Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tô >c Viê >t Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với vấn đề dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 38)

14 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 164-

2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tô >c Viê >t Nam

Qua từng thời kỳ Cách Mạng và giai đoạn đổi mới - phát triển, Đảng và nhà nước luôn giữ vững lập trường quan điểm về chính sách dân tộc là bình đẳng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau để hướng đến mục tiêu chung là phát triển toàn diện và xây dựng chủ nghĩa xã hội Ngoài những thành tựu đạt được trong việc triển khai tổ chức,. những hạn chế luôn xuất hiện như một phần tất yếu và là điểm yếu của chính sách dân tộc ta. Nhưng để chính sách dân tộc luôn có ý nghĩa và hiệu quả, các biện pháp phù hợp ứng với từng hạn chế luôn được đề xuất kịp thời để giải quyết:

Một là tính toán kỹ lưỡng, xây dựng lại các chính sách dân tộc phù hợp với đời sống và tình hình kinh tế đặc trưng của từng vùng miền, từng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, nắm bắt tâm lý và khả năng nhận thức của đồng bào để thực thi một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị

17Nhận diện thủ đoạn lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để chống phá chế độ - Báo Công an Nhân dân

điện tử (cand.com.vn)

trường của xã hội. Đề cao mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, có lộ trình cụ thể và rõ ràng, kịp thời đổi mới và phát triển. Sau cùng, đảm bảo đời sống ấm no cho đồng bào dân tộc về cả vật chất và tinh thần, phát triển kinh tế xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với bạn bè quốc tế.

Hai là đặt mục tiêu phù hợp với khả năng và nguồn lực sẵn có, có kế hoạch đầu tư hợp lý tránh lãng phí tài nguyên.

Cần có kế hoạch tổ chức cụ thể và rõ ràng về đầu tư bền vững và lâu dài đội ngũ cán bộ là người dân tộc, cơ sở vật chất phù hợp với từng khu vực. Huy động đầu tư từ nhiều nguồn để tập trung đáp ứng các mức vốn đã được đề ra và các chương trình đang trong quá trình thực hiện. Có chiến lược xây dựng cộng đồng gồm các đồng bào dân tộc thiểu số, phân bổ và đào tạo chất lượng cao cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số để gây dựng lòng tin của đồng bào, liên kết chặt chẽ với Đảng và nhà nước. Thực tế cho thấy, vùng nào đầu tư một đội ngũ cán bộ là người dân tộc chất lượng sẽ xây dựng một hệ thống an ninh chính trị rất mạnh . Do đó, yếu tố con người luôn là18 một phần quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng và thực thi các chính sách dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Vì vậy, nên quan tâm và chú trọng vào yếu tố con người trước khi tiến hành triển khai thực hiện các chính sách.

Ba là tổ chức các chương trình tuyên truyền phù hợp và rộng khắp, đào tạo đội ngũ cán bộ thân cận với đồng bào để nắm bắt tâm lý và nhận thức của đồng bào, đưa ra các chiến lược phù hợp để tiếp cận.

Xây dựng nền tảng kiến thức vững vàng về các vấn đề lịch sử, tôn giáo, luật pháp và nhân quyền, luôn động viên khuyến khích đồng bào góp ý xây dựng phát triển, đặt câu hỏi về những khúc mắc và vấn đề trong các chính sách. Tổ chức giải đáp và làm rõ những khúc mắc một cách dễ hiểu, tránh gây hoang mang bằng cách nắm bắt kiến thức và tâm lý của đồng bào. Cập nhập thông tin đầy đủ và nhanh chóng, nâng cao nhận thức của đồng bào trước các thế lực thù địch, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc.

18Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Một số nội dung cần nghiêncứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới. - Thông tin, tuyên truyền - Ban dân tộc

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với vấn đề dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 38)