- Thế giới
Năm 2003, A.Micheal Borkan cùng cộng sự nghiên cứu trên 475 người bệnh có bệnh động mạch vành được can thiệp sau 12 tháng, sử dụng bộ câu hỏi SAQ, với đề tài: “so sánh sự phục hồi tình trạng sức khỏe của người bệnh can thiệp mạch vành qua da và người bệnh bắc cầu nối chủ vành” đã đưa ra kết luận: Sau 12 tháng
18
cả hai nhóm người bệnh đều có sự cải thiện tình trạng sức khỏe nhưng nhóm mổ làm cầu nối chủ vành cải thiện tốt hơn nhóm can thiệp động mạch vành qua da [15]. Zefeng Zhang và cộng sự (2003), với nghiên cứu “tình trạng sức khỏe sau đặt stent-can thiệp mạch vành qua da”. Nghiên cứu gồm 500 người bệnh sau khi đặt stent được 6 – 12 tháng. Kết quả là tình trạng đau thắt ngực thường xuyên, giới hạn về thể chất và chất lượng cuộc sống đều được cải thiện ở cả nhóm sau đặt stent 6 và 12 tháng. Điểm số trung bình ở nhóm sau đặt stent 6 tháng từ 13,6 tăng lên 34,7 điểm. Điểm số trung bình ở nhóm sau đặt stent 12 tháng tăng từ 14,3 lên 38,2 điểm[49].
Năm 2005, Josep Kim và cộng sự nghiên cứu 1810 người bệnh nhồi máu cơ tim không ST/ đau thắt ngực không ổn định trong 1 năm với đề tài: “So sánh tình trạng sức khỏe sau can thiệp sớm và chiến lược điều trị duy trì trên người bệnh nhồi máu cơ tim không ST/ đau thắt ngực không ổn định”, đã kết luận: Sau một năm nhóm can thiệp sớm tình trạng sức khỏe và CLCS cải thiên tốt hơn nhóm điều trị duy trì [31]
Năm 2007, Man Sin Wong và cộng sự nghiên cứu trên 65 người bệnh được can thiệp động mạch vành sau 1 tháng và 3 tháng với đề tài: “Theo dõi dọc sự thay đổi CLCS sau can thiệp mạch vành qua da” bằng việc sử dụng 2 bộ câu hỏi SF-36 đã chỉ ra can thiệp động mạch vành làm cải thiện CLCS của người bệnh có bệnh mạch vành [47].
Năm 2008, William S. Weintraub cùng cộng sự khi nghiên cứu trên 2287 Người bệnh đau thắt ngực ổn định trong vòng 3 năm với đề tài: “Hiệu quả can thiệp qua da trên người bệnh đau thắt ngực ổn định”, bằng phương pháp so sánh CLCS của nhóm can thiệp động mạch vành qua da và dùng thuốc với nhóm chỉ dùng thuốc, đã đưa ra kết luận: Thời gian đầu can thiệp động mạch vành qua da cải thiên CLCS tốt hơn nhóm chỉ dùng thuốc tối ưu nhưng sau 36 tháng không còn sự khác biệt giữa hai nhóm [46].
Durmaz T và cộng sự đã nghiên cứu “những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của ngươi bệnh bị mạch vành ”. Đây là nghiên cứu mô tả, có 85
19
người bệnh tuổi từ 38-72 tuổi. Kết quả cho thấy: những người bệnh có những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày dẫn tới bị suy tim thì chất lượng cuộc sống giảm. Những người bệnh được can thiệp mạch vành hay phẫu thuật đều có điểm số chất lượng cuộc sống tương tự như những người bệnh chưa được can thiệp. Những người bệnh có kinh tế và được hưởng các chế độ xã hội tốt hơn thì chất lượng cuộc sống tốt hơn. Và được thể hiện qua những con số như sau: điểm số trung bình về chất lượng cuộc sống 16± 0,94, điểm số trung bình của chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực sức khỏe và tình trạng hiện tại 15,3± 0,93, về lĩnh vực xã hội kinh tế 14,3 ± 0,32, về lĩnh vực tâm lý 17,5 ± 1,34[40]
Alexandre S de Qusdros và cộng sự (2011) với đề tài “chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe sau can thiệp mạch vành qua da ở người bệnh đau thắt ngực”. Nhà nghiên cứu đã theo dõi 110 người bệnh sau khi can thiệp mạch vành qua da trong 1 năm và sử dụng bộ SAQ để đánh giá chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả là tình trạng đau ngực đã được cải thiện 68 % và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống gồm bệnh đái tháo đường chiếm 29%, bệnh tăng huyết áp 82%, Nhồi máu cơ tim trước đó 32%, can thiệp mạch vành qua da trước đó 29%.[14]
Natasa K Ranic và cộng sự (2012), với nghiên cứu: chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Nghiên cứu này đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nhồi máu cơ tim cấp sau 1 tháng, cỡ mẫu 160 ,kết quả: điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh nhồi máu cơ tim cấp sau 1 tháng can thiệp mạch vành đã cải thiện hơn nhóm người bệnh điều trị bằng phương pháp dùng thuốc tan huyết khối (68,69 ±9,67 > 52,31± 7,87 với p< 0,001)[35]
Zabra Tahers kharame và cộng sự (2014) và đề tài: chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực. Gồm 200 người bệnh, tác giả sử dụng bộ SAQ để mô tả tầm quan trọng, mối liên quan với chất lượng cuộc sống. Kết quả, mức độ đau thắt ngực 38,92±24,02. Và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi giới, tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, số lần nhập viện và mức độ đau thắt ngưc[48]
20
Maria G Tokousi và cộng sự (2016) và nghiên cứu: chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe của người bệnh mạch vành. Đây là nghiên cứu tổng hợp từ các nghiên cứu gồm 34 nghiên cứu dọc có 15992 người bệnh. Sau khi tổng hơp tác giả cho thấy rằng có 8027 người bệnh đã can thiệp mạch vành qua da, 1617 trường hợp dùng thuốc, 6348 đã làm phẫu thuật. Cả nhóm đã can thiệp mạch vành qua da và nhóm phẫu thuật đều có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm dùng thuốc điều trị bảo tồn [33].
- Việt Nam
Phạm Thị Tuyết Nhung (2014) với đề tài: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau can thiệp mạch vành qua da sử dụng bộ SAQ. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim Mạch Quốc Gia- Bệnh viện Bạch Mai. Đây là nghiên cứu dọc. Kết quả là sau 1 tháng điểm số SAQ của 5 lĩnh vực đều tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với trước khi can thiệp mạch vành qua da. Và tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trước can thiệp mạch vành qua da bao gồm kinh tế, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử can thiệp mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim. Nhưng tác giả chưa mô tả cụ thể chất lượng cuộc sống của người bệnh mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da cũng như chưa đề cấp đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da [3].
Tại tỉnh Khánh hòa, kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh mạch vành và hội chứng mạch vành cấp nhưng chưa có nghiên cứu đánh chất lượng cuộc sống trên người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da
21