Kế hoạch, đối tượng và cách thức tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học hệ thức lượng trong tam giác (Trang 85)

3.2.1. Thời gian, đối tượng thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm được tiến hành tại 4 trường:

1 - Trường THPT Marie Curie - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng. 2 - Trường THPT Vinschool Imperia - Q.Hồng Bàng - Tp. Hải Phòng. 3 - Trường THPT Cộng Hiền - H. Vĩnh Bảo - Tp. Hải Phòng.

4 - Trường THPT Đồ Sơn - Q. Đồ Sơn - Tp. Hải Phòng.

GV tham gia dạy thực nghiệm và các lớp tham gia dạy thực nghiệm, đối chứng cụ thể như sau:

1 - Tại trường THPT Marie Curie, GV dạy thực nghiệm là cô giáo Nguyễn Thị Thoan.

Lớp thực nghiệm: Lớp 10C1 gồm 40 HS; Lớp đối chứng: Lớp 10C2 gồm 41 HS

2 - Tại trường THPT Vinschool Imperia, GV dạy thực nghiệm là thầy giáo Bùi Quý Minh.

Lớp thực nghiệm: Lớp 10A2 gồm 27 HS; Lớp đối chứng: Lớp 10A3 gồm 22 HS

3 - Tại trường THPT Cộng Hiền, GV dạy thực nghiệm là cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh.

Lớp thực nghiệm: Lớp 10C6 gồm 41 HS; Lớp đối chứng: Lớp 10C7 gồm 42 HS

4 - Tại trường THPT Đồ Sơn, GV dạy thực nghiệm là thầy giáo Đặng Quốc Thái.

Lớp thực nghiệm: Lớp 10C4 gồm 42 HS; Lớp đối chứng: Lớp 10C8 gồm 48 HS

3.2.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã khảo sát đối tượng HS ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm tra tính tương đồng giữa đối tượng HS thực nghiệm và HS đối chứng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể cả về khả năng nhận thức cũng như vốn kiến thức, kỹ năng của hai nhóm đối tượng HS thực nghiệm và đối chứng.

Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm được tiến hành có hiệu quả, trước khi thực nghiệm khoảng một tháng, tác giả luận văn cùng với GV tham gia dạy thực nghiệm đã gặp gỡ trao đổi về mục đích của việc tổ chức dạy thực nghiệm cùng với một số vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm. Đồng thời chúng tôi phát các tài liệu có liên quan đến phần thực nghiệm (nội dung các biện pháp được xây dựng) cho GV đề nghị họ nghiên cứu, tìm hiểu kỹ yêu cầu, nội dung và cách thức dạy các bài thực nghiệm.

Các lớp thực nghiệm được GV giảng dạy theo các giáo án mà chúng tôi đã thống nhất xây dựng, các lớp đối chứng được giảng dạy theo các giáo án thông thường. Sau thời gian dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra. Từ kết quả thu được sau bài kiểm tra, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác, chúng tôi tiến hành so sánh với kết quả các bài kiểm tra ở các lớp đối chứng để đánh giá ban đầu về tính hiệu quả của các biện pháp.

Trong các tiết dạy thực nghiệm trên lớp chúng tôi đều mời thầy, cô là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, các đồng chí GV toán ở các trường sở tại đến dự giờ để góp ý, nhận xét, đánh giá một cách khách quan các giờ dạy. Sau mỗi giờ học, chúng tôi sinh hoạt tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm giờ dạy và đưa ra những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong các giờ học tiếp theo.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi thực nghiệm với nội dung 2 tiết đối với các bài dạy chuyên đề “Hệ thức lượng trong tam giác”

Trong đó, các biện pháp đã đề xuất được lồng ghép sử dụng ở những tình huống DH kiến thức mới và luyện tập vận dụng giải bài toán. Cuối cùng chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra với mục đích, nội dung đề kiểm tra và đáp án được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3.

3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá 3.4.1. Về mặt định lượng 3.4.1. Về mặt định lượng Số Lượng Phần trăm Điểm Lớp TN (150 HS) Lớp ĐC (153 HS) Lớp TN (150 HS) Lớp ĐC (153 HS) A ( Từ: 8,5 đến 10) 112 84 74,6% 54,9% B ( Từ: 7,0 đến 8,4) 38 69 25,4% 45,1% C ( Từ: 5,5 đến 6,9) 0 0 0 0 D ( Từ: 0,0 đến 5,4) 0 0 0 0

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

0 20 40 60 80 100 120

Điểm A Điểm B Điểm C Điểm D

TN ĐC

Sau khi tác động 3 biện pháp kết quả điểm kiểm tra được thể hiện qua biểu đồ 3.2 cho thấy:

- Số lượng điểm A (từ 8,5 điểm đến 10 điểm) của lớp thực nghiệm (74,6%) cao hơn lớp đối chứng (54,9%) là 19,7%.

- Số lượng điểm B (từ 7,0 điểm đến 8,4 điểm) của lớp thực nghiệm (25,4%) thấp hơn lớp đối chứng (45,1%) là 19,7%.

- Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng không có điểm C và D (từ 0,0 điểm đến 6,9 điểm).

Kết quả bài kiểm tra cho thấy HS các lớp TN đã có những tiến bộ rõ rệt về học tập so với HS các lớp ĐC. Những kết quả trên bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm đã đề xuất.

3.4.2. Về mặt định tính

Thông qua quan sát lớp trong các tiết học và trao đổi trực tiếp với HS cho thấy: Sự sôi nổi và tham gia bài học của lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, không khí hào hứng hơn. Đặc biệt, các kỹ năng xây dựng MHH Toán học ... đã có sự tiến bộ rõ rệt.

Các biện pháp sư phạm sử dụng trong DH hệ thức lượng trong tam giác vuông đã được GV và HS tiếp nhận tích cực: GV biết cách vận dụng cụ thể, HS giỏi lớp 10 hứng thú hơn với nội dung và cách thức HT thông qua việc luyện tập xây dựng MHH Toán học; GV đã bước đầu làm quen với PPDH tập trung vào phát triển NL HS.

Như vậy, thông qua số liệu được thu thập và xử lý bằng PP thống kê Toán học, PP quan sát, PP điều tra bằng phiếu hỏi, PP chuyên gia, đã cho thấy các biện pháp sư phạm đề xuất ở Chương 2 có tính khả thi và hiệu quả.

Tiểu kết Chương 3

Trong và sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và thông tin, xử lý, đánh giá định lượng và định tính cho thấy kết quả bước đầu: Các BP có thể thực hiện được trong thực tế DH “Hệ thức lượng trong tam giác” cho HS lớp 10 THPT. HS có sự tiến bộ nhất định cả về hứng thú học tập và nhất là thói quen, khả năng xây dựng MHH Toán học có sự tiến bộ rõ rệt. Các kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết khoa học chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với mong muốn xây dựng được một số biện pháp sư phạm để phát triển NL MHH Toán học cho học sinh lớp 10 THPT thông qua DH chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

1) Đã hệ thống một số vấn đề làm cơ sở nghiên cứu: MHH, MHH Toán học, NL, NL Toán học, NL MHH Toán học cần thiết cho phát triển cho HS THPT trong việc học bộ môn Toán.

2) Xây dựng và đề xuất được 3 biện pháp sư phạm phát triển NL MHH cho học sinh lớp 10 THPT thông qua DH chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”, cụ thể như sau:

Biện pháp 1. Hệ thống kiến thức của chủ đề: “Hệ thức lượng trong tam giác”.

Biện pháp 2. Xây dựng hệ thống các bài toán từ cơ bản đến nâng cao sử dụng mô hình hóa toán học.

