Đối với gia đình người bệnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 53 - 57)

4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ

4.4. Đối với gia đình người bệnh:

- Trước hết phải biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình. Gia đình luôn gần gũi, động viên cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh và giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc.

- Hướng dẫn gia đình quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của Thầy thuốc để ổn định bệnh, duy trì chế độ dùng thuốc là điểm mấu chốt để người bệnh TTPL ổn định và thuyên giảm tốt, dùng thuốc không đầy đủ hoặc tự ý bỏ thuốc là một trong những lý do thường gặp hay dẫn đến tái phát các triệu chứng loạn thần và phải nhập viện. Gia đình cũng xác định việc chăm sóc người bệnh TTPL không phải chỉ có thuốc là đủ mà phải toàn diện, đặc biệt là chăm sóc về tâm lý để phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

- Gia đình nên giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách để người bệnh tham gia lao động tập thể, sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc, văn hoá xã hội, tiếp tục trò chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình.

- Đưa người bệnh khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sỹ sau điều trị. Hỗ trợ người bệnh xác định và tránh những tình huống căng thẳng, gia đình cần theo dõi để nhận biết những cách cư xử khác thường của người bệnh, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường tái phát bệnh hay tác dụng phụ của thuốc đưa người bệnh đi khám và điều trị.

- Phải tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt do các bác sỹ chuyên khoa tâm thần phụ trách.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng công tác “Chăm sóc và

quản lý người bệnh TTPL tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên năm 2018”. Tôi xin

rút ra một vài kết luận như sau:

Thực trạng chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL:

Về cơ bản công tác chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên được chăm sóc và quản lý tương đối tốt. Mô hình phân công chăm sóc theo nhóm tương đối phù hợp với việc tổ chức chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL. Các chăm sóc cơ bản như: Thực hiện thuốc, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cho người bệnh ăn, VSCN …được điều dưỡng thực hiện tương đối đầy đủ, các hoạt động quản lý người bệnh, hoạt động trị liệu cũng được điều dưỡng tổ chức thực hiện. Người bệnh và gia đình người bệnh đã hài lòng với sự phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viên.

Tuy nhiên các hoạt động của điều dưỡng chưa có chiều sâu: Điều dưỡng chưa thực sự chủ động trong công việc, còn thiếu tính tự chủ trong thực hành chăm sóc người bệnh, chưa thực hiện tốt việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh TTPL, việc đánh giá tình trạng người bệnh chưa được toàn diện, thực hiện y lệnh còn thụ động, chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý dùng cho người bệnh, việc tổ chức các hoạt động tập thể như thể dục, thể thao, lao động liệu pháp ….còn chưa làm được thường xuyên, công tác tư vấn GDSK đối với người bệnh, người nhà ở một số điều dưỡng mới thực hiện chưa tốt, dẫn đến còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và quản lý người bệnh TTPL đang điều trị tại bệnh viện.

Để khắc phục một số thiếu sót tồn tại tôi xin đưa ra một số giải pháp

để nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý NBTTPL tại bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên:

 Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại của bệnh TTPL gây ra và ý thức được về bệnh để sớm đưa người bệnh đi khám và điều trị tại bệnh viện.

 Bộ phận chăm sóc khách hàng cần nâng cao hơn nữa thực hiện các chức năng cung cấp dịch vụ về công tác xã hội cho NB, người nhà NB.

 Bổ sung thêm nhân lực, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và quản lý người bệnh.

 Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các điều dưỡng trong bệnh viện để họ cập nhật những kiến thức mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

 Xây dựng bổ sung các quy định, quy trình cụ thể trong công tác chăm sóc và quản lý người bệnh, tổ chức các hoạt động liệu pháp tâm lý,…Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác theo dõi chăm sóc và quản lý người bệnh của điều dưỡng.

 Điều dưỡng phải luôn chủ động độc lập và sáng tạo trong công việc của mình. Cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa, rèn luyện kỹ năng chăm sóc người bệnh TTPL đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc người bệnh TTPL cho từng người bệnh cụ thể theo từng giai đoạn, tổ chức các hoạt động tâm lý trị liệu cho người bệnh, theo dõi, quản lý người bệnh….

 Tự giác tích cực học tập và nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn không ngừng tu dưỡng rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ y tế, sẵn sàng chia sẻ trau dồi y đức, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hoàn thiện về mọi mặt, liên tục đổi mới phong cách phục vụ chăm sóc người bệnh ngày một chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng KCB.

 Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và xây dựng chương trình GDSK cụ thể cho người bệnh như tổ chức các buổi thảo luận nhóm cho người bệnh, người nhà một cách hợp lý khoa học góp phần nâng cao nhận thức đúng về bệnh, biết cách chăm sóc người bệnh, tuân thủ điều trị và cách phát hiện sớm các triệu chứng khi bệnh tái phát, để có thể can thiệp sớm, hạn chế thấp nhất hậu quả của bệnh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trương Tuấn Anh (2017). “Bài giảng các bệnh tâm thần nội sinh” Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

2. Bộ Y tế (2002) “ Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh” tập 1 Nhà xuất bản Y học, Hà Nội .tr 369- 398.

3. Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1,(2003),“Mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng”.

4. Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 (2012). “Nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn tâm thần tại cộng đồng ở Việt Nam”, Truy cập từ:

< http://www.bvtttw1.gov.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=697&CatID=83&MN=26 > 5. Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh (2017). “Bệnh viện Tâm Thần phân liệt

trên thế giới những đặc trưng giống nhau lạ lùng”. Truy cập từ:

<http://bvtt-tphcm.org.vn/benh-tam-than-phan-liet-tren-the-gioi-nhung-dac-trung-giong-nhau- lalung/>,

6. Đào Công Chiến (2017) “Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần Trung Ương I”, báo cáo chuyên đề tốt nghiệp điều dưỡng chuyên khoa 1.

7. Phạm Thanh Hải (2010). “Nghiên cứu khảo sát kiến thức thái độ và hành vi của người thân đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt tại huyện Long Thành , tỉnh Đồng Nai năm 2010”, Truy cập từ: <http://ttytlongthanh.dongnai.gov.vn/tin-tuc/nid/87>

8. Phạm Gia Khánh (2005), "Tâm thần phân liệt", Bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Tr 177-214.

9. Đinh Quốc Khánh,Trần Hữu Bình và Nguyễn Thanh Hương (2010),“Kiến thức-thái độ- thực hành của người chăm sóc chính người bệnh TTPL tại nhà và một số yếu tố liên quan ở Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2010”. Tạp chí y tế công cộng, số 21

10. Lê Quốc Nam (2000), “Cách đối xử với Người bệnh Tâm thần phân liệt trong gia đình”.

Tạp chí Y học thực hành. Truy cập từ: http://www.bệnh việntt-tphcm.org.vn/n-vn-1198-0/danh- cho-than-nhan-va-benh-nhân/cach-doi-xu-voi-benh-nhan-tam-than-phan-liet-trong-gia-dinh.html. 11. Trần Viết Nghị (2000). Bệnh học tâm thần nội sinh. Đại học Y Hà Nội.

12. Nguyễn Mạnh Phát,(2010)“Báo cáo phân loại Người bệnh nội trú theo ICD 10 năm 2010”. Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr 166-172

13. Lý Trần Tình, “phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh Tâm thần phân liệt”. Truy cập từ :http:rlman//hnews.vn/index.php/phuc-hoi-chuc-nang/bien-phap-phuc-hoi/424000738- phuc-hoi-chuc-nang-tam-ly-xa-hoi-cho-nguoi-benh-tam-than-phan-liet.

14. Nguyễn Thị Thúy Vân (2017) “Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại Viện Pháp Y Tâm thần Trung Ương”, Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp điều dưỡng chuyên khoa 1.

15. Đinh Thị Yến, (2012),"Nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt cho thân nhân của người bệnh tại bệnh viện Tâm thần Nam Định”đề tài cấp cơ sở.

16. Kích thích từ xuyên sọ: tác giả kimberly h,limtrell, ( Người dịch: TS Tô thanh Phương).

Tiếng Anh

17. Aswini B, Sreedhar S, Poulose N et al (2016). Schizophrenia care: an overview considering family burden, medication adherence, and pharmacoeconomics. Open Journal of Psychiatry & Allied Sciences, 7(1), pp.6-10.

18. Awad A.G andVoruganti L.N.P (2008). The burden of schizophrenia on caregivers.

Pharmacoeconomics, 26(2), pp.149-162.

19. Bird V, Premkumar P, Kendall T et al (2010). Early intervention services, cognitive– behavioural therapy and family intervention in early psychosis: systematic review. The British Journal of Psychiatry, 197(5), pp.350-356.

20. Coldham EL, Addington J andAddington D (2002). Medication adherence of individuals with a first episode of psychosis. Acta Psychiatrica Scandinavica, 106(4), pp.286-290.

21. Curran M.P andKeating G.M (2006). Management of schizophrenia. Disease Management & Health Outcomes, 14(2), pp.107-125.

22. Falloon I.R.H, Boyd J.L, McGill C.W et al (1982). Family management in the prevention of exacerbations of schizophrenia: a controlled study. New England Journal of Medicine, 306(24), pp.1437-1440.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2018 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)