Công tác trưng bày, tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 57 - 66)

Ngoài những nhiệm vụ chính trị phải đảm nhận, bảo tàng đã đưa tri thức văn hóa đến với mọi đối tượng công chúng khi đến với Bình Định. Trên cơ sở vật chất hiện có, cán bộ viên chức Bảo tàng luôn xác định đổi mới và đa dạng hóa hình thức trưng bày, quảng bá hình ảnh của mình, để mọi đối tượng tiếp cận gần hơn với mọi di sản văn hóa vật chất và tinh thần của Bình Định. Từ những ngày đầu mới thành lập, hiện vật trưng bày ở Bảo tàng còn nghèo nàn, cơ sở phòng ốc còn chật hẹp, nhưng lãnh đạo, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã dần bổ sung hoàn thiện, chỉnh lý hệ thống trưng bày với diện

tích gần 1.000m2, với những nội dung phong phú theo từng chủ đề, nhằm

phản ánh toàn bộ bức tranh sinh động về tự nhiên phong phú đa dạng của địa phương, có địa hình tự nhiên hùng vĩ, tiềm năng kinh tế đa dạng và quá trình phát triển xã hội có bề dày lịch sử lâu đời, có nền văn hóa các dân tộc phong phú, với truyền thống yêu nước nồng nàn…Hệ thống trưng bày sử dụng trang thiết bị cần thiết để tạo điểm nhấn cho hiện vật, đảm bảo tính chân thực khoa học, trên cơ sở ngôn ngữ chính bảo tàng học cùng với những hiện vật, tư liệu, hình ảnh được sắp xếp theo từng chủ đề, từng giai đoạn với màu sắc hài hòa, có tính mỹ thuật cao, thể hiện được nội dung chủ đạo phù hợp với người xem.

Trong công tác trưng bày: hiện vật được xem là trái tim, là bộ mặt của

bảo tàng để truyền tải thông tin, thông điệp đến người xem là hình thức để công chúng cảm thụ, thưởng thức các giá trị lịch sử, văn hóa hàm chứa trong hiện vật bảo tàng. Vì vậy có thể nói, công tác trưng bày của bảo tàng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bảo tàng. Hằng năm Bảo tàng đều có kế hoạch nâng cấp hệ thống trưng bày với tổng diện tích trưng bày khoảng

1.000m2, Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định có sự liên kết

chặt chẽ giữa nội dung và hình thức trưng bày, hài hòa. Thông qua các giải pháp mỹ thuật như: Sa bàn, mô hình, tài liệu khoa học phụ bổ trợ, đã tôn lên các hiện vật trưng bày. Khu trưng bày trong nhà gồm 5 phòng với 5 chủ đề chính: phòng "Đất nước con người" với 241 hiện vật, phòng "kháng chiến chống Pháp" với 122 hiện vật, phòng "kháng chiến chống Mỹ" với 233 hiện vật, phòng "văn hóa Chăm" 173 hiện vật, phòng "Bác Hồ với Bình Định - Bình Định với Bác Hồ" 185 hiện vật. Bảo tàng thường xuyên mở cửa tổ chức phục vụ khách đến tham quan Bảo tàng và đặc biệt trong các dịp lễ như: tết dương lịch, tết âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3; ngày 31/3; 30/4; 1/5; Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Từ năm 2009, hệ thống trưng bày Bảo tàng đã được thay đổi cơ bản từ phương tiện cho đến cách bài trí và giải pháp trưng bày.

Ngoại thất, các hiện vật có thể khối lớn như sưu tập điêu khắc Champa, súng thần công được trưng bày trang trọng trên bục bệ có chú thích bằng hai ngôn ngữ Anh – Việt phục vụ khách tham quan. Nội thất, được chỉnh trang một bước, chuyển tải được nội dung và hình thức trưng bày khách đến tham quan về chủ đề thể hiện. Hiện vật, hình ảnh được trưng bày theo hệ thống đai tủ đóng mới, trang thiết bị ánh sáng tạo điểm nhấn cho ý tưởng trưng bày khách đến tham quan. Các giai đoạn lịch sử đã chỉnh đốn cho phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của vùng đất Bình Định. Cụ thể như giai đoạn tiền,

sơ sử được bổ sung các loại hình hiện vật mới đồng thời bổ sung phần mỹ thuật phụ trợ để giúp khách tham quan nhận biết dễ dàng hơn về đặc trưng văn hóa giai đoạn lịch sử của Bình Định. Thời kỳ cổ trung đại cũng được bổ sung nhiều hiện vật mới để giới thiệu, đặc biệt nhiều hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII trên đất Bình Định đã được đưa ra trưng bày, hiện vật gần như độc bản, phục vụ 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Phòng tiền sảnh được giành để trưng bày các sưu tập gốm sứ như: Gốm Champa, Gốm Trung Quốc, từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ XV, gốm Việt Nam gồm: gốm Lý, Trần thế kỷ XII – XIII, và gốm Bình Định thế kỷ XIX.

