2.1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc:
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng, giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau
tiến lên chủ nghĩa xã hội” . Dựa theo những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,13 Đảng đã đề ra những chủ trương, chính sách dân tộc với nội dung cơ bản là : "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển"
Ngay từ trước đổi mới, tại Đại hội IV - Đại hội đầu tiên khi đất nước thống nhất sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc với sự huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp hết sức to lớn cho cách mạng và kháng chiến, Đảng ta đã khẳng định "việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam". Tiếp đó, Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh việc "phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và cùng làm chủ tập thể".
Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề dân tộc và coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như tiềm năng dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI của Đảng - Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước - đã đặt ra nhiều vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc và đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội miền núi. Đại hội khẳng định, “chính sách dân tộc luôn luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội”. Đồng thời, Đại hội nhấn mạnh rằng, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Qua đó thấy được rằng vấn đề dân tộc ở nước ta cùng với các vấn đề đoàn kết dân tộc và công tác dân tộc càng ngày được Đảng xác định, bổ sung và khẳng định một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Điều đó được thể hiện qua từng văn kiện của Đại hội Đảng và Nhà nước, nhằm định hướng công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành chủ trương thực hiện nghiêm và đúng đắn công tác và các chính sách dân tộc. Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược". Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định lại và phát triển thêm: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc
13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr. 372
luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đã ra Nghị quyết riêng về Công tác dân tộc, trong đó nhấn mạnh: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam". Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng một lần nữa khẳng định vai trò chiến lược của vấn đề dân tộc : "Đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"14
Tựu trung lại, quan điểm cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc được thể hiện ở các nội dung sau:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất