18 Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc Một số nội dung cần nghiên cứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới Thông tin, tuyên truyền Ban dân tộc
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu toàn bài đã chỉ ra rõ quyền lợi bình đẳng và tính khách quan về quan điểm dân tộc, sự phát triển quan hệ của các dân tộc, quan điểm và chính sách nhà nước ta luôn đưa ra cấp thiết để đảm bảo tính bình ổn và phát triển đó. Đầu tiên dựa trên quan điểm các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đáp ứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc trưng nổi bật ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện. Trải qua lịch sử chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai tiền đồ. Tuy vậy, chúng ta vẫn có một số hạn chế cần khắc phục bên cạnh những mặt tiêu cực trong quan hệ dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ của nước ta. Do đó ta cần phải phát huy truyền thống đoàn kết, xóa bỏ thành kiến, nghi kỵ dân tộc và kiên quyết đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc của kẻ thù là nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
hiện nay. Dựa trên quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Cảnh, T. Q. (2020). Học viện Dân tộc. Quan Điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và sự vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, 31-35.
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.623- 624, 624.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Giang, P. V. (2021). Học viện Chính trị Khu vực III. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ., Tin tức - Sự kiện. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.136. Khuê, L. M. (2021, 06 13). Từ điển Pháp luật. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về vấn đề dân tộc và nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc.
Nguyễn, Đ. (2019). Chống diễn biến hòa bình. Nhận diện thủ đoạn lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để chống phá chế độ.
Nguyễn, Q. (2017). Trang thông tin điện tử Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Chính sách dân tộc tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức cần vượt qua.
Nguyễn, T. T. (2021). Tạp chí Cộng sản. Chính sách dân tộc của Việt Nam qua 35 năm đổi mới.
Nông, V. (2017). Thông tin tuyên truyền ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Một số nội
dung cần nghiên cứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Philippe Devillers (2003), Paris - Saigon - Hanoi, Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB: Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.55
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. (1986). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB: Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.45
Trần, B. T., & Hà, T. (2021). Quản lý nhà nước. Những bất cập trong chính sách dân tộc thời gian qua và hướng khắc phục.
V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.198, 198-199, 198- 199, 203.
V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.167, 319
VI.Lênin: Toàn tập, t.30, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981, tr.146
V.I.Lênin: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.393-394
V.I.Lênin: Toàn tập, t.17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.227.
V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.167, 319. Vy, X. (2008). Trang tin điện tử Ủy ban dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhân kỷ niệm 60 năm ngày Nhân quyền thế giới - ngày 10/12).