 538/TCCP-BCTL, ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về định mức quy định cho thấy chất lượng đội ngũ giảng viên các trung tâm bên cạnh những điểm mạnh còn tồn tại một số bất cập chưa thức sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, vẫn còn một số ít chưa được đào tạo bài bản ở các trường sư phạm nên trình độ năng lực sư phạm chỉ đạt ở mức trung bình. Số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ còn rất ít, số lượng giảng viên thạc sỹ chưa nhiều so với tổng số giảng viên. Mặt khác một số giảng viên đã cao tuổi nên khó có điều kiện để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, nên phải chuẩn bộ đội ngũ kế cận. Hiện tại đội ngũ giảng viên các trung tâm thống kê cho thấy trung tâm có nguồn tiềm năng lớn. Song chỉ thiếu về số lượng và cơ cấu giảng viên giảng dạy nghiệp vụ.

Thứ hai, trình độ tin học của đội ngũ giảng viên các trung tâm hiện nay: về văn bằng chứng chỉ đảm bảo, song một số giảng viên ít sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang là vấn đề cần phải quan tâm, nhất là thực tế giao tiếp trong hợp tác quốc tế.

Qua điều tra cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trung tâm còn hạn chế.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu của Trung tâm.

Cơ chế, chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong những năm qua còn chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được đội ngũ

giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là số giảng viên trẻ. Nhiều giảng viên lớn tuổi xuất hiện tâm lý chung ngại học. Mặc dù các trung tâm đã khuyến khích giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh, song các giải pháp đó còn chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là đi học cao học và nghiên cứu sinh.

Một số giảng viên các trung tâm còn yếu kém, đặc biệt là nhận thức chưa thoả đáng về yêu cầu đối với bản thân không cầu tiến, chậm đổi mới tư duy, ít năng động và sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời đời sống cán bộ giảng viên còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

Việc tuyển dụng giảng viên chưa được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, chưa xây dựng được các chính sách ưu đãi, tuyển dụng, bố trí, sử dụng. Đặc biệt chưa có giải pháp để thu hút sinh viên giỏi, giảng viên có trình độ cao về công tác tại Trung tâm.

Chưa có chính sách thoả đáng cho việc nghiên cứu khoa học nhất là nghiên cứu về lĩnh vực của Ngành đó là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính trị

Quản lý tuyển dụng và tiếp nhận giảng viên

Trước đây có quan điểm cho rằng các trung tâm chỉ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy công tác phát triển giảng viên chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức của các trung tâm chỉ tập trung vào bổ sung những cán bộ chủ nhiệm lớp để thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lý lớp học. Giảng viên giảng dạy chủ yếu vào những giảng viên thỉnh giảng.

Từ năm 2014 đến nay, với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tăng lên thì quan điểm về vai trò của các trung tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự thay đổi, thay vì xem nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng thì nay đã giao cho các trung tâm phải trực tiếp chịu trách

nhiệm về công tác giảng dạy nghiệp vụ chính trị, có sự đan xen sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên cơ hữu với giảng viên thỉnh giảng để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Tự chủ về nguồn giảng viên, quan điểm của Lãnh đạo các trung tâm cho rằng phải tuyển dụng những giảng viên có trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác chính trị. Chính vì vậy, số lượng giảng viên cơ hữu được tuyển dụng đa số được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn được tuyển dụng ngày càng được tăng lên, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm, phù hợp với đòi hỏi yêu cầu thực tiễn của chính trị và của các trung tâm.

Bảng 2.2: Tổng hợp tiếp nhận và tuyển dụng giảng viên Năm Trình độ 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng Tỷ lệ Cử nhân 01 02 02 04 0 09 56,3% Thạc sỹ 0 0 01 04 0 05 31,3% Tiến sỹ 0 0 0 01 01 02 12,3% Tổng 01 02 03 09 01 16 100%

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

Theo tổng hợp số lượng giảng viên tiếp nhận và tuyển dụng trong 5 năm gần đây cho thấy: Trong 5 năm các trung tâm đã tiếp nhận và tuyển dụng được 02 Tiến sỹ, 05 thạc sỹ và 09 cử nhân (Trong 09 cử nhân có 04 đang học cao học năm 2011 bảo vệ). Như vậy đã nâng dần số giảng viên là Tiến sỹ lên tổng số là 03 giảng viên, số giảng viên đang nghiên cứu sinh mới tuyển thêm 01 đồng chí, tổng số nghiên cứu sinh trong Trung tâm là 04 giảng viên; Như vậy dự báo 2 năm nữa Trung tâm sẽ có thêm 04 tiến sỹ; trong số giảng viên mới tiếp nhận về Trung tâm 5 năm trở lại đây Thạc sỹ và đang học Cao học cũng được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong số Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ… đa

số là chuyên ngành Triết học, Luật, Hành chính, Quản lý Giáo dục đó là những chuyên ngành phù hợp, cần thiết cho việc phát triển của Trung tâm.

Công tác tuyển dụng giảng viên của Trung tâm đã có những bước tiến mới, trong 5 năm qua đã tuyển được một số giảng viên song còn rất nhiều bất cập do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cơ chế chính sách tuyển dụng của nhà nước, chế độ đãi ngộ giảng viên, quy hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự báo về phát triển đội ngũ giảng viên các trung tâm chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là việc giao quyền tự chủ trong việc tuyển dụng giảng viên cho các trung tâm chưa được các cấp quản lý thực hiện một cách triệt để.

