Cơ sở thực tiễn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 28 - 31)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn:

2.2.1.Trên thế giới:

Từ xa xưa, những người bệnh tâm thần thường được coi là do ma quỷ, thánh thần và không được điều trị, họ thường bị nhốt trong các nhà lao, trại giam. Cùng với sự phát triển của khoa học, xã hội, nền y học nói chung và tâm thần học nói riêng, quan niệm về bệnh tâm thần và sức khỏe tâm thần ngày càng đúng đắn.[4] Từ những năm 1960 trở lại đây, mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên thế giới đã có những chuyển biến quan trọng, không tập trung xây dựng các bệnh viện cỡ lớn mà chỉ xây dựng một số cỡ vừa và nhỏ, chuyển dần người bệnh về cộng đồng. Nhiều mô hình CSSKTTCĐ được áp dụng: Hệ thống Dispansaire (Liên Xô cũ) bao gồm công tác chẩn đoán, điều trị tại cơ sở ban ngày, thống kê lập hồ sơ theo dõi tại xã, phường. Ở Pháp, Mỹ và một số nước châu Âu tổ chức điều trị nội trú và CSSKTT theo cơ sở. Theo TCYTTG chăm sóc ban đầu cho sức khỏe tâm thần là một bộ phận cần thiết cho bất kỳ hệ thống sức khỏe nào. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thiết thực, chăm sóc ban đầu cho sức khỏe tâm thần đã được xác định trong mô hình tháp “ Tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp các dịch vụ sức khỏe tâm thần của TCYTTG”. Mô hình dựa vào nguyên lý rằng: Không có một dịch vụ nào duy nhất phù hợp, đáp ứng được mọi nhu cầu sức khỏe tâm thần cho toàn thể nhân dân, nhấn mạnh khía cạnh tự chăm sóc.

Tự chăm sóc được đặt ở đáy của hình tháp “ Tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp các dịch vụ sức khỏe tâm thần của TCYTTG”, muốn nói rằng sự chăm sóc không cần sự tham gia của chuyên gia tâm thần. Ở tất cả các cấp độ của hệ thống, tự chăm sóc là cần thiết và xảy ra đồng thời với những dịch vụ khác. Điều này phản ánh 3 chiều của hình tháp. Ở mỗi cấp độ cao hơn của hình tháp, cá nhân NB càng trở nên tham gia vào với sự trợ giúp của chuyên môn. Như vậy tự chăm sóc liên tục hiện diện ở mọi cấp độ, điều này sẽ cải thiện và khuyến khích hồi phục sức khỏe tâm thần tốt hơn. Hầu hết những người bệnh tâm thần được khuyến khích để tự xử trí và quản lý những vấn đề sức khỏe tâm thần của chính họ hoặc sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và bạn bè[14].

Năm 1999, EJarvis đã tiến hành một điều tra thu thập thông tin về các điều kiện sinh hoạt, ông kết luận: các bệnh loạn thần liên quan phần nào đến vấn đề chăm sóc của người nhà, những người được chăm sóc tốt ngay từ đầu sẽ mau chóng hòa nhập với cộng đồng.[4]

Nghiên cứu của Peuter (1985) đã chứng minh rằng khi các triệu chứng báo hiệu bệnh tâm thần phân liệt được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khẩn trương (ngoại trú tại nhà) thì chỉ có 6% người bệnh phải nhập viện lại. Như vậy nếu người nhà được cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh và cách chăm sóc người bệnh sẽ giảm tái phát.[16]

Nghiên cứu của hai điều dưỡng viên người Úc, Margaret và Brenda Happell, đã tiến hành nghiên cứu định tính về tác dụng của chương trình tập luyện thể chất ở 6 người được chẩn đoán là TTPL, mỗi người tham gia đều có một chương trình được thiết kế phù hợp với mình. Khi kết thúc chương trình những người tham gia họ tiết lộ rằng chương trình này:

+ Đem đến cảm giác đạt được thành tựu.

+ Mang lại phương pháp giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe. + Tạo ra tinh thần khích lệ và hỗ trợ đồng đội.

