Công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác dân vận ở huyện phù cát, tỉnh bình định (2000 2015) (Trang 58 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế

Với việc triển khai linh hoạt, có hiệu quả của các ngành, địa phương trong công tác dân vận đã tác động tích cực đến nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, an ninh trật tự được giữ vững, cụ thể trong lĩnh vực kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu:

* Tỉ trọng trong công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng, xuất hiện nhiều mô hình gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, thu nhập của nhân dân tăng lên

Trong giai đoạn 2000 - 2010, kinh tế phát triển, nhịp độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Năm 2000, nông nghiệp

67%; công nghiệp, dịch vụ 33%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phù Cát 2005 là 10 - 12%, tỉ trọng công nghiệp của huyện là 55%, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ là 45% [13],[14]. Bình quân giá trị tổng sản phẩm xã hội là 4,3 đến 4,4 triệu/người. Xây dựng cơ sở chính trị xã, thị trấn 45% vững mạnh toàn diện, 60% vững mạnh về quốc phòng an ninh [36, tr.179].

Đến năm 2010, nông nghiệp 42%; công nghiệp, dịch vụ chiếm 58%. Giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng nhiều so với năm 2005: 4,6 triệu đồng (2005) tăng lên 9 triệu đồng/năm (2010) [15],[22]. Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 35,3%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ 64,7%.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phát triển khá. Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” đã được đông đảo nông dân hưởng ứng tích cực. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng tiến bộ k thuật khiến năng suất, chất lượng một số loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên.

Vai trò của kinh tế hợp tác và kinh tế hộ ngày càng được phát huy, xuất hiện một số mô hình làm kinh tế mới có hiệu quả, nhiều gia đình làm kinh tế giỏi đã vươn lên làm giàu, có thu nhập cao như mô hình chăn nuôi bò sữa, nuôi cá, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mô hình VAC, kinh tế trang trại. Đến năm 2010 có 36 mô hình: Mô hình luân canh lúa (Thu – Đông) – Lạc (Xuân hè) ở thôn Ngãi An, Cát Khánh, mô hình sản xuất giống lúa mới có triển vọng ở xã Cát Hưng, Mô hình trồng Ngô non làm thứ ăn gia súc ở thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, Mô hình sản xuất muối sạch ở Cát Minh [64, tr.5].

Hợp tác xã củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến năm 2000, Phù Cát có 26 Hợp tác xã nông nghiệp, 10 Hợp tác xã điện, 02 Hợp tác xã cơ giới, 04 Qu tín dụng nhân dân. Có 80% Hợp tác xã nông nghiệp duy trì hoạt động 03 khâu dịch vụ trở lên. Nhờ đó, nông dân hăng hái

tăng gia, sản xuất, diện mạo nông thôn Phù Cát thay đổi. Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 77.563 tấn, năm 2010 đạt 95.060 triệu tấn [15, tr.3].

Hội Nông dân phối hợp với các cơ quan triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn k thuật trồng trọt, chăn nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả có giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Điển hình là phong trào thâm canh cây đào ở Cát Hiệp, Cát Lâm, xen canh, luân canh ở Cát Tài, cải tạo vườn tạp, phát triển trang trại ở Cát Tài, Cát Trinh, mô hình lúa – cá ở Cát Hưng….đã có 192 trang trại, trong đó có 15 trang trại có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Hội đã phối hợp với ngân hàng chính sách làm thủ tục cho 750 hộ vay vốn với 4.787 triệu đồng. Đã mở rộng được một số hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân, ngư dân, các tổ chức hợp tác trong các khâu dịch vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều làng nghề truyền thống được khuyến khích phát triển nghề như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, chế biến nông, lâm, hải sản, đan đát, khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản. Trên địa bàn huyện Phù Cát có 08 làng nghề truyền thống, với 2.332 hộ sản xuất, và 5.203 lao động, giá trị sản xuất của làng nghề tăng bình quân 19,23%/ năm [36, tr.198]. Trong đó có 02 làng nghề chế biến nông - lâm sản và 06 làng nghề chế biến hàng tiêu dùng, cụ thể: Làng nhang thôn Xuân Quang - xã Cát Tường; Làng dệt chiếu thôn Phú Hậu xã Cát Tiến và thôn Chánh Hậu - xã Cát Chánh; Làng bánh tráng và Làng nón ngựa thôn Phú Gia - xã Cát Tường; Làng bún bánh thôn An Phong - TT Ngô Mây; Làng đan đát thôn Phú Hiệp - xã Cát Tài và thôn Trung Chánh - xã Cát Minh.

