Tỷ lệ thiếu hoạt độ enzymeG6PD theo từng nhóm dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá định lượng thiếu enzyme glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD) trên hồng cầu bằng bộ cảm biến carestar G6PD ở cộng đồng dân sống tại vùng sốt rét lưu hành huyện kroong năng, đắk lắk (Trang 58 - 66)

4. Bố cục của luận văn

3.3.2. Tỷ lệ thiếu hoạt độ enzymeG6PD theo từng nhóm dân tộc

Bảng 3.5. Tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD theo từng dân tộc

TT Dân tộc Tổng số

(n, %)

Thiếu hoạt độ enzyme G6PD

Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Tày 248 (8,4%) 25 10,1 2 Nùng 48 (1,6%) 4 8,3 3 Mƣờng 521 (17,7%) 41 7,9 4 Sách 65 (2,2%) 4 6,2 5 Thái 51 (1,7%) 2 3,9 6 Kinh 1255 (42,7%) 39 3,1 7 H’Mông 141 (4,8%) 1 0,7

TT Dân tộc Tổng số (n, %)

Thiếu hoạt độ enzyme G6PD

Số lƣợng Tỷ lệ (%) 8 Ê Đê 602 (20,5%) 3 0,5 9 Sán Chay 1 (0,0%) 0 0 10 Thổ 1 (0,0%) 0 0 11 Cao Lan 2 (0,1%) 0 0 12 Xơ Đăng 4 (0,1%) 0 0 13 Dao 2 (0,1%) 1 50 Tổng số 2941 120 4,1%

Hình 3.3. Phân bố tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD trên từng nhóm dân tộc

Dựa trên các số liệu phân tích trên từng nhóm dân tộc khác nhau về tỷ lệ thiếu hoạt động enzyme G6PD, trong đó tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme ở nhóm dân tộc Tày là 10,1% (25/248), dân tộc Nùng 8,3% (4/48), dân tộc Mƣờng 7,9% (41/521), dân tộc Sách 6,2% (4/65), dân tộc Thái 3,9% (2/65), dân tộc Kinh 3,1% (39/1255), dân tộc H’Mông 0,7% (1/141), dân tộc Ê Đê 0,5% (3/602), dân tộc Sán Chay, Thổ, Cao Lan, Xơ Đăng với số ngƣời tham gia vào nghiên cứu và đang sinh sống tại đây rất thấp, xét nghiệm không có trƣờng hợp nào thiếu hoạt độ enzyme G6PD, riêng dân tộc Dao là 50% (1/2).

Tỷ lệ thiếu hoạt độ G6PD giữa các dân tộc đang sống tại địa điểm nghiên cứu có sự khác nhau, tuy nhiên số mẫu nghiên cứu trên từng nhóm dân tộc không đồng nhất, tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD cao nhất ở nhóm ngƣời thuộc dân tộc Tày với 10,1%, tiếp theo là dân tộc Nùng (8,3%) và Mƣờng (7,9%). Số liệu này tƣơng tự nghiên cứu của Đoàn Thị Yến Nhi và cộng sự (2019) cũng chỉ ra có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD giữa các nhóm dân tộc khác nhau (p < 0,001), trong đó thiếu G6PD theo giới nam - nữ ở các nhóm dân tộc cũng thay đổi với dân tộc Kinh, tỷ lệ thiếu G6PD ở nam là 8,3%, trong khi đó ở nữ chỉ là 0%, tƣơng tự ở dân tộc H'Mông lần lƣợt thiếu G6PD theo giới nam và nữ lần lƣợt là 3,6% và 1,2%, Ê Đê là 7,7% và 0%; Gia Rai là 2,5% và 1%; Raglai là 1,4% và 1%; Tày là 5,9% và 0%; Nùng là 0% ở cả hai giới hay chƣa phát hiện ca nào thiếu enzyme G6PD.

So sánh với nghiên cứu của Châu Khánh Hùng và cộng sự (2018) khi phân tích thiếu enzyme G6PD theo từng nhóm dân tộc cho thấy tỷ lệ thiếu enzyme G6PD lần lƣợt từ cao xuống thấp là ở dân tộc Thái là 20% (1/5), Tày 118,8% (3/26), M'Nông 10,4% (13/125), Kinh 6,9% (4/58), Gia Rai 3,3% (7/210); các dân tộc khác nhƣ dân tộc Dao, Hoa, Mƣờng, Nùng, Khơ Me chƣa thấy trƣờng hợp nào thiếu enzyme G6PD. Điều này có thể trong nghiên cứu này với cỡ mẫu điều tra dù lớn tính trên tổng thể, nhƣng tính theo mỗi nhóm dân tộc riêng rẽ thì cỡ mẫu quá nhỏ chƣa đủ để phát hiện ra thiếu enzyme G6PD đánh giá đầy đủ.

Để đánh giá chi tiết hơn xem liệu có sự khác biệt về thiếu enzyme G6PD giữa các nhóm dân tộc di cƣ từ các tỉnh phía Bắc vào khu vực Tây Nguyên với các nhóm dân tộc bản địa tại chỗ và dân tộc phía Nam. Nghiên cứu này đã gộp các trƣờng hợp thiếu enzyme G6PD ở các dân tộc Dao, Mƣờng, Tày, Nùng, Thái thành một nhóm và các dân tộc Gia Rai, M'Nông, Hoa, Khơ Me thành một nhóm. Kết quả cho thấy, các nhóm dân tộc phía Bắc có hoạt độ enzyme giảm hay tỷ lệ thiếu enzyme G6PD là 12,1%, trong khi đó các nhóm dân tộc bản địa

tại chỗ và dân tộc phía Nam có tỷ lệ thiếu enzyme G6PD chỉ là 5,9%, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,041). Trong kết quả phân tích thiếu enzyme G6PD theo giới tính cho thấy ở nam có 12/204 (5,9%) và nữ có 16/228 (7,0%) thiếu enzyme G6PD và sự khác biệt này chƣa có ý nghĩa thống kê (p = 0,632).

Dữ liệu nghiên cứu của Bouma tại Pakistan (1995) thấy tỷ lệ thiếu enzyme G6PD cũng khác nhau ở các dân tộc, tỷ lệ thiếu ở nhóm dân tộc Pathan là 15,8%, dân tộc Uzbak là 9,1%, dân tộc Tajik là 2,9% và dân tộc Tukoman là 2,1%. Đồng thời, theo Emest Beutler, trên thế giới có khoảng 400 triệu ngƣời thiếu G6PD, bệnh gặp ở tất cả các dân tộc. Tần suất thiếu hụt G6PD khác nhau tùy thuộc vào dân tộc, chủng tộc và vùng địa lý, nhƣng cao nhất là Địa Trung Hải, Châu Phi và Nam Á, ít gặp hơn ở Bắc Âu.

Các nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh tại Gia Lai cho thấy tỷ lệ thiếu enzyme G6PD của dân tộc Bana là 1,7%, Gia Rai là 3,5%, dân tộc Stiêng tại Bình Phƣớc là 3,5% cũng gần tƣơng tự nhƣ nghiên cứu này. Nghiên cứu của Đoàn Hạnh Nhân tại một số tỉnh phía Bắc cho tỷ lệ thiếu enzyme G6PD của dân tộc Mƣờng là 24%, Thái 19,2% tƣơng đƣơng so với dữ liệu nghiên cứu này, có lẽ do cỡ mẫu phân tích cộng đồng còn nhỏ, chƣa đủ phát hiện tỷ lệ thiếu cao hơn. Nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh trên nhóm dân tộc Tày là 14,6%, Dao (9,7%), Nùng (7,8%), Vân Kiều (8,8%), Stiêng (3,5%), Raglai (3,1%), Cơ Ho (2,5%), Gia Rai (2,3%), Kinh (1,8%), Bana (1,7%), M’Nông (1,3%). Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu enzyme G6PD ở nhóm H’Mông cao hơn rõ rệt so với nhóm H’Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) đã điều tra trƣớc đây [11],[14],[15]. Nhóm dân tộc H'Mông này sống tại xã Đăk Ngo và Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đăk Nông), đây là vùng SRLH nặng và ngƣời dân mới vào thƣờng mắc sốt rét khá nặng. Điểm đặc biệt là các nhóm dân tộc phía Bắc di cƣ vào nhƣ Tày, Mƣờng, Nùng, Dao có tỷ lệ thiếu G6PD khá cao, do hiện tƣợng di dân từ Bắc vào Nam sau năm 1975 đã làm cho sự pha trộn trong quần thể ngày càng phức tạp. Do vậy, thiếu G6PD trong giai đoạn này có phần nào tăng lên.

Điểm hạn chế trong nghiên cứu này là nhóm nghiên cứu chƣa điều tra mẹ của các đối tƣợng đƣợc phát hiện thiếu enzyme G6PD thuộc dân tộc gì, có nhiều khả năng mẹ là ngƣời dân tộc Tày, Nùng, Dao hoặc ngƣời đồng bào bản địa nhƣng bố lại là dân tộc Kinh, chính vì vậy tỷ lệ thiếu enzyme G6PD ở nhóm dân tộc Kinh tại các vùng này cũng tăng so với các điều tra trƣớc. Điều này chỉ có thể lý giải có sự pha trộn di truyền trong quần thể. Chính vì vậy, tỷ lệ thiếu enzyme G6PD của dân tộc Kinh tại các vùng SRLH cao hơn nhóm Kinh ở phía Bắc [13].

Theo Beutler, thiếu enzyme G6PD có liên quan với vùng địa lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các nhóm dân tộc sống tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông có tỷ lệ thiếu enzyme G6PD cao hơn các nơi khác, tất cả nhóm dân tộc sinh sống tại vùng này đều có tỷ lệ thiếu cao hơn so với các nhóm dân tộc ở các giai đoạn trƣớc đã có số liệu về enzyme G6PD. Phải chăng yếu tố địa lý đã có ảnh hƣởng đến gen mã hóa enzyme G6PD. Trong thực hành nghiên cứu tại một số quốc gia có bệnh lƣu hành đến nay, do thiếu enzyme G6PD là một khiếm khuyết di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, nên các nhà khoa học cũng khó có thể chứng minh đƣợc mối liên quan giữa mắc bệnh sốt rét với tình trạng thiếu enzyme G6PD theo chiều hƣớng thuận lợi hay bất lợi.

Trong nghiên cứu ở đây, tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD cao nhất thuộc nhóm dân tộc Tày (10,1%), kế đến là nhóm dân tộc Nùng 8,3%, Mƣờng 7,9%, Sách 6,2%, Thái 3,9%, Kinh 3,1%, H’Mông 0,7%, Ê Đê 0,5% (3/602). Các đối tƣợng thuộc ngƣời đồng bào Sán Chay, Thổ, Cao Lan, Xơ Đăng với số ngƣời tham gia vào nghiên cứu và đang sinh sống tại đây rất thấp, xét nghiệm chƣa có trƣờng hợp nào thiếu hoạt độ enzyme G6PD, riêng dân tộc Dao là 50% nhƣng cỡ mẫu quá thấp (2 ca). Điều này cùng phù hợp với số liệu y văn toàn cầu cho thấy tại mỗi nƣớc, tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD thƣờng có khoảng khác biệt rộng giữa các nhóm dân tộc, nhất là các nhóm dân tộc thiểu số. Một điều tra của

Bouma tại Pakistan năm 1995 [24] cũng cho thấy tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD khác nhau ở các nhóm dân tộc, hay ở một số vùng lƣu hành sốt rét tại Yangon, Myanmar cũng cho tỷ lệ khác nhau rất lớn trên nhiều nhóm dân tộc.

So sánh với các nghiên cứu nƣớc ngoài trong 10 năm trở lại đây với số liệu nghiên cứu này cũng cho thấy Theo tác giả Jalloh và Kuni Iwai, tỷ lệ thiếu enzyme G6PD ở Lào là 7,2%, tại Thái Lan là 11,5%, tại Indonesia là 3,7% và Myanmar là 5,4%. Theo Matsuka cho tỷ lệ thiếu enzyme G6PD tại Myanmar là 10,5% và ở Campuchia là 8,1%. Tỷ lệ thiếu enzyme G6PD chung là 5,5%. Tỷ lệ này tƣơng đƣơng với tỷ lệ thiếu enzyme G6PD tại Myanmar, nhƣng thấp hơn tại Lào, Thái Lan, Campuchia và cao hơn so với Indonesia.

Một điều tra thiếu enzyme G6PD tại tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan do Wuttinan Theerathananon (2017) ở trƣờng ĐH Chulalongkorn tiến hành. Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ thiếu enzyme G6PD trên quần thể thƣờng thấy tại các vùng địa lý mà ở đó có lƣu hành sốt rét. Điều tra này đã triển khai tại huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi với 102 ngƣời trong năm 2016, phần lớn là ngƣời Thái, số còn lại là là ngƣời Karen và Myanmar, trong số đó có 39,2% nam giới và 60,8% là nữ. Số liệu phân tích cho thấy thiếu G6PD tại xã Bongti là 15,69%, trong đó nam giới thiếu 20% cao hơn so với nhóm nữ 12,9%, điều này là phù hợp vì đây là bệnh lý rối loạn di truyền liên kết giới tính X, nên thiếu enzyme G6PD chủ yếu gặp trên nam giới.

Một nghiên cứu khác đƣợc tiến hành do Dombrowski JG và cộng sự (2017) tại Viện Khoa học Y sinh, São Paulo (Brazil) và Trung tâm di truyền của Hoddesdon, Hertfordshire (Anh) đồng tiến hành điều tra thiếu enzyme G6PD tại vùng SRLH của Western Brazilian Amazon - nơi mà số ca nhiễm P. vivax chiếm ƣu thế, nhằm xác định tỷ lệ thiếu enzyme G6PD trong vùng Alto do Juruá của Brazil. Thông qua xét nghiệm 516 nam bằng kỹ thuật phát quang (Beutler test) và bộ cảm biến sinh học CareStart™ G6PD Biosensor, kết quả cho thấy 23 mẫu phân lập (4,5%) có thiếu enzyme G6PD, không có mối liên quan giữa nhiễm sốt

rét với thiếu enzyme G6PD, trong đó 22 mẫu thiếu biến thể G6PDd A(-), 1 mẫu thiếu dạng G6PD A(+) và không tìm thấy biến thể Mediterranean. Trong đó, chỉ một mẫu phân lập là đa hình và số còn lại SNPs là đơn hình hoặc tần số thấp (0- 0,04%) và chƣa có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc. Dữ liệu này chỉ ra có khoảng 1/23 ngƣời nam ở Alto do Juruá có thiếu G6PD và có nguy cơ thiếu máu tan máu nếu điều trị các thuốc chống oxy hóa nhƣ primaquine [25].

Một nghiên cứu tiến hành điều tra tỷ lệ thiếu enzyme G6PD trên quần thể tại hai vùng sốt rét lƣu hành nặng của Sri Lanka do nhóm tác giả Sharmini Gunawardena tiến hành tại bệnh viện Kurunegala. Tổng số 2.059 mẫu máu thu thập vào trên giấy thấm từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2014 để phân tích kiểu hình thiếu enzyme G6PD theo phƣơng pháp WST-8/1-methoxy PMS cải tiến tại bƣớc sóng 450-630 nm. Kết quả cho thấy có 13,9% (142/1.018) và 7,97% (83/1.041) thiếu máu lần lƣợt ở hai quận Anuradhapura và Kurunegala. Điều đáng ngạc nhiên, ở đây là tỷ lệ thiếu ở giới nữ tƣơng đƣơng nam ở mỗi quận: nam là 11,2% (35/313) và nữ 15,2% (107/705) ở Anuradhapura. Trong khi đó, nam là 7,99% (25/313) và nữ 7,97% (58/728) ở quận Kurunegala. Tỷ lệ cao hơn trong số nữ ở quận Anuradhapura so với ở quận Kurunegala (p < 0,05). Tình trạng thiếu nặng G6PD (< 10% so với ngƣỡng bình thƣờng) đƣợc phát hiện trong số 2,75% (28/1.018) ở quận Anuradhapura (7 nam và 21 nữ) và 1,63% (17/1.041) ở quận Kurunegala (7 nam và 10 nữ). Hoạt độ enzyme G6PD từ 10- 30% chiếm 11,2% (114/1.018) với 28 nam và 86 nữ tại quận Anuradhapura, trong khi đó chỉ số này là 6,34% (66/1.041) với 18 nam và 48 nữ ở quận Kurunegala. Do đó, số liệu này có khác so với số nghiên cứu điều tra tại các nƣớc Đông Nam Á khác.

