14 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 164-
2.2.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng và đề cao vai trò vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, luôn có những chính sách đúng đắn và phù hợp theo từng giai đoạn để xây dựng và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách ấy, ngoài việc đạt được những thành tựu nhất định, vẫn có những hạn chế, bất cập tồn tại song song với nó, làm những chính sách này chưa trở nên toàn vẹn. Đặc biệt là những hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc để cải thiện đời sống của các dân tộc thiểu số:
Một là chưa có chính sách chi tiết và rõ ràng cho từng vùng, từng đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể, những chính sách được đưa ra chưa rõ ràng, chưa tập trung vào phát triển lâu dài và bền vững, chưa phù hợp với đặc trưng riêng của từng vùng và từng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân là có rất nhiều chính sách đã được đề ra nhưng lại không phản ánh được điều kiện kinh tế - xã hội của vùng, những đặc điểm riêng của một số dân tộc thiểu số. Hơn nữa, mỗi bộ - ngành lại ban hành và xây dựng chính sách khác nhau, gây khó khăn trong quá trình triển khai và quản lý, thiếu sự đồng bộ và phối hợp giữa các bên, làm giảm hiệu quả của chính sách. Ví dụ, khi triển khai thực hiện, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào đời sống và sản xuất cho các dân tộc thiểu số, không thể áp dụng đồng bộ và thực thi ngay lập tức được do có khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa những đồng bào dân tộc thiểu số khác nhau ở những vùng khác nhau. Kết quả là bỏ lỡ cơ hội phát triển, không sử dụng hiệu quả được vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả của các chính sách. Qua đó, thấy rõ được mặt hạn chế là chưa phân vùng rõ ràng, chưa nhắm đến lâu dài, thiếu kết dính và đồng bộ trong việc thực thi.
Hai là nguồn lực ở những vùng sâu vùng xa khác nhau, có trình độ phát triển luôn chênh lệch, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực theo các chính sách đề ra.
Các chính sách dân tộc luôn có tiêu chí và mục tiêu rõ ràng để đảm bảo triển khai, nhưng khi tổ chức lại luôn thiếu nguồn lực để thực hiện. Cụ thể là nguồn nhân lực ở những vùng khác nhau có trình độ khác nhau, nhưng chủ yếu trình độ lao động còn yếu, ngân sách có hạn nên không cấp đủ vốn để thực thi và hoàn thành. Nguyên nhân chính cũng là do các chính sách chưa phản ánh rõ và cụ thể được đặc trưng riêng của từng vùng, từng dân tộc thiểu số khác nhau, phân bổ nguồn lực chưa phù hợp và kĩ càng. Do đó, khi thực hiện luôn bị đặt trong tình trạng dở dang, chưa hoàn thành và thiếu nguồn lực để đáp ứng. Ngoài ra, các chính sách dân tộc đặt mục tiêu còn cao, chưa bám sát vào thực tế, dẫn đến khi tổ chức thực hiện không theo kịp tiến độ, ngân sách không đáp ứng được kế hoạch triển khai. Thực tế, trình độ lao động của dân tộc địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa nước ta vẫn còn kém, với tỉ lệ chưa qua đào tạo hơn 86%, trong khi đó tỉ lệ này ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên là hơn 90% (2017) . Ở Thái Nguyên, các báo cáo cho thấy ngân sách được cấp để thực hiện các chương trình chính sách do Ủy ban Dân tộc triển khai chỉ đạt 35.8%, và trong đó đội ngũ cán bộ cấp xã là người dân tộc, là đội ngũ cán bộ thân cận với đồng bào dân tộc nhất, có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 5.87% . Do đó, vấn đề nguồn16 lực chính là một trong những hạn chế lớn nhất trong việc triển khai các chính sách dân tộc. Hậu quả, không đáp ứng được mục tiêu đề ra, làm giảm ý nghĩa và hiệu quả của các chính sách dân tộc.
Ba là hệ thống chính trị chưa vững, chưa tuyên truyền rộng rãi và có những biện pháp mạnh đề phòng những bất ổn an ninh trật tự và các thành phần chống phá nhà nước.
Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền chưa được phổ biến và hiệu quả, dẫn đến một số đồng bào dân tộc không có những nhận thức đúng đắn, có những kiến thức lệch lạc nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hoạt động chống phá nhà nước. Thêm vào đó, cán bộ xã, huyện chưa nắm bắt được tình hình đời sống của đồng bào dân tộc, không hiểu rõ tâm lý dẫn đến việc một số thành phần lợi dụng để kích động, vu khống. Hơn nữa, do tình hình kinh tế của các vùng và các đồng bào còn gặp khó 16Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Một số nội dung cần nghiên cứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới. - Thông tin, tuyên truyền - Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên (thainguyen.gov.vn)
khăn nên còn nắm bắt thông tin chậm, thông tin chưa xác thực. Điển hình như một số thành phần chống phá lợi dụng vấn đề tôn giáo và sự chậm rãi trong việc tiếp nhận và xác thực thông tin của đồng bào để lập ra những tôn giáo mới cho đồng bào dân tộc thiểu số như “Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Tin lành của người Mông” ở Tây Bắc, “Phật giáo của người Khmer” ở Tây Nam Bộ để tuyên truyền những tư tưởng sai trái, phản động, kích động đồng bào17
Nhìn chung, chính sách dân tộc ở nước ta còn thiếu liên kết và chặt chẽ, chưa cụ thể cho từng đặc trưng riêng của vùng, đặc biệt là từng dân tộc thiểu số. Hơn nữa, những chính sách được đề ra luôn đảm bảo triển khai tổ chức, tuy nhiên khi thực hiện lại thiếu nguồn lực và quản lý kém, không nắm bắt được tình hình đời sống và tâm lý của đồng bào. Do đó, làm giảm đi hiệu quả và ý nghĩa của các chính sách, phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến dễ bị lợi dụng cho những mục đích chống phá. Nhưng sau cùng, do những hạn chế này, đồng bào dân tộc ta luôn phải là nhóm chịu nhiều thiệt thòi nhất, luôn đối mặt với đời sống khó khăn và tình hình kinh tế bất ổn, bỏ lỡ nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển.