14 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 164-
2.1.2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước
Từ chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc, xác định rõ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gắn với những vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất theo hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng vùng, tiểu vùng, dân tộc; gắn phát triển kinh tế - xã hội với giải quyết vấn đề dân tộc và quốc phòng - an ninh. Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn các chương trình của Nhà nước tập trung vào hỗ trợ sinh kế và tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo.Trong giai đoạn 2011-2018, có 205 chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành. Tính riêng giai đoạn 2016 - 2018, theo Báo cáo số 426/BC-CP, ngày 4-10-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 41 chương trình, chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và 36 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nội dung các chính sách tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo; phát triển sản xuất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển giáo dục - đào tạo, văn hóa, như: Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số di cư tự phát; phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người; phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số; tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Có thể thấy, hiện nay hệ thống chính sách dân tộc hiện 15Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 33-34
nay khá đầy đủ, nhiều thay đổi, được đổi mới từ tư duy, định hướng cho đến cơ chế thực hiện để phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước cũng như của từng khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Chính sách đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Từ những điều trên, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:
- Về chính trị, thực hiện đúng nguyên tắc : các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Ưu tiên về nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc; thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti dân tộc.
+ Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng sát cánh cùng nhau dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết đó được gìn giữ và phát triển trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất.
+ Hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn đang tồn tại tình trạng phát triển không đồng đều. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Về kinh tế, chủ trương tập trung xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết nhanh và kịp thời các trở ngại như thiếu lương thực, thiếu nước sạch, nhà ở tạm bợ, thiếu tư liệu sản xuất…; phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc, phát huy tiềm năng phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách về chênh lệch kinh tế giữa các vùng, các dân tộc; khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh, tiềm năng của địa phương để làm giàu và tích cực góp phần vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Về văn hóa : kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường, thể chế văn hóa phù hợp với điều kiện từng vùng; mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực trên thế giới nhưng vẫn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, "hòa nhập nhưng không hòa tan"; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng, văn hóa ngày nay
- Về xã hội : thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội ở từng vùng, từng địa phương.
+ Ưu tiên hàng đầu là phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào các vùng dân tộc. Đến nay, cơ bản đã phổ cập bậc giáo dục tiểu học, xóa mù chữ; phát triển loại hình trường nội trú, bán trú, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực
+ Chăm sóc sức khỏe vùng dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng dân số; đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định; phát triển mạng lưới y tế ở từng địa phương
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và miền núi có chuyển biến tốt, dịch vụ trợ giúp pháp lý đang tiếp cận tới từng địa phương; các công tác vận động nhân dân nhằm phát huy vai trò người có uy tín chính trị trong cộng đồng được chú trọng
- Về an ninh - quốc phòng:
+ Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho tất cả các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng từng địa bàn, tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong từng địa phương.
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch hướng đến lôi kéo, lợi dụng, kích động, giúp đồng bào có khả năng nhận biết được những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đảm bảo an ninh chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Nắm bắt tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phát hiện, đi trước đón đầu và kịp thời xử lý những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia. Khi phát hiện cần giải quyết kịp thời, triệt để đồng thời phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Tựu trung lại, đối với vấn đề dân tộc hiện nay, chúng ta quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc mang tính toàn diện, bao trùm tất cả lĩnh vực xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nền kinh tế và kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt nhất là về phát triển kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc được quan tâm; an ninh quốc phòng được giữ vững. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang đầy tính cách mạng, tiến bộ và mang đậm dấu ấn nhân văn sâu sắc. Hệ thống chính sách dân tộc của ta không bỏ sót bất kỳ dân tộc nào, nghiêm cấm mọi tư tưởng, hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, phát huy tinh thần và sức mạnh đoàn kết của các dân tộc anh em trong cả nước.