Biện pháp 3. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát triển xây dựng tình huống thực tế từ bài toán có yếu tố thực tiễn thômg qua chủ đề: “Hệ thức lượng trong tam giác”.

3) Qua thực nghiệm sư phạm trong Chương 3 có thể thấy các biện pháp xây dựng ở Chương 2 đã góp phần phát triển NL MHH toán học cho học sinh lớp 10 THPT thông qua DH chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”.

Như vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và kết quả nghiên cứu là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 – NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Toán, thông tư 32. [3] Nguyễn Danh Nam (2015), Quy trình mô hình hóa trong dạy học Toán ở trường phổ thông. Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu Giáo dục,Vol. 31, số 3, tr 1 – 10.

[4] Nguyễn Danh Nam (2015), Quy trình mô hình hóa trong dạy học toán ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Nghiên cứu giáo dục, 31 (3), tr.01-10.

[5] Trần Cường, Nguyễn Thùy Duyên , Tìm hiểu lí thuyết giáo dục toán học gắn liền với thực tiễn và vận dụng xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học môn toán, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 165-169

[6] Nguyễn Danh Nam, Một số vấn đề về giáo dục toán học gắn liền với thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 15-21

[7] Nguyễn Thị Thu Hằng, “Phương pháp đánh giá tác động ”

[8] Nguyễn Thị Tân An (2012), “ự cần thiết của mô hình hóa trong dạy học toán, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, ISSN 1859-3100, 37 (71), trang 114-121.

[9] Nguyễn Thị Tân An (2013), Xây dựng các tình huống dạy học hỗ trợ quá trình toán học hóa, Tạp chí Khoa học ĐH sư phạm tp Hồ Chí Minh, ISSN 1859- 3100, 48 (82), trang 5-13.

[10] Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh THCS, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

[11] Phan Anh (2012), Góp phần phát triển năng lực toán học hóa để phát triển các năng lực hiểu biết định lượng của học sinh lớp 10, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

[12] Phạm Xuân Chung - Bùi Hải Vân , Tình huống học tập sử dụng trong đánh giá năng lực mô hình hóa toán học của học sinh THPT,Tạp chí Giáo dục, Số 457 (Kì 1 - 7/2019), tr 29-36

[13] Lâm Thùy Dương - Trần Việt Cường , Vận dụng mô hình hóa toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 127-129; 176

[14] Nguyễn Danh Nam (2016), Một số ý kiến về phát triển chương trình môn Toán phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 01, 25-29.

[15] Nguyễn Công Khanh (2015), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[16] Nguyễn Danh Nam (2016), Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.

[17] Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt.

[18] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lí học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.178.

[19] Nguyễn Công Khanh (2015), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP,tr.107.

[20] Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, tr.80.

[21] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lí học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.178.

[22] Nguyễn Bá Kim (2015), “Giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực”, Tạp chí toán học trong nhà trường, (số 1) tháng 7

[23] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lí học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.180.

[24] CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

[25] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lí học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.180.

[26] V.A.Shof, Mô hình và triết học, NXB Đại học Sư phạm.

[27] Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981). Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục. Hà Nội.

[28] Hoàng Chúng (1995), Phương pháp dạy học toán học ở trường phổ thông trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[29] Trần Luận (1996), Vận dụng tư tưởng sư phạm của Polya xây dựng nội dung và phương pháp dạy học trên cơ sở các hệ thống theo chủ đề nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chuyên toán cấp II, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[30] Trần Đình Châu (1996), Xây dựng hệ thống bài tập số học nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của năng lực toán học cho học sinh khá giỏi đầu cấp THCS, Luận án tiến sĩ, Viện KHGDVN.

[31] Đinh Văn Thư , Vận dụng quan điểm đánh giá của Pisa trong dạy học môn toán nhằm phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh THCS

[32] Lê Thị Mỹ Hà (chủ biên, 2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, PISA Việt Nam, Hà Nội, tr.14-15.