+ Thúc đẩy người tham gia kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy nếu có liệu pháp chăm sóc lao động, hoạt động và tái thích ứng xã hội phù hợp sẽ giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng.[16]

Ngày 19/11/2009 – Theo kết quả một nghiên cứu quốc tế trên 17.000 người bệnh TTPL ở 37 quốc gia cho thấy một kết quả rất giống nhau về các triệu chứng bệnh, tình trạng sử dụng thuốc, việc làm, suy giảm tình dục và phương pháp chăm sóc tại gia đình. Nghiên cứu này kéo dài trong 3 năm, với 17. 384 người bệnh TTPL. Sự giống nhau này đã gợi ý cho một quy tắc chung trên toàn thế giới cho việc sử dụng thuốc, chế độ chăm sóc đối với người bệnh TTPL.[5]

2.2.2.Tại Việt Nam:

Trước năm 1998 người bệnh TTPL thường được tập trung chăm sóc tại các bệnh viên có quy mô lớn. Từ năm 1999, Chính phủ đã phê duyệt Dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” trong Chương trình mục tiêu quốc gia [11]. Bệnh TTPL là một trong ba bệnh chính được đưa vào chương trình. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần được nhân rộng từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, đến các trung tâm Y tế dự phòng quận huyện và trung tâm Y tế xã, phường, thị trấn. Với phần lớn người bệnh tâm thần đang được quản lý tại gia đình và được theo dõi, quản lý theo sổ tại trạm Y tế xã, phường. Người bệnh TTPL được phát hiện sớm, điều trị sớm và chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Nghĩa là người bệnh không cần phải nằm

trong bệnh viện lâu dài mà có thể sinh hoạt bình thường và chăm sóc, quản lý tại gia đình, nhưng phải khám định kỳ và dùng thuốc duy trì theo hướng dẫn của Thầy thuốc.

Ở nước ta, tần suất mắc bệnh TTPL ngày càng gia tăng, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kiến thức về bệnh TTPL được phổ biến rộng rãi sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt (NBTTPL), bên cạnh đó còn giảm kỳ thị đối với NBTTPL. Do tính chất của bệnh TTPL, người bệnh thường mặc cảm, tự ti, xa lánh mọi người thu mình trong thế giới tự kỷ, cho nên người bệnh TTPL càng khó hòa nhập với cộng đồng, làm tăng các rối loạn phân liệt dẫn đến việc sử dụng các phương pháp điều trị khó có hiệu quả. Bệnh thuyên giảm và có thể khỏi cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều dưỡng chăm sóc, người nhà người bệnh, cộng đồng xung quanh.

Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hải, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. “Đánh giá kiến thức của gia đình khi chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt” Kết quả cho thấy cho thấy có tới 10,2 % số gia đình cho rằng điều trị bệnh TTPL chỉ cần uống thuốc một thời gian khi bị bệnh, 6,2 % không biết câu trả lời. Như vậy có thể thấy việc chăm sóc NB TTPL vẫn còn hạn chế [7].

Theo Đinh Quốc Khánh,Trần Hữu Bình và Nguyễn Thanh Hương“Đánh giá

kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc chính người bệnh TTPL ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc”. Kết quả cho thấy người chăm sóc chính có kiến thức, thái độ và thực hành

đạt về chăm sóc người bệnh TTPL tại nhà chỉ lần lượt là 44%, 53% và 45%. Kết quả này cho thấy cần phải chú trọng hơn rất nhiều về công tác giáo dục để nâng cao kiến thức về chăm sóc NBTTPL tại nhà cho người chăm sóc chính sẽ góp phần nâng cao thực hành chăm sóc NBTTPL trong thời gian tới [9].

Theo nghiên cứu của Đinh Thị Yến năm 2012, tại bệnh viện Tâm Thần Nam Định, “Đánh giá kiến thức về chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt” có tới 10,4-23% người nhà không biết cách chăm sóc cho người bệnh đúng (họ để người bệnh ăn riêng vì sợ phiền toái, ít hoặc không nói chuyên với người bệnh, để người bệnh làm việc không phù hợp với khả năng…)[15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)