7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Hoạt động dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
nắm hộ, nắm người và quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở như: lên danh sách các nhà trọ, nhân khẩu tạm trú, tạm vắng... ngăn chặn và giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn, gắn với tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội phát sinh.
3.2.3. Hoạt động dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân nhân dân
Về tổ chức, công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ MTTQ và các đoàn thể giai đoạn 2010-2015 chú ý đến các tiêu chí về trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, có nhiệt huyết, có năng lực, được phát hiện và bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền trên địa bàn huyện.
Phương châm của các đoàn thể, hội quần chúng bám địa bàn dân cư, xây dựng nhiều mô hình hoạt động phù hợp với từng đối tượng, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
Các hội quần chúng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, toàn huyện hiện có 08 hội quần chúng: Hội nạn nhân chất độc màu da cam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Luật gia, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Đông y, Hội Làm vườn, Hội Cựu tù chính trị cách mạng.
Hội Cựu chiến binh phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự huyện cùng Đoàn thanh niên tham mưu cho cấp ủy tổ chức thành lập Ban Liên lạc Cựu quân nhân ở 17 xã, 1 thị trấn, với 114 tổ liên lạc Cựu quân nhân. Ban Liên lạc Cựu quân nhân có 5.475/5.750, đạt 95,22% [77, tr.3]. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình thanh niên và đơn vị gọi nhận quân ngay từ ban đầu, động viên gia đình cũng như thanh niên phát huy truyền thống, an tâm tư tưởng, chấp hành quy định lên đường nhập ngũ. Ban cán sự thôn vận động nhân dân đóng góp
và trích một phần ngân sách địa phương làm quà tặng cho thanh niên lên đường nhập ngũ, trong 12 năm đã tặng khoảng 4.000 xuất quà (trị giá mỗi xuất từ 50 -150.000 đồng), đồng thời giúp đỡ một số gia đình khó khăn hoặc đau ốm trong quá trình thanh niên tại ngũ.
MTTQ, các đoàn thể đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện hàng năm tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác Mặt trận, các đoàn thể trong huyện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ dân vận ở các xã- thị trấn. Bên cạnh đó, còn tổ chức các hoạt động tham quan thực tiễn, học hỏi các mô hình điển hình hay trong và ngoài huyện để giúp cán bộ nâng cao hiểu biết về kiến thức chuyên môn cũng như trải nghiệm thực tiễn.
Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Đảng ủy các xã đã tranh thủ sự uy tín, gương mẫu của trưởng các dòng họ, người có uy tín, người cao tuổi kêu gọi vận động thành viên trong dòng họ của mình.
Tổ chức MTTQ mở lớp tập huấn cho cán bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo hình thức viết bài dự thi… Qua đó, nhận thức và ý thức tự giác chấp hành của nhân dân sẽ được tăng lên. Điển hình năm 2015, MTTQ đã phối hợp tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9,10,11,12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo; tuyên truyền về công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và tôn tạo hệ thống mốc biên giới Việt Nam – Lào,… Củng cố, đẩy mạnh hoạt động của Ban công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, tổ hòa giải, tổ tự quản, đóng góp quan trọng vào phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa và công tác hòa giải ở cơ sở. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng để kịp thời phản ánh với các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết
những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương.
Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, MTTQ, các đoàn thể tổ chức nói chuyện truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao…. Năm 2015, nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015), có 100% khu dân cư tổ chức lễ, trong đó có 98/117 khu dân cư tổ chức cả lễ và hội, đạt 83%, thu hút trên 6.500 người đại diện hộ gia đình tham dự. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chọn thôn Đại Khoang - Cát Lâm và thôn Tân Thắng - Cát Hải làm điểm của huyện, trong dịp này Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tặng 20 suất quà cho hộ nghèo, khó khăn của 02 xã trên, trị giá 6.000.000đồng [97, tr.2].
Hội Nông dân tăng cường sản xuất, phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học k thuật vào sản xuất. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia “Xây dựng nông thôn mới”, giới thiệu các mô hình làm kinh tế hay, hiệu quả để nhân dân học tập, thu hút hàng trăm người tham gia, tổ chức mở 1.411 lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học k thuật về trồng trọt, chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng có hơn 98.454 hội viên nông dân tham dự, đồng thời phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh mở 07 lớp dạy nghề ngắn ngày và 04 lớp sơ cấp nghề cho hơn 641 hội viên. Phối hợp xây dựng 192 mô hình khuyến nông, khuyến ngư làm hạt nhân cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao [73, tr.7].
Liên đoàn lao động tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào thi đua thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân
viên chức lao động. Các phong trào đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức – lao động tham gia, đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Hội Phụ nữ đã tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, các cơ sở
tổ Hội tổ chức triển khai cho hội viên, phụ nữ học tập và đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn của phong trào, kết quả cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện đạt 91,3% gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3
sạch”. Hội Phụ nữ đã chủ trương thành lập mới và củng cố nhiều câu lạc bộ
như: Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ không sinh con thứ 3”, “Phụ nữ bảo vệ môi trường”,... thực hiện có hiệu quả các mô hình tổ phụ nữ tự nguyện tiết kiệm, tổ phụ nữ tín chấp, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tham gia hòa giải nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề hôn nhân, gia đình và các mâu thuẫn ở khu dân cư.
Hội Cựu chiến binh với phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương
mẫu”, đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều mô hình sản xuất, kinh
doanh, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; tham gia tích cực xây dựng Đảng, chính quyền. “Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức nói chuyện truyền thống cho Đoàn viên thanh niên và học sinh 42 buổi với 3.050 học sinh, 1221 lượt nhân dân tham dự”[80, tr.3].
Đoàn Thanh niên với phong trào thi đua xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tổ chức chương trình “Thắp sáng ước
mơ tuổi trẻ”, “Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”. “Tuổi trẻ Phù Cát chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”... Thanh niên khối trường
học tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu về lịch sử Hội. Tổ chức chương trình “Khi tôi 18”, tổ chức các hoạt động tình
nguyện ngày chủ nhật xanh như: trồng cây xanh, lao động dọn vệ sinh.
Đoàn thanh niên các lực lượng vũ trang thường xuyên tổ chức các phong trào “Thanh niên công an thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”… Phối hợp với Đồn biên phòng 316 đóng trên địa bàn duy trì tốt các hoạt động tăng cường tình đoàn kết quân dân.