Chăm sóc và quản lý một người bệnh cụ thể tại Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 36 - 49)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ

3.2.2. Chăm sóc và quản lý một người bệnh cụ thể tại Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên:

Thái Nguyên:

1. Họ và tên người bệnh: TRẦN VĂN H…...

2. Tuổi: 45

3. Giới tính: Nam

4. Dân tộc:Kinh 5. Nghề nghiệp:Làm ruộng

6. Địa chỉ: Xóm Vai Cày, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

7. Vào viện ngày: 19/5/2018

8. Lý do vào viện: Đêm ít ngủ, nói nhiều, gây gổ đánh người 9. Chẩn đoán y khoa: Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F 20.0)

Theo anh trai của người bệnh kể bệnh: Người bệnh là con thứ 2/3 trong gia đình. Từ nhỏ đến lớn phát triển bình thường về thể chất cũng như tâm thần, học hết lớp 6/10 nghỉ học ở nhà làm ruộng, lấy vợ năm 26 tuổi, có 2 người con trai. Trước khi mắc bệnh người bệnh khỏe mạnh, sinh hoạt, lao động bình thường, tính tình hiền lành, chăm chỉ làm việc, có đông bạn bè. Khoảng đầu tháng 6 năm 2012 bệnh tự nhiên phát với các biểu hiện ban đầu đêm ít ngủ, nói nhiều, nói linh tinh chửi bới người thân, luôn nghe thấy tiếng nói trong đầu không rõ đàn ông hay đàn bà xui khiến mình đập phá đồ đạc gây gổ với mọi người xung quanh, ăn uống thất thường, không làm được việc gì. Gia đình đưa người bệnh đến Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên khám và điều trị.

Người bệnh đã được điều trị nhiều lần tại Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên và được cấp sổ điều trị ngoại trú tại cộng đồng, người bệnh vẫn đang uống thuốc Levomepromazin 25 mg x 06 viên/ 1 ngày theo sổ. Tuy nhiên khoảng một tháng nay, người bệnh có những biểu hiện khác thường đêm ít ngủ trung bình chỉ ngủ khoảng 2- 3 tiếng, nói nhiều nói linh tinh, thay đổi tính tình dễ nổi khùng vô cớ, chửi bới, đi lại lục xục gây gổ với người thân, có lúc khóc lóc, sợ hãi luôn cho rằng có người muốn hại mình, các biểu hiện ngày càng nặng lên người bệnh đập phá đồ đạc, chửi đánh người thân, không chịu ăn uống. Gia đình đưa người bệnh vào viện khám và điều trị.

B. Khám bệnh:

*Toàn thân: Người bệnh tỉnh, tiếp xúc khó, da niêm mạc hồng nhạt, không

phù, không xuất huyết dưới da - Dấu hiệu sinh tồn:

+ Mạch: 78 lần/phút + Nhiệt độ: 360 8C + Huyết áp: 110/70mmHg + Nhịp thở: 19 lần/phút

* Tâm thần:

+ Biểu hiện chung: Người bệnh thể trạng gầy BMI: 17,3, mặc quần áo lôi thôi bẩn thỉu

+ Ý thức định hướng: Không gian, thời gian, bản thân xác định được + Tình cảm, cảm xúc: Không ổn định, dễ nổi khùng.

+ Tư duy: Hình thức: Nói lẩm bẩm một mình Nội dung : Hoang tưởng bị hại

+ Hành vi tác phong: Rối loạn

+ Hoạt động bản năng: Người bệnh ăn kém, rối loạn giấc ngủ, lười vệ sinh cá nhân

+ Trí nhớ: Giảm nhớ. + Trí năng: Giảm.

+ Chú ý : Độ tập trung giảm

* Các cơ quan khác:

- Thần kinh: Người bệnh ngủ được 3- 4h/24h

Dấu hiệu não, màng não (-)

- Tiêu hoá: Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy.

- Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh đều. T1, T2 rõ

- Hô hấp: lồng ngực cân đối, nhịp thở đều 19 lần/ phút

- Thận, tiết niệu, sinh dục: Bình thường

- Cơ - xương - khớp: Bình thường

- Tai mũi họng: Bình thường

- Răng hàm mặt: Bình thường

- Mắt : Bình thường

- Nội tiết: Bình thường

- Cận lâm sàng:

Huyết học: Hồng cầu : 4,4T/L, bạch cầu: 5.3G/l, tiểu cầu: 244G/l Sinh hóa:

Định lượng Glucose: : 3,8 ; Định lượng u rê: 5,1 ; Đo hoạt độ AST (GOT): 51

Đo hoạt độ GPT: 21,7 ; Đo hoạt độ GGT: 74,1 ; Định lượng Creatinin: 88

Nước tiểu: Bình thường

Siêu âm ổ bụng: Nhu mô gan tăng âm.

- Tiền sử :

- Bị bệnh tâm thần từ năm 2012 và đã được cấp sổ điều trị ngoại trú. - Ngoài ra người bệnh không mắc bệnh gì khác.

+ Tiền sử gia đình: Bình thường không ai mắc bệnh tâm thần

C. Các thuốc dùng cho người bệnh:

- Từ ngày 19/05/2018 đến ngày 24/5/2018:

+ Diazepam 5mg x 02 ống ( Tiêm bắp 10h 01 ống- 20h 01 ống) + Aminazinne 25mg x 06 ống ( Tiêm bắp 10h 03 ống- 20h 03 ống) + Haloperidol 5mg x 0 4 ống ( Tiêm bắp 10h 02 ống- 20h 02 ống) - Từ ngày 25/05/2018 đến ngày 10/6/2018:

+ Levomepromazin 25 mg x 06 viên ( uống 10h 02 viên – 20h 04 viên) + Haloperidol 1,5 mg x 06 viên ( uống 10h 02 viên – 20h 04 viên) + Boganic x 02 viên ( uống 10h 01 viên – 15h 01 viên)

D. Chăm sóc:

Trong quá trình người bệnh nằm viện tôi thấy người bệnh được chăm sóc như sau:

* Công tác chăm sóc triệu chứng hoang tưởng, ảo giác của người bệnh:

- Người bệnh được bố trí nằm buồng riêng và được chăm sóc đặc biệt trong những ngày đầu.

- Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh, người nhà thực hiện đầy đủ nội quy buồng bệnh.

- Điều dưỡng đã kiểm tra thu giữ những vật dụng có thể gây nguy hiểm như: Dao, kéo, vật sắc nhọn, các loại dây buộc, bật lửa….

- Điều dưỡng thường xuyên gần gũi, động viện, giải thích tạo sự tin tưởng người bệnh yên tâm điều trị và sẵn sàng thổ lộ những ý nghĩ nảy sinh trong đầu của mình nhằm phát hiện các hoang tưởng đã có và phát hiện các hoang tưởng mới xuất hiện.

- Đã quản lý, theo dõi chặt chẽ các hành vi của người bệnh, phát hiện những hành vi bất thường do hoang tưởng chi phối. Thông báo kịp thời cho bác sỹ điều trị và toàn bộ nhân viên trong khoa biết để cùng phối hợp có kế hoạch theo dõi, điều trị đề phòng những hậu quả khôn lường mà người bệnh có thể làm hại đến bản thân và mọi người xung quanh.

- Thường xuyên theo dõi, giám sát người bệnh khi giao ca, giao trực, lúc giao thời và đêm khuya đặc biệt là giai đoạn đầu người bệnh chống đối kích động.

* Công tác chăm sóc về tinh thần:

- Người bệnh khi vào viện được các cán bộ y tế niềm nở đón tiếp, luôn vui vẻ, nhiệt tình, khám nhanh gọn, sử trí kịp thời và chăm sóc tận tình chu đáo của các điều dưỡng thực hiện. Điều đó giúp cho công tác điều trị đạt kết quả cao.

- Điều dưỡng đã tổ chức các hoạt động vui chơi, liệu pháp điều trị, liệu pháp tâm lý cho người bệnh như: Nghe nhạc, xem ti vi, chơi cầu lông, chơi bóng truyền hơi,…

+ Tuy nhiên ở một số điều dưỡng cũng chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý dùng cho người bệnh, chưa thực sự quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng người bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý cũng như giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị.

Hình 2. Tổ chức họp hội đồng người bệnh, NNNB cấp khoa, cấp bệnh viện và hình ảnh điều dưỡng tổ chức cho người bệnh vui chơi giải trí trong

khoa

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh:

+ Vệ sinh:

- Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, người nhà cũng ít chú ý đến việc vệ sinh của người bệnh vì họ không có mặt thường xuyên và họ cảm thấy chán nản.