Khi đánh giá các biến cố bất lợi trong điều trị tiệt căn sốt rét do P. vivax

hay P. ovale trong cộng đồng, tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD là một chỉ số có ý nghĩa cần phải đƣợc xem xét. Do vậy, nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD ở vùng SRLH, đặc biệt là loài P. vivax cần thiết để

cung cấp bằng chứng trong điều trị tiệt căn P. vivax, đẩy nhanh chiến lƣợc Loại trừ sốt rét ở Việt Nam từ nay đến năm 2030.

Bảng 3.6. Tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD theo nhóm dân tộc tại chỗ và di cƣ

Nhóm dân tộc Tổng số điều tra Thiếu hoạt độ enzyme G6PD Giá trị p Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dân tộc Kinh 1.255 (42,7%) 39 3,1 p < 0,001 Dân tộc phía Bắc di cƣ vào Tây Nguyên

(Dao, Mƣờng, Tày, Nùng, Thái, H’Mông)

1.011

(34,4%) 74 7,3 Dân tộc bản địa hoặc phía Nam (Ê Đê,

Xơ Đăng, Sách, Sán Chay, Thổ, Cao Lan)

675

(23,0%) 7 1,0

Hình 3.4. Phân bố tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD trên từng nhóm dân tộc Kinh, dân tộc di cƣ từ các tỉnh phía Bắc vào và dân tộc bản địa hoặc phía Nam

Dữ liệu phân tích theo các nhóm dân tộc đang tham gia vào nghiên cứu đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm dân tộc Kinh, nhóm các dân tộc di cƣ từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên và nhóm các dân tộc bản địa hoặc một số ít ở các tỉnh phía Nam. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa

các nhóm dân tộc về thiếu hoạt độ enzyme G6PD (p < 0,001), trong đó, nhóm dân tộc phía Bắc di cƣ vào Tây nguyên có tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD cao nhất với 7,3% (74/1.011), kế đến là nhóm dân tộc Kinh là 3,1% (39/1255) và nhóm dân tộc bản địa hoặc ở phía Nam có tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD thấp nhất với tỷ lệ 1,0 % (7/675). Số liệu trên tƣơng tự với nghiên cứu của Đoàn Thị Yến Nhi (2019) khi phân tích gộp các nhóm dân tộc bản địa, dân tộc di cƣ từ các tỉnh phía Bắc cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD ở các nhóm dân tộc Kinh, dân tộc di cƣ từ miền núi phía Bắc và các dân tộc bản địa tại chỗ huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh phía Nam lần lƣợt là 3,1%; 7,3% và 1% (p < 0,001). Số liệu nghiên cứu này phù hợp với các dữ liệu của Tạ Thị Tĩnh và cộng sự, trong đó điều tra trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ thiếu hoạt độ G6PD ở các dân tộc khác nhau sẽ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá định lượng thiếu enzyme glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD) trên hồng cầu bằng bộ cảm biến carestar G6PD ở cộng đồng dân sống tại vùng sốt rét lưu hành huyện kroong năng, đắk lắk (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)