Công tác khai quật khảo cổ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 25 - 53)

Từ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trên vùng đất Bình Định, việc xúc tiến nghiên cứu các nền văn hóa cổ xưa được đẩy mạnh, đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Năm 1977, tại địa điểm Truông Xe, Gò Lồi, Thuận Đạo, Chánh Trạch thuộc xã Mỹ Thắng huyện Phù Mỹ; Hội Lộc, Núi Ngang, Đồi Điệp, thành phố Quy Nhơn, các di tích đã được phát hiện, các di tích này trong những năm 1977 – 1978, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát và đào thám sát. [75,tr12] Từ năm 1980 đến năm 1982, các di tích này được khai quật trong đó có di tích Truông Xe, di tích Gò Lồi, Thuận Đạo, Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ được đào thám sát. Qua điều tra, những người tham gia khai quật đã có nhận xét di tích Truông Xe đây là nhóm di tích sớm, có niên đại sơ kỳ đồng thau, riêng Thuận Đạo,

Chánh Trạch thuộc giai đoạn muộn sơ kỳ sắt.[75, tr11]. Các di tích thuộc

văn hóa Sa Huỳnh Bảo tàng Tổng hợp Nghĩa Bình tiếp tục đào thám sát gồm các di tích: di tích Hội Lộc, di tích núi Ngang, di tích Đồi Điệp tiếp tục tiến hành khảo sát.

Đặc biệt trong thời gian này Di tích Truông Xe, đã phát hiện được tầng

văn hóa dày 1,3m. Trong tầng văn hóa thu được 1 rìu đá hình răng trâu, 3 rìu tứ giác, bốn đục nhỏ hình lưỡi xòe, 7 bàn mài, 1 chày nghiền, 2 phác vật đục. Đồng thời, trong hai hố thám sát đã phát hiện 2 mộ vò có dáng hình trứng, và 1 mộ vò có hình bầu dục có vò nhỏ khác úp lên trên. Hiện vật tìm thấy trong mộ gồm 2 bình gốm, một nồi minh phí, sau khi khảo sát Truông Xe, đoàn đã

tiến hành khai quật trên một diện tích 150m2 trong hố khai quật đã phát hiện

được 2 vò chôn đứng, các vò đều chôn úp lên nhau, tại một hố khác cách khu khai quật 50m, trong hố khai quật đã tìm thấy 1 rìu đá hình chữ nhật, 1 rìu hình răng trâu, 1 vòng tay đá và 2 con kê. [75,tr14,tr.15].

Bình Định là vùng đất nằm giữa trục Bắc Nam cho nên được xem là nơi hội tụ các luồng văn hóa khác nhau. Đông Sơn ở bắc, Phù Nam, Chân Lạp ở nam, cho nên trên mảnh đất này, không chỉ riêng văn hóa Sa Huỳnh như đã thấy, mà còn thấy cả dấu vết của văn hóa Đông Sơn, di vật mang sắc thái nền văn hóa này đã chứng minh cho điều đó. Cho đến nay, trên vùng đất Bình Định đã phát hiện 14 trống đồng Đông Sơn loại I. Tuy phát hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng sự có mặt của những hiện vật này không thể không phủ nhận về mối quan hệ giao lưu trao đổi giữa cư dân Sa Huỳnh và cư dân Đông Sơn trong quá khứ. [75,tr.16, tr.17].

1.2.4. Công tác nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản.

1.2.4.1. Công tác sưu tầm.

Công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu - hiện vật gốc là công tác nghiên cứu thu thập và lựa chọn theo phương pháp khoa học những tài liệu, những hiện vật gốc về lịch sử, tự nhiên và xã hội, tùy theo loại hình bảo tàng mà ta tiến hành và bổ sung hiện vật gốc cho kho cơ sở. Khi sưu tầm hiện vật, hiện vật phải là hiện vật gốc phù hợp với nội dung cần sưu tầm, ghi chép lập hồ sơ đầy đủ, mang tính chất cơ sở ban đầu cho mọi hoạt động.

Nhiệm vụ của công tác sưu tầm: Sưu tầm tài liệu hiện vật gốc để xây dựng kho cơ sở và bổ sung kho cơ sở phù hợp với những nội dung chủ yếu của bảo tàng; Sưu tầm các phần trưng bày, chỉnh lý cải tiến mở rộng trưng bày; Nghiên cứu thu thập tài liệu hiện vật gốc để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác giáo dục quần chúng.