- Hàng ngày điều dưỡng đã đôn đốc người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân (VSCN) theo đúng giờ qui định. Chăm sóc VSCN cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, và thay giặt đúng quy định, kiểm tra tình trạng VSCN của người bệnh như: cắt tóc, cắt móng tay, móng chân…Nhưng đôi khi điều dưỡng cũng chưa thật sự sát sao trong công tác VSCN hoặc hỗ trợ người bệnh làm công tác vệ sinh.

Hình 3. Vệ sinh cá nhân cho người bệnh

+ Giấc ngủ:

- Điều dưỡng luôn động viên giảm lo lắng buồn phiền cho người bệnh, giúp người bệnh ngủ tốt hơn. Hướng dẫn người bệnh không dùng các chất kích thích như rượu, bia, nước chè, cà phê, thuốc lá ....gây khó ngủ.

- Hướng dẫn người bệnh ngủ đúng giờ: Trưa ngủ từ 12h đến 14h, tối từ 22h đến 6h sáng

* Công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh:

- Điều dưỡng đã động viên, giải thích thuyết phục và bón cho người bệnh ăn hết suất cơm trong những ngày đầu người bệnh mới vào viện còn chống đối không chịu ăn.

- Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn về chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh được ăn tại căng tin bệnh viện ăn đúng giờ theo quy

định, điều dưỡng có mặt trong giờ ăn để động viên giám sát và hỗ trợ giúp đỡ người bệnh khi cần thiết.

Hình 4. Điều dưỡng hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh ăn

* Việc dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

- Tại bệnh viện điều dưỡng đã đảm bảo tốt công tác dùng thuốc và theo dõi sau dùng thuốc cho người bệnh, không xảy ra tình trạng sai sót thuốc. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Tổ chức thực hiện tốt 5 đúng trước khi thực hiện y lệnh (Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc).

- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng, khi cần phải kiểm tra túi áo, túi quần, dưới lưỡi người bệnh phòng ngừa hoặc phát hiện người bệnh bỏ thuốc, dấu thuốc không uống;

- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, cứng hàm, tăng tiết đờm dãi, run chân tay, bồn chồn, đi lại nhiều… đặc biệt là hội chứng an thần kinh ác tính có thể đe doạ tính mạng người bệnh và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị;

- Đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện. Người bệnh còn rối loạn tâm thần thì thực hiện công khai thuốc đối với người nhà người bệnh.

- Tuy nhiên ở một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, kiến thức về bệnh tâm thần còn chưa sâu, do đó công tác hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh trên người bệnh hiệu quả còn hạn chế.

Hình5. Điều dưỡng thực hiện y lệnh cho người bệnh uống thuốc, tiêm thuốc và làm điện não cho người bệnh

* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà:

Công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe(GDSK) cho người bệnh và gia đình người bệnh được quan tâm làm tốt, tư vấn trực tiếp cho người bệnh khi vào viện và trong quá trình nằm điều trị tại khoa, qua các kênh điều dưỡng chăm sóc, bộ phận chăm sóc khách hàng và lồng ghép vào các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện. Đặc biệt với hoạt động hiệu quả của bộ phận chăm sóc khách hàng đã hỗ trợ điều dưỡng trong công tác tư vấn sức khỏe cho người bệnh. Góc tài liệu tư vấn giáo dục sức khỏe được quan tâm triển khai và cập nhật tài liệu thường xuyên.

Hình 6. Điều dưỡng tư vấn GDSK cho người bệnh, người nhà người bệnh khi vào viện, trong quá trình nằm viện và gọi điện nhắc người bệnh tái

khám

* Công tác chăm sóc phục hồi chức năng:

- Người bệnh nằm viện ổn định được điều dưỡng hướng dẫn tập thể dục, lao động liệu pháp và phục hồi bằng các máy tập.... để phục hồi chức năng ( PHCN) của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian điều dưỡng hỗ trợ người bệnh luyện tập còn hạn chế, chủ yếu là hướng dẫn người nhà người bệnh giúp người bệnh tập luyện. Để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, PHCN cho người bệnh còn chưa được làm thường xuyên.