Khu vực sản xuất từ làng nghề thu hút gần 1.830 hộ sản xuất trực tiếp, chiếm hơn 55% so với tổng số hộ trong làng nghề. Tổng vốn đầu tư của các hộ để làm nghề trong các làng nghề khoảng 6,6 tỷ đồng. Sản phẩm của làng

nghề được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng, ngoài giá trị sử dụng thông thường còn có ý nghĩa quan trọng là giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ở địa phương. Đặc biệt trong các làng nghề truyền thống ở Phù Cát vẫn còn các nghệ nhân, thợ giỏi, cha truyền con nối từ đời nay sang đời khác.

Các làng nghề tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng gần 12% so với giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn huyện, thu nhập bình quân của lao động có làm nghề cao nhất là 1.662.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là 1.158.000 đồng/người/tháng. Với mức thu nhập này, thực tế làm giàu từ làng nghề ở Phù Cát chưa nhiều nhưng làng nghề cũng đã đóng góp phần nhất định trong việc nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và trong tương lai có thể vươn lên làm giàu.

Một số cụm công nghiệp được quy hoạch và đầu tư xây dựng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn.

* Mô hình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được sự đồng thuận hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, sẵn sàng hiến đất và công sức

Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã – thị trấn được nâng cấp, đầu tư, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, y tế, giảm nghèo đã có những chuyển biến; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng; môi trường, an toàn thực phẩm, quốc phòng, an ninh nông thôn đảm bảo, bộ mặt nông thôn đổi mới.

Thực hiện đề án giao thông đường bộ của huyện có kết quả, bê tông giao thông nông thôn vượt chỉ tiêu (132,5 km/120km), các cầu cống đường nông thôn được xây dựng kiên cố. Các hồ thủy lợi, đập dâng nước được

nâng cấp. Lưới điện mở rộng, 100% thôn, hơn 99% hộ sử dụng điện. Các công trình phúc lợi xã hội được kiên cố, 13/30 trường Tiểu học, 15/17 trường THCS, 18/18 trạm y tế xã, thị trấn có đài truyền thanh. Một số phòng của Trung tâm y tế huyện, trụ sở làm việc của 13/18 xã, thị trấn được xây dựng khang trang hơn, nhiều thôn, khu phố đã xây dựng trụ sở làm việc [36, tr.184].

Năm 2006, khai thông tuyến xe buýt nối liền Phù Cát với Quy Nhơn bình quân mỗi ngày có 25 lượt xe vận hành Phù Cát - Quy Nhơn, và ngược lại đồng thời khai thông tuyến Quy Nhơn - Cát Tiến tạo thuận lợi cho cán bộ và nhân dân Phù Cát đi lại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân [36, tr.198].

Nhân dân còn hiến kế, góp công sức vào xây dựng kênh mương, tham gia vào việc phòng chống lũ lụt xảy ra ở địa phương, tham gia dọn vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, chăm sóc vườn cây thuốc Nam. Năm 2004 thu hút hơn 10.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Trong giai đoạn 2000-2010, đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng 154km/319km đường bê tông giao thông nông thôn; kiên cố hóa kênh mương 126km/573km” [36, tr.216].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác dân vận ở huyện phù cát, tỉnh bình định (2000 2015) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)