Để nhận định khách quan thực tế biện pháp tiếp nhận tuyển dụng giảng viên, khảo sát 20 cán bộ và 75 giảng viên (cả giảng viên kiêm chức) tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát biện pháp tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Biện pháp Mức độ CBQL G. viên Chung

SL % SL % SL % Đánh giá tuyển dụng, tiếp nhận giảng viên Tốt 1 5,0 5 6,7 6 6,3 Khá 12 6,0 36 48 48 50,5 T.Bình 7 35 26 37 33 34,7 Yếu 0 0 8 10,7 8 8,4

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Qua kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến cho rằng hiệu quả tuyển dụng tốt có 6 ý kiến (6,3%); đánh giá hiệu quả tuyển dụng khá có 48 ý kiến (50, 5 %); còn 33 ý kiến cho là hiệu quả tuyển dụng trung bình (34,7%); Ý kiến cho rằng biện pháp tuyển dụng yếu 8 ý kiến (8,4 %). Dưới góc nhìn của Nhà quản lý cho thấy Trung tâm bước đầu đã tuyển dụng được một số giảng viên đảm bảo tiêu chuẩn học hàm, học vị. Song các trung tâm rất cần giảng viên có kinh nghiệm

Quản lý bố trí, sử dụng giảng viên

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của Trung tâm. Việc bố trí, sử dụng giảng viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn mới phát huy hết sở trường, năng lực của đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc đảm bảo hoạt động chung của các trung tâm có chất lượng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Trung tâm.

Các trung tâm đã luôn tích cực đổi mới cả cơ cấu tổ chức tổ chức và hoạt động, thể hiện ở việc tích cực nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức đào tạo, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phát triển đội ngũ giảng viên, Công tác quản lý đội ngũ giảng viên về số lượng tương ứng với việc quản lý bố trí nhân sự về cơ cấu chuyên môn cũng như trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên mà giám đốc trung tâm tiến hành xác định việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất.

Các trung tâm kết hợp giữa việc sử dụng số giảng viên cơ hữu của Trung tâm, với không ngừng phát triển đội ngũ giảng viên từ nhiều nguồn khác nhau như các đồng chí là lãnh đạo, các đồng chí có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác

Bên cạnh đó, Các trung tâm cũng lựa chọn mời các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và một số chuyên ngành liên quan đến chính trị ở các cơ quan đơn vị khác tham gia giảng dạy. Đồng thời, Các trung tâm tiếp tục phát triển thêm đội ngũ giảng viên kiêm chức về cả số lượng và chất lượng. Các giảng viên hiện có tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, kết hợp với việc tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực pháp luật, tài chính, chính trị và có khả năng sư phạm về Trung tâm giảng dạy.

Do chỉ tiêu định biên hàng năm không phù hợp với quy mô đào tạo nên giảng viên Các trung tâm phải dạy vượt giờ nhiều so với định mức. Do đó việc bố trí, sắp xếp giảng viên tập trung vào công tác học tập, nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do phải dạy nhiều giờ như vậy không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đến nghiên cứu khoa học của giảng viên, cũng như việc tham gia các hoạt động xã hội khác, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Trong phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học, đôi khi thời khoá biểu còn chồng chéo, bất hợp lý gây ra tình trạng có thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có giảng viên dạy liên tục mấy ngày liền, có thời điểm lại phải nghỉ quá dài ngày. Thực trạng trên phản ảnh những bất cập từ nhiều phía, có cả yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho công tác bố trí, sử dụng giảng viên, nhiều khi làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy - giáo dục của năm học.

Việc phân công, điều động giảng viên kiêm chức còn chưa mạnh dạn. Hơn nữa do yêu cầu của việc nâng cấp Trung tâm, nên một số giảng viên đi học cao học trong điều kiện Trung tâm đang thiếu giảng viên nên việc bố trí, sử dụng đội khi còn gặp khó khăn, lúng túng, thiếu khoa học.

Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giảng viên

Trong Các trung tâm giảng viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm, muốn trung tâm phát triển cán bộ quản lý phải quan tâm chăm lo cho đời sống giảng viên một cách thoả đáng.

Khảo sát tìm hiểu 95 cán bộ, giảng viên của Các trung tâm (kể cả giảng viên kiêm chức) về đánh giá thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhận được các ý kiến như sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên

Nội dung Mức độ CBQL G. viên Chung

SL % SL % SL % Việc thực hiện chế độ chính sách của Các trung tâm Tốt 2 5,0 3 4,0 5 5,3 Khá 7 35,0 28 37,3 35 36,8 T.Bình 11 55,0 43 57,3 54 56,8 Yếu 0 0 1 1,3 1 1,05

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Như vậy chỉ có 05 cán bộ giảng viên cho là thực hiện chế độ chính sách của Các trung tâm hiện nay là tốt (5,3%); 35 ý kiến cho là thực hiện khá (36,8%) ; Số ý kiến cho rằng Các trung tâm thực hiện chế độ chính sách đạt ở mức trung bình 54 ý kiến = 56,8% đây là số ý kiến tán thành đông nhất; đặc biệt có 01 ý kiến cho là việc thực hiện chính sách là yếu.

Thực tế cho thấy những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Các trung tâm thực hiện mọi chế độ, chính sách đối với mọi cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng, đảm bảo chi trả thường xuyên, đúng thời hạn, đúng chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp giảng viên, đảm bảo chế độ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các trung tâm đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện việc giảm giờ giảng cho những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh phú thọ (Trang 68 - 82)