Hình 7. Điều dưỡng hướng dẫn thể dục liệu pháp, lao động liệu pháp và phục hồi chức năng

* Công tác quản lý người bệnh tại khoa:

- Khi người bệnh kích động, chống đối điều trị, có ý tưởng trốn viện có thể làm hại đến bản thân và người khác được bố trí nằm buồng cách ly và chăm sóc đặc biệt, khi người bệnh ở mức độ trung bình được khoa sắp sếp vào cùng một buồng bệnh để tiện theo dõi. Điều dưỡng thường xuyên theo dõi giám sát chặt chẽ người bệnh có ý tưởng trốn viện nhất là giờ ăn, lúc giao ca, đêm trực…Tuy nhiên thực tế điều dưỡng làm việc theo mô hình phân công theo nhóm hơn nữa chỉ làm việc ban ngày còn lại trong kíp trực

chỉ có 1- 2 điều dưỡng/khoa/ ngày. Bên cạnh đó, tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên điều kiện về trang thiết bị để quản lý những người bệnh này cũng chưa được đảm bảo như chưa đủ buồng cách ly (khoa lâm sàng chỉ có 03 buồng/ 01 khoa), chưa có giường cố định chuyên khoa, chưa lắp đặt hệ thống camera giám sát....người bệnh đông và do đặc thù của người bệnh TTPL phải nằm viện dài ngày, gia đình không tới thăm, nên đôi khi vẫn còn hiện tượng người bệnh trốn viện.

3.2.3. Các ưu nhược điểm của công tác chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên:

Qua tổng kết nội dung thực tiễn trong quá trình chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL nằm điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên. Tôi thấy có một số vấn đề trong chăm sóc người bệnh TTPL như sau:

* Các ưu điểm:

- Người bệnh đến viện được tiếp đón chu đáo, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng giúp cho người bệnh giảm bớt được nỗi lo bệnh tật.

- Khi vào khoa được các cán bộ y bác sỹ niềm nở đón tiếp, xếp giường cho người bệnh khám nhanh gọn và sử trí kịp thời và được chăm sóc tận tình chu đáo của các điều dưỡng thực hiện. Điều đó giúp cho công tác điều trị đạt kết quả cao.

- Hướng dẫn người bệnh thực hiện nội quy khoa phòng một cách nghiêm túc thu giữ các vật dụng nguy hiểm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh và những người khác.

- Người bệnh đã được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị trong giai đoạn đầu người bệnh có hoang tưởng, ảo giác, thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như: thuốc, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh, có hướng dẫn, đôn đốc phụ giúp người bệnh VSCN. Người bệnh đã tiến triển tốt hơn trong quá trình điều trị.

- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh trong quá trình nằm viện và trước khi ra viện đã được điều dưỡng quan tâm thực hiện tốt tại các khoa lâm sàng.

- Người bệnh có tác dụng phụ của thuốc, điều dưỡng đã theo dõi, giải thích, động viên để người bệnh an tâm dùng thuốc.

- Hầu hết sau ra viện người bệnh có thể tiếp xúc hài hòa, ý thức được bệnh của mình và tự giác uống thuốc.

- Người nhà và người bệnh phần nào đã hiểu về bệnh TTPL từ đó có thái độ tốt hơn trước về bệnh của người bệnh.

* Các nhược điểm: + Về phía nhân viên y tế:

- Chức năng chủ động của điều dưỡng tại bệnh viện chưa thực sự phát huy, còn thiếu tính tự chủ trong thực hành chăm sóc người bệnh, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sỹ.

- Kế hoạch chăm sóc người bệnh còn sơ sài, chưa toàn diện cụ thể cho từng người bệnh, từng giai đoạn diễn biến bệnh. Chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh và gia đình người bệnh.

- Chăm sóc về dinh dưỡng: Bệnh viện đã thành lập tổ dinh dưỡng nhưng chưa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu vẫn là điều dưỡng kiêm nhiệm phụ trách. Bên cạnh đó việc cung cấp dinh dưỡng do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống, nên cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng được các chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.

- Công tác tư vấn – GDSK ở một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, kiến thức về bệnh tâm thần còn chưa sâu, do đó công tác hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh theo dõi các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh trên người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)