7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Triển khai công tác dân vận của các cấp chính quyền
Chính quyền làm dân vận thông qua hệ thống tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan ban ngành, thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo chức trách nhiệm vụ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc xây dựng và thực hiên quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực nên các cấp ủy đảng đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết TW 8B-NQ/TW (khóa VI) “cách mạng là sự
nghiệp của dân, do dân và vì dân”, Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày
21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận. Các cấp chính quyền ở Phù Cát thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà, nâng cao chất lượng các k họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đồng thời giáo dục cán bộ công chức nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, nâng cao hiệu quả công tác.
Các cấp chính quyền ở Phù Cát cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước về dân vận thành chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh sát hợp với tình hình địa phương và tổ chức cho nhân dân thực hiện. Đồng thời, ban hành các quy định, quy chế nhằm nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, làm tốt công tác dân vận theo chức trách nhiệm vụ; chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, coi thường dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
Các cấp chính quyền ở Phù Cát niêm yết công khai cho nhân dân biết những chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân như: Quy hoạch đất đai, quyết toán tài chính, công khai các qu do dân đóng góp, chủ trương cho vay vốn ưu đãi xóa đói giảm nghèo, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo… tạo điều kiện để nhân dân được biết, tham gia bàn bạc những vấn đề có liên quan đến dân và giám sát hoạt động của chính quyền.
Chính quyền thường xuyên tuyên truyền, phố biến, giáo dục chính sách pháp luật cho nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực và tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các dự thảo luật của Nhà nước và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, UBND huyện đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện công tác dân vận chính quyền lồng ghép trong nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn công tác dân vận với thực hiện dân chủ cơ sở. Chính quyền các cấp trên địa bàn huyện cũng ban hành quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, công chức, viên chức và người lao động.
Quyền làm chủ của nhân dân được coi trọng và phát huy trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, xây dựng cộng đồng dân cư. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và các xã – thị trấn dành thời gian tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với công dân ở những nơi có khiếu kiện phức tạp, nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù, giải tỏa, thu hồi đất, như ở thôn Vĩnh Hội, Cát Hải…
Phối hợp các ngành liên quan giải quyết tranh chấp và hòa giải các vụ tranh chấp trong nhân dân. Đa số nhân dân ý thức đầy đủ hơn về quyền lợi và
nghĩa vụ của mình, từ đó tích cực thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Chỉ thị số 10-CT/TW, Thông báo số 159-TB/TW của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, Pháp lệnh 34/2007/PL của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định 71/NĐ-CP, Nghị định 07/NĐ-CP, Nghị định 87/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở loại hình cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước,… về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua học tập, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức lao động đã có sự nhận thức và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân về quyền làm chủ xã hội. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.
Chính quyền từ huyện đến các xã – thị trấn thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” “…tiếp nhận, giao trả đúng hạn trên 89% số hồ sơ địa chính và 100% số hồ sơ thẩm định thiết kế dự toán” [94, tr.3]. Công tác tiếp công dân được thực hiện theo quy chế tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân của huyện vào ngày 9 và 24 hàng tháng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp chủ trì. “Từ năm 2000 đến năm 2009, toàn huyện đã
nhận 786 đơn của 574 vụ việc, qua tiếp dân đã hướng dẫn, trả lời 194 vụ việc, qua các năm đã giải quyết được 348 vụ việc, còn tồn đọng 226 vụ” [94, tr.4]. Qua giải quyết đã tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng,
an ninh trên địa bàn.
Chính quyền phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong quá trình hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, thông qua các hình thức như: Xây dựng lực lượng nòng cốt trong các tầng lớp nhân dân để vận động, nhất là trong đồng bào có đạo, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân, các buổi họp dân; Tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào thi đua trong nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tổ chức việc tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong nhân dân; thực hiện các chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo….
Thành lập các tổ công tác trực tiếp đến nhà dân để tuyên truyền, vận động; tuyên truyền lưu động, tranh ảnh khẩu hiệu tuyên truyền, lồng ghép vào các phong trào… Từ đó, cán bộ phụ trách công tác dân vận đã lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, kịp thời phản ánh lên cấp thẩm quyền xem xét giải quyết. Chính quyền các cấp đã quan tâm hỗ trợ kinh phí để Mặt trận và các đoàn thể triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh.
2.2.3. Hoạt động dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Theo chức năng, nhiệm vụ, Mặt trận làm công tác dân vận thông qua đội ngũ cán bộ mặt trận các cấp, thông qua các thành viên của mặt trận, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.
- Về tổ chức, MTTQ và các đoàn thể là cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân. Đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể hầu hết cán bộ chuyên
trách cấp huyện có trình độ cao đẳng, đại học và đã qua tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ. Phó Chủ tịch Mặt trận xã – thị trấn đạt trình độ phổ thông trung học, một số đạt trình độ cao đẳng, đại học.
Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, khu phố chú ý lựa chọn các đồng chí có năng lực, nhiệt tình để làm công tác vận động quần chúng, các đoàn thể ở cơ sở được sắp xếp phù hợp với tổ chức đảng và địa bàn dân cư, cán bộ các cấp hầu hết được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, rèn luyện để nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Mặt trận, đoàn thể đã tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng; bồi dưỡng và giới thiệu nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú cho tổ chức Đảng để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Từ năm 2005 đến năm 2010, “các Hội, đoàn thể đã kết nạp 19.561 hội, đoàn
viên và giới thiệu 941 đoàn viên sang đảng kết nạp” [19, tr.2].