[33] OECD, Learning Mathematics for Life. A view perspective from PISA. 2009, tr.5

Phụ lục 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU PHỎNG VẤN GV

Xin các thầy (cô) cho biết ý kiến về các vấn đề sau:

Vấn đề 1. Nhận định về nội dung, thời lượng cho việc giảng dạy chủ đề

hệ thức lượng trong tam giác trong chương trình SGK môn Toán 10 THPT hiện hành.

Câu 1: Thầy (cô) nhận định như thế nào về việc sắp xếp chủ đề hệ thức lượng của tam giác trong chương II – toán 10 (so với phân phối chương trình tổng thể)

Chưa hợp lý Rất hợp lý

Câu 2: Thầy (cô) nhận định như thế nào về thời lượng DH chủ đề hệ thức lượng của tam giác trong chương II – toán 10?

Chưa hợp lý Rất hợp lý

Câu 3: Thầy (cô) nhận định như thế nào về nội dung DH chủ đề hệ thức lượng của tam giác trong chương II – toán 10?

Chưa hợp lý Rất hợp lý

Câu 4: Thầy (cô) nhận định như thế nào về mức độ quan trọng của chủ đề hệ thức lượng của tam giác trong chương trình THPT

Không quan trọng Rất quan trọng

Câu 5: Thầy (cô) nhận định như thế nào về mức độ liên kết giữa nội dung chủ đề hệ thức lượng của tam giác trong chương II – toán 10 với thực tế, liên môn như thế nào?

Chưa hợp lý Rất hợp lý

Vấn đề 2. Sắp xếp “độ khó” của một số kiến thức trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT đối với HS.

Câu 1: Thầy (cô) nhận định về mức độ khó khi dạy nội dung định lý sin trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT đối với HS.

Rất dễ Rất khó

Câu 2: Thầy (cô) nhận định về mức độ khó khi dạy nội dung định lý cos trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT đối với HS.

Rất dễ Rất khó

Câu 3: Thầy (cô) nhận định về mức độ khó khi dạy nội dung công thức đường trung tuyến trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT đối với HS.

Rất dễ Rất khó

Câu 4: Thầy (cô) nhận định về mức độ khó khi dạy nội dung công thức tính diện tích tam giác trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT đối với HS.

Rất dễ Rất khó

Câu 5: Thầy (cô) nhận định về mức độ khó khi dạy ứng dụng thực tế của chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT

Rất dễ Rất khó

Vấn đề 3. Sự cần thiết, vai trò của MHH trong DH chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” đối với việc DH ở THPT

Câu 1: Thầy (cô) nhận định về sự chủ động của HS khi học chủ đề này theo phương pháp truyền thống như thế nào?

Chưa chủ động Rất chủ động

Câu 2: Thầy (cô) nhận định về mức độ ghi nhớ của HS khi học chủ đề này theo phương pháp truyền thống như thế nào?

Chưa tốt Rất tốt

Câu 3: Thầy (cô) nhận định về khả năng sáng tạo của HS khi học chủ đề này theo phương pháp truyền thống như thế nào?

Câu 4: Thầy (cô) nhận định về năng lực sử dụng công cụ đo đạc của HS khi học chủ đề này theo phương pháp truyền thống như thế nào?

Chưa tốt Rất tốt

Câu 5: Thầy (cô) nhận định về khả năng giải quyết vấn đề thực tế của HS khi học chủ đề này theo phương pháp truyền thống như thế nào?

Chưa tốt Rất tốt

Vấn đề 4. Thực trạng sử dụng các MHH Toán học trong DH chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT

Câu 1: Thầy cô nhận định mức độ quan tâm của nhà trường về việc áp dụng MHH Toán học trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở THPT?

Không quan tâm Rất quan tâm

Câu 2: Thầy cô nhận định mức độ quan tâm của đồng nghiệp về việc áp dụng MHH Toán học trong chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học hệ thức lượng trong tam giác (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)