Những thành tựu về việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với vấn đề dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

14 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 164-

2.2.1. Những thành tựu về việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay

Trong suốt quá trình 35 năm đổi mới và phát triển, nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cũng như sự nỗ lực của đồng bào dân tộc, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc thực hiện chính sách dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Cụ thể mức tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) các tỉnh vùng Tây Bắc tăng 7,53%, khu vực các tỉnh Tây Nguyên tăng 7,87% và các tỉnh vùng Tây Nam bộ tăng tăng 8,69% (căn cứ theo số liệu năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, khó khăn bình quân trong 4 năm gần đây giảm 5,65%/năm, vượt mức chỉ tiêu quốc hội giao là 4%/năm.

Thứ hai, nhà nước ta đã thực hiện xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng thiết yếu, như các trường học, lớp học, trạm y tế, trạm xá, trung tâm văn hóa được xây dựng đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều tuyến đường kết nối, cầu cống và hầm vượt đã phá bỏ rào cản địa lý, phục vụ giao thương, Bên cạnh cạnh đó nhà nước còn cho xây dựng các trạm liên lạc, hệ thống điện, nước sinh hoạt để đời sống của các khu vực nghèo, lạc hậu được nâng cao.

Tính đến năm 2019, có 98,4% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 99.26% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia và hơn 90% số xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% số xã có hạ tầng viễn thông; 100% số xã có trường lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% số xã có trạm y tế - theo báo VietnamPlus.

Về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương khó khăn, mù chữ có nhiều tiến bộ, đạt thành tựu to lớn. Đến nay, nhà nước cơ bản đã xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở; một số dân tộc thiểu số cũng được phát triển giáo dục, dân trí và chất lượng nguồn nhân lực qua các loại hình trường nội

trú, bán trú. Tức là phụ huynh có thể an tâm làm việc và giao lại con em mình cho nhà trường quản lý.

Về y tế, nhà nước đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng và chất lượng dân số; đồng bào nghèo ai cũng được khám chữa bệnh miễn phí và hưởng các chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.

Về pháp luật, công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật trong các vùng dân tộc thiểu số và miền núi có chuyển biến tốt, dịch vụ trợ giúp pháp lý cũng đang tiếp cận được người dân. Bình đẳng giới cũng từng bước được tạo lập, vai trò của người phụ nữ ngày càng nâng cao trong gia đình và xã hội.

Thứ ba, về đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc thiểu số có nhiều nét khởi sắc.

Nhà nước ta cũng tích cực trong việc hỗ trợ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc: khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc; hình thành và hoạt động hiệu quả các Làng văn hóa dân tộc Việt Nam; tổ chức trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc Việt…

Thứ tư, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta có tác dụng cổ vũ, khích lệ tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới.

Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra khối sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định tình hình an ninh - chính trị của đất nước. Chính sách đối đãi tốt với người dân, cứng rắn với những phần tử phản động, chống phá đất nước và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hiện nay nhân dân ta, không phân biệt dân tộc thiểu số, miền núi, các hộ nghèo đói hay ấm no, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng hay giới tính đều được bình đẳng về chính trị, pháp luật và mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Nhà nước rát quan tâm đến nền kinh tế không chỉ ở các vùng đông dân cư mà còn đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho đồng bào

vùng sâu vùng xa. Đặc biệt trong giai đoạn COVID 19 khó khăn như hiện nay, tinh thần của toàn khối đại đoàn kết dân tộc càng được nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với vấn đề dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)