- Thế giới
Theo CDC tại Mỹ có khoảng 610.000 người chết và cứ mỗi giây có 4 người chết do bệnh tim mạch mỗi năm. Trong đó mạch vành cấp là bệnh phổ biến nhất và có số người tử vong cao với trên 370.000 người hàng năm[18]. Hàng năm có khoảng 735000 người bị nhồi máu cơ tim, trong đó 525000 mới mắc bệnh[34]. Từ năm 1999 đến 2008, tỉ lệ bệnh nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định tăng từ 51,5% lên 73%[13] trong tổng số bệnh mạch vành nói chung và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong[28]
Năm 2004, nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ, châu Âu và thế giới, số người tử vong do hội chứng mạch vành cấp chiếm 35% và số người tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm 83% tổng số chết ở tuổi trên 65 tuổi tại Mỹ. Tổ chức y tế thế giới tiên đoán rằng tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành sẽ tăng 120% ở giới nữ và 137% ở giới nam trong 20 năm tới. Tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng nhanh ở lứa tuổi trên 75 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh hội chứng mạch vành cấp tại Mỹ chiếm 6% trong số 6% này thì người mắc bệnh nhồi máu cơ tim chiếm 60%. Đến 2010 thi có 1,41 triệu người phải nhập viện do hội chứng mạch vành cấp[29]
Năm 2009 tại new Zealand tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành cấp chiếm hơn một nửa số người tử vong ở nước này và thổi nhĩ kỳ bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong. [17]
Tại Châu Âu, theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có đến 600.000 người bệnh tử vong do bệnh mạch vành và ước tính tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành cấp trong dân số từ 3,5% đến 4,1%. Còn ở một số nước Châu Á như Trung Quốc là 8,6%, Ấn Độ là 12,5% và các nước Châu Á khác là 8,3%[7]. Ở các quốc gia đang phát triển thì dự tính bệnh mạch vành sẽ tăng 29% ở nữ và 48% ở nam trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2020[6]
14
Tại Việt Nam, bệnh mạch vành đang trở thành một gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng ở nước ta.Trong các năm 1994, 1995, 1996 tỉ lệ này lần lượt là 3,4%, 5% và 6%; đến năm 2003 tỉ lệ này là 11,2%, năm 2005 là 18,8%, năm 2007 lên đến 24. Thống kê của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vào năm 2000 có khoảng 3.222 người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp[5]. Và phương pháp điều trị can thiệp mạch vành qua da cho nhóm đối tượng này đã được sử dụng từ năm 1996, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế và được áp dụng rộng rãi, tại tỉnh khánh hòa năm 2009-2014 có 1.366 ca được thưc hiện can thiệp mạch vành qua da thành công[8]
Đã có dự báo đến năm 2017 sẽ có trên 20 % dân số mắc bệnh, tức là cứ 5 người sẽ có một người bị tim mạch, trong đó số người bệnh Nhồi máu cơ tim ngày càng tăng nhanh chóng (hội tim mạch tp Hồ chí Minh, 2013)