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa, mềm dẻo hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết có hiệu quả nhất đến hội viên và nhân dân như lập các câu lạc bộ, tổ nhóm đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống…
Đoàn thanh niên phối hợp với Hội Cựu chiến binh tổ chức nói chuyện truyền thống, mít tinh, cắm trại, biểu diễn văn nghệ, gặp mặt các thế hệ làm công tác Đoàn, tổ chức hành quân về nguồn,.. thu hút 52.040 lượt đoàn viên thanh niên tham gia, giáo dục cho đoàn viên thanh niên ý thức nâng cao niềm tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường về xây dựng và bảo vệ tổ quốc... [11, tr 6-7]. Vận động đoàn viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu như “Tìm hiểu Nghị
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Bình Định (1930 -1975)” do Tỉnh đoàn phát
động, với hơn 4.000 bài dự thi, hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu 60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [14, tr.3].
Ngoài ra xây dựng câu lạc bộ học tập thu hút hàng trăm thanh niên học tập các lớp tin học, ngoại ngữ, phong trào văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục “Vì trẻ em, khuyến học, khuyến tài”, “Vì
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt”…. kết hợp với Hội Liên hiệp thanh
niên phát động, thực hiện phong trào “Khỏe để lập nghiệp giữ nước”, “thanh
niên nông thôn giỏi nghề nông”, thanh niên làm chủ khoa học k thuật, phong
trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo… tăng cường hoạt động của các đội thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện trên các lĩnh vực [11, tr.7].
Phong trào tháng thanh niên huy động hàng nghìn đoàn viên thanh niên ra quân giúp dân nạo vét, gia cố kênh mương nội đồng, đắp đê chống hạn, tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt, đảm bảo nhận nhiều công trình phần việc có hiệu quả, phối hợp tổ chức “tháng việc làm” thu hút hơn 700 đoàn viên thanh niên tham gia tư vấn và tìm việc làm… giới thiệu cho Đảng 140 Đoàn viên ưu tú, các tổ chức đoàn cũng được kiện toàn xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Từ năm 2005 đến năm 2010: Xếp loại đoàn thể vững mạnh tăng 20,5% [14, tr.3].
Hội Nông dân phối hợp chính quyền địa phương, các ngành có liên quan vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học k thuật vào sản xuất, chăn nuôi phù hợp điều kiện từng vùng, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, năm 2010 thực hiện 10 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 442,25 ha/2146 hộ với 02 loại cây lúa và cây hành. Phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” gắn với thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động
những gương điển hình trong học tập và làm theo gương Bác rộng khắp đến các cơ sở hội, chi hội, nhằm định hướng việc rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, hội viên nông dân.
Hội phụ nữ góp qu “Vì người nghèo” và ủng hộ xóa nhà tạm, năm 2010 vận động với số tiền 7,2 triệu đồng. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình nông thôn văn hóa, làng, xã văn hóa; quy ước, hương ước khu dân cư. Hội Phụ nữ tuyên truyền giáo dục, vận động phụ nữ bằng nhiều hình thức như mít tinh, gặp mặt, hội thi, tọa đàm nhân các ngày lễ lớn; giáo dục nâng cao hiểu biết về các luật: Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật khiếu nại, tố cáo… Phối hợp Công an huyện phát động “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đưa ra kiểm điểm trước dân 126 đối tượng, mở 14 lớp giáo dục pháp luật, phối hợp hòa giải thành 211/240 mâu thuẫn ở khu dân cư; xây dựng 19 mô hình tự quản về an ninh trật tự. Cùng HĐND-UBND tổ chức tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tại 153 điểm [64, tr.5-6]. Đồng thời, tham gia giải quyết những khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc trong nhân dân, củng cố và giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Các cấp hội phụ nữ tuyên truyền, hướng dẫn chị em những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Duy trì thực hiện các mô hình, câu lạc bộ: Phụ nữ không sinh con thứ ba, phòng, chống bạo lực gia đình, giúp đỡ các chị em, trẻ em gặp khó khăn từ nguồn quyên góp nuôi heo đất tình nghĩa. Đối với phụ nữ theo đạo, Hội quan tâm thăm hỏi, động viên họ “sống tốt đời đẹp đạo”, “kính chúa yêu nước”, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Những việc làm của cán bộ, hội viên nông dân, hội phụ nữ huyện Phù Cát trở thành công việc thường xuyên, giúp bà con thêm gắn bó, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo.
biến các chỉ thị, nghị quyết của TW, của tỉnh và các chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhân dân. Hội Làm vườn phối hợp với Hội Nông dân phổ biến khoa học k thuật cho nông dân đưa công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Hội người Cao tuổi thực hiện cuộc vận động “ông bà mẫu mực, con
cháu hiếu thảo” và phong trào sống vui, sống khỏe, tuyên truyền pháp lệnh
người cao tuổi, tổ chức thăm và tặng quà, chúc thọ người cao tuổi, thăm viếng khi ốm đau. Hội Chữ thập đỏ vận động nhân dân ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt và trợ giúp các Hội nạn nhân chất độc màu da cam, thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ người khuyết tật, người nhiễm chất độc màu da cam ở Cát Hiệp, Cát Minh. Thực hiện tốt quan hệ đối tác, huy động nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân tổng giá trị 500 triệu đồng [13, tr.5].
Những cố gắng đó của Mặt trận và các đoàn thể đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội ở địa phương, chăm lo lợi ích cho hội viên, đoàn viên và nhân dân.