Tính chất khoa học của công tác sưu tầm: Toàn bộ hoạt động của công tác sưu tầm phải hiện thực khách quan. Không xuyên tạc sự thật lịch sử hay bịa đặt lịch sử, những hiện vật gốc phải minh chứng cho những sự kiện hiện tượng trong lịch sử tự nhiên và xã hội mà tài liệu- hiện vật gốc đó tồn tại một cách khách quan. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bảo tàng hoặc

cảm tính của người sưu tầm. Có nghĩa là không phải bất cứ hiện vật gì cũng đem về, mà người cán bộ sưu tầm phải dựa vào loại hình tính chất sưu tầm hiện vật tài liệu – gốc phải phù hợp với nội dung tính chất của bảo tàng, vì vậy cán bộ sưu tầm cần phải biết chọn lọc, đánh giá giá trị hiện vật, không nên đưa về bảo tàng khi chưa biết giá trị lịch sử, nội dung lịch sử, nó đòi hỏi cán bộ chuyên môn phải có kiến thức khoa học và kiến thực chuyên môn để xác định tính chất giá trị lịch sử khoa học hoặc nghệ thuật. Hiện vật phải được ghi chép một cách trung thực với nội dung, giá trị hiện vật không nên tô điểm, phóng đại đó là công việc người cán bộ chuyên môn phải làm. Hiện vật sưu tầm phải được lập kế hoạch dài hạn hoặc kế hoạch sưu tầm.

Đối với Bảo tàng Tổng hợp Nghĩa Bình việc xác định hiện vật để chuẩn bị xây dựng trưng bày Bảo tàng khảo cứu địa phương của tỉnh luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm, lãnh đạo bảo tàng hằng năm đề xuất đầu tư cho việc nghiên cứu sưu tầm hiện vật liên quan đến lịch sử - văn hóa – xã hội của tỉnh, chú trọng xây dựng lập hồ sơ hoàn thiện những bộ sưu tập hiện vật có giá trị về thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa phù hợp với nội dung trưng bày của bảo tàng. Trên cơ sở đã nghiên cứu bảo tàng lập kế hoạch sưu tầm dài hạn, tổ chức sưu tầm hiện vật liên quan đến đặc trưng văn hóa, đất nước con người Nghĩa Bình và Nghĩa Bình qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Kế hoạch sưu tầm đã được đặt ra trên cơ sở đã nghiên cứu nắm vững về lịch sử, địa phương, nhân vật lịch sử, hay một ngành nào đó. Qua nghiên cứu sách báo, tạp chí hay tư liệu khác có liên quan lịch sử và đã xác định được địa điểm. Trong thời kỳ chuẩn bị, công tác sưu tầm muốn đem lại hiệu quả cao thì công tác sưu tầm cần chú ý 5 nội dung chủ yếu đó là: Sự kiện cụ thể; Địa điểm cụ thể; Thời gian cụ thể; Nhân vật cụ thể; Hiện vật cụ thể. Hằng năm, phòng bảo tàng tổ chức những đợt sưu tầm có định hướng trên khắp địa bàn tỉnh Nghĩa Bình và ngoài tỉnh có liên quan như: thứ nhất, tổ chức mạng lưới sưu tầm

chọn các ngành, các đơn vị, cơ quan, các tổ chức xã hội để cùng nhau tiến hành sưu tầm tài liệu hiện vật trong bảo tàng. Thứ hai, tổ chức quần chúng đóng góp hiện vật cho bảo tàng: Công tác bảo tàng chính là công tác quần chúng, thu thập lựa chọn những hiện vật có giá trị cho bảo tàng phải dựa vào quần chúng: Tổ chức tuyên truyền, tọa đàm, trao đổi phát động quần chúng về mục đích, ý nghĩa mục đích công tác sưu tầm, tranh thủ sự giúp đỡ của các cụ lão thành cách mạng, các nhà khoa học, lực lượng thanh niên, phụ nữ…; Quá trình khảo sát phải nghiên cứu, lựa chọn thu thập các tài liệu, hiện vật theo chương trình kế hoạch, nội dung, mục đích của từng chủ đề.

Hiện vật sưu tầm theo tiêu chí của bảo tàng phải là hiện vật gốc, vì hiện vật là tiếng nói của lịch sử, nó là ngôn ngữ đặc trưng riêng của bảo tàng, khi nhìn vào hiện vật ta có thể đánh giá được về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội lúc bấy giờ…người sưu tầm khi sưu tầm hiện vật phải ghi chép lại chính xác không xuyên tạc sự thật lịch sử hay bịa đặt lịch sử, những hiện vật gốc phải minh chứng cho những sự kiện hiện tượng trong lịch sử tự nhiên và xã hội mà tài liệu- hiện vật gốc đó tồn tại một cách khách quan, đồng thời sưu tầm và tiếp nhận hiện vật bảo tàng là để xây dựng, bổ sung cho kho cơ sở, bên cạnh đó tiến hành kiểm kê, hoàn thiện thủ tục hồ sơ khoa học - pháp lý cho các hiện vật đó. Trong giai đoạn này Bảo tàng Nghĩa Bình đã tiếp nhận nhiều hiện vật tư liệu quý hiếm thông qua công tác trưng bày, đi điền dã, tiếp nhận hiện vật do các cơ quan đoàn thể hiến tặng, vận động quần chúng, đã sưu tầm được. Hiện vật thể khối: 150 đơn vị

Hiện vật giấy, tư liệu: 200 đơn vị.

Công tác sưu tầm lúc này thu được nhiều thành quả lớn, đó là sưu tầm được hơn 1.000 trang tư liệu gốc, phim ảnh, tài liệu viết tay và chân dung các anh hùng tướng lĩnh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của tỉnh Bình Định. Ngoài công tác sưu tầm, thông qua những đợt khảo sát điền dã, khai

quật khảo cổ học Bảo tàng đã thu được một số hiện vật đem về phục vụ cho công tác trưng bày Bảo tàng.

Tóm lại, việc tổ chức sưu tầm, quản lý hiện vật bảo tàng từ khâu công tác nghiên cứu, sưu tầm và tiếp nhận hiện vật bảo tàng ngoài việc đảm bảo những nguyên tắc chuyên môn, đảm bảo an toàn hiện vật trong quá trình di chuyển về bảo tàng thì yêu cầu kèm theo Hồ sơ sưu tầm hiện vật là tập hợp các tài liệu pháp lý khoa học liên quan đến nội dung, quá trình phát hiện, sưu tầm hiện vật được cán bộ sưu tầm thực hiện về cơ bản đã đảm bảo theo yêu cầu của bảo tàng. Đây là khâu công tác nhằm mục đích tư liệu hóa tài liệu, hiện vật gốc có giá tri lịch sử văn hóa của tỉnh phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng Nghĩa Bình.

1.2.4.2. Công tác kiểm kê, bảo quản.

Là một trong 6 khâu công tác quan trọng nhất trong hoạt động chuyên môn Bảo tàng là nơi lưu giữ tài sản vô giá của quốc gia với tầm quan trọng như vậy Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành quy chế cụ thể: “Quy chế về công tác kiểm kê và bảo quản các di tích bảo tàng” năm 1980, trong những năm đầu Bảo tàng luôn coi công tác kiểm kê là nhiệm vụ hàng đầu của công tác kho hiện vật, các hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng phần lớn phụ thuộc vào kiểm kê bước đầu như: Giám định xét duyệt hiện vật, ghi sổ nhập hiện vật tạm thời, xây dựng hồ sơ ban đầu đều do cán bộ làm công tác sưu tầm, kiểm kê làm.

Nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Tiếp nhận hiện vật từ cán bộ sưu tầm chuyển về.

- Tiến hành đăng ký vào sổ hiện vật gốc (Sổ kiểm kê bước đầu) - Tiến hành vào sổ phân loại hiện vật.

- Đánh số cho các hiện vật. - Lập lệnh xuất, nhập hiện vật.

Khi xác nhận hiện vật đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhập kho bảo tàng thì giao cho bộ phận sưu tầm phối hợp với bộ phận kiểm kê – bảo quản tiến hành các thủ tục pháp lý cũng như khoa học để các hiện vật chính thức trở thành hiện vật bảo tàng. Hiểu theo cách khác, công tác kiểm kê chịu trách nhiệm “khai sinh” cho từng hiện vật mà nếu không có công việc đó dù có giá trị đến mấy, các hiện vật vẫn chưa được phép sử dụng.

Nếu nguyên tắc kiểm kê thực hiện đúng theo đúng nguyên tắc pháp lý và khoa học sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn khác trong bảo tàng.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, khi việc kiểm kê tiến hành tốt sẽ giúp cho lãnh đạo bảo tàng nắm vững số lượng và chất lượng của toàn bộ hiện vật trong bảo tàng để từ đó có kế hoạch chỉ đạo hoạt động của kho cơ sở cũng như các hoạt động chuyên môn khác.

Chẳng hạn đối với công tác bảo quản, chất lượng công tác kiểm kê tạo điều kiện cho việc nắm rõ về từng hiện vật từ nguồn gốc, chất liệu cho đến tình trạng của nó, qua đó làm tốt việc phân loại, sắp xếp và có chế độ cũng như biện pháp bảo quản thích hợp. Còn công tác sưu tầm sẽ dựa vào kết quả của công tác kiểm kê để biết được tình hình hiện vật trong kho cơ sở rồi từ đó có kế hoạch sưu tầm bổ sung cho các sưu tập thêm phong phú hoặc hình thành thêm các sưu tập mới…v.v. Trong mối quan hệ với công tác trưng bày, hệ thống tư liệu được tạo ra qua công tác kiểm kê giúp những người làm công tác này tìm hiểu, nghiên cứu để chọn ra các hiện vật tiêu biểu, phù hợp với chủ đề trưng bày. Đồng thời, hệ thống tư liệu đó sẽ giúp cho những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục có những nguồn tin đáng tin cậy để sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thời gian qua, toàn bộ hiện vật sưu tầm cùng với hồ sơ khoa học sưu tầm kèm theo khi về đến Bảo tàng về cơ bản phải được thông qua Hội đồng

xét duyệt hiện vật của bảo tàng, sau đó chúng được chuyển về bộ phận Kiểm kê - bảo quản và làm thủ tục khoa học - pháp lý cho từng hiện vật để nhập kho bảo tàng nhằm bảo quản và quản lý lâu dài phục vụ cho công tác nghiên cứu, từ trước năm 1989 Bảo tàng Nghĩa Bình đã nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ khoa học, nhập kho tổng là: 2.565 hiện vật. Trong đó hiện vật phim ảnh 250, hiện vật giấy 560, hiện vật thể khối 1.775. [7] Theo quy định, trong hồ sơ hiện vật phải có “Biên bản giao nhận” với đầy đủ họ tên và chữ ký của người giao, người nhận hiện vật, nhưng thực tế ở kho cơ sở của Bảo tàng còn nhiều hiện vật chưa có biên bản giao nhận hoặc có biên bản giao nhận nhưng không đầy đủ chữ ký của người giao và nhận hiện vật. Bởi vì, số hiện vật mang ý nghĩa bảo tàng được chuyển về Bảo tàng Nghĩa Bình từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù Bảo tàng Nghĩa Bình đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hồ sơ, quản lý và khai thác nguồn tư liêu hiện vật nhưng vẫn còn một số lượng lớn hiện vật là văn bản chưa rõ nguồn gốc và hiện nằm ngoài sổ kiểm kê bước đầu. Đây cũng là vấn đề lớn đặt ra trong hoạt động chuyên môn mà Bảo tàng cần phải tập trung bổ sung thông tin cho nguồn tư liệu này để chúng có đầy đủ yếu tố pháp lý khoa học của một hiện vật bảo tàng để quản lý lâu dài.

Tóm lại, công tác kiểm kê hiện vật là một trong những khâu công tác trọng tâm của công tác kho bảo tàng. Chỉ thông qua công tác kiểm kê, hiện vật bảo tàng mới được quản lý và khai thác một cách có hiệu quả để phục vụ cho công tác nghiệp vụ và nghiên cứu. Không những thế, thông qua công tác kiểm kê mà bảo tàng mới phát hiện ra các mảng hiện vật còn trống vắng từ đó hoạch định kế hoạch bổ sung, kiện toàn kho cơ sở. Tuy nhiên, để có thể tổ chức quản lý và khai thác kho hiện vật được tốt hơn nữa, bảo tàng đặc biệt chú trọng khâu công tác kiểm kê khoa học. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình kiểm kê hiện vật bảo tàng. Đồng thời chỉ thông qua kiểm kê khoa

học, thì hiện vật bảo tàng mới đề cập đầy đủ yếu tố ngoại tại và yếu tố nội tại và các nội dung khoa học liên quan đến mỗi hiện vật. Cũng chính từ đó hiện vật mới trở thành di sản văn hóa đích thực.

Bảo quản hiện vật bảo tàng

Bảo quản là một khâu quan trọng trong hệ thống công việc của bảo tàng. Các hiện vật, các sưu tập được giữ gìn trong bảo tàng là cơ sở cho tất cả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 25 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)