Phòng điêu khắc mỹ thuật Chăm được trưng bày bổ sung nhiều hiện vật mới, nguyên, hệ thống ánh sáng được thay thế, đặc biệt phần chính diện

quảng bá hình ảnh tháp Dương Long lớn có diện tích trên 10m2 tạo chiều sâu

của phòng trưng bày và tạo điểm nhấn cho du khách.

Phòng Bác Hồ với nhân dân Bình Định, Bình Định với Bác Hồ được dàn dựng trưng bày lại, bổ sung và làm mới hiện vật đưa ra trưng bày phục vụ khách tham quan, đặc biệt còn phục vụ các nhà nghiên cứu toàn quốc đến tham dự Hội thảo khoa học và kỷ niệm 100 năm ngày annh Nguyễn Tất Thành đến Bình Định (1909 – 2009).

Bảo tàng thường xuyên quảng bá, cập nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng về tài liệu quý hiếm, hệ thống trưng bày và các hoạt động Bảo tàng nhân các ngày kỷ niệm, lễ lớn của đất nước. In tập gấp giới thiệu hệ thống trưng bày bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và Tiếng Anh giới thiệu phục vụ du khách trong nước và ngoài nước đến thăm quan Bảo tàng.

Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, hằng năm công tác trưng bày luôn được nâng cấp, chỉnh đốn hệ thống trưng bày bảo tàng, nên việc giới thiệu phục vụ khách tham quan ngày một tốt hơn, bảo tàng luôn mở cửa đón

khách phục vụ khách đến tham quan bảo tàng ngày thường cũng như các ngày lễ, tết, tuyên truyền quảng bá về văn hóa tỉnh Bình Định từ thời tiền sử, sơ sử, cho đến văn hóa thời Chăm pa, Tây Sơn… những tư liệu hình ảnh, hiện vật trưng bày đất nước con người Bình Định trong chiến tranh, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đã thu hút đông đảo mọi người đến tham quan, nghiên cứu. Để Bảo tàng luôn thay đổi và đổi mới hằng năm Bảo tàng có kế hoạch chỉnh trang đưa các tài liệu mới sưu tầm vào trưng bày bổ sung để phục vụ khách tham quan nghiên cứu như sưu tập Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và các hình ảnh tài liệu các di tích lịch sử trên đất Bình Định. Bên cạnh đó đội ngũ thuyết minh của bảo tàng thường xuyên đọc tư liệu, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu của Bảo tàng. Khách đến tham quan Bảo tàng đều đánh giá cao về đội ngũ thuyết minh: lịch sự, thuyết minh hay, lôi cuốn người nghe…Tuy nhiên, cán bộ thuyết minh chuyên ngoại ngữ lúc này chưa có, đây là vấn đề cấp bách cần đặt ra đối với công tác thuyết minh Bảo tàng.

Hằng năm, Bảo tàng trên dưới đã tiếp 5.000 lượt khách đến tham quan trong đó có khách nước ngoài và hàng chục đoàn khách học sinh của các trường phổ thông thành phố Quy Nhơn.

Bảng 2.4.

Tổng hợp số liệu khách tham quan Bảo tàng tổng hợp Bình Định.

Giai đoạn 1990 - 2007

Năm Tổng số khách Khách trong nước Khách quốc tế

1990 3.000 3.000 0

1991 3.500 3.500 0

1992 3.600 3.600 0

1994 4.253 4.253 0 1995 4.137 4.137 0 1996 4.015 4.000 15 1997 4.621 4.583 38 1998 5670 5.515 155 1999 7657 7542 115 2000 10.000 9.000 1.000 2001 10.200 9.933 267 2002 10.500 10.300 200 2003 4.100 3.905 195 2004 3.375 3.209 166 2005 3.954 3.940 14 2006 3.475 3.353 122 2007 2.477 2.239 238 Bảng 2.2.

Tổng hợp số liệu khách tham quan Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.

Giai đoạn 2008 - 2018

Năm Tổng số khách Khách trong nước Khách quốc tế

2008 15.470 3.710 14.760

2009 5.270 5.002 268

2010 4.955 4.479 476

2012 5.865 5.415 450 2013 14.073 13.495 578 2014 7.669 7.093 576 2015 24.494 11.914 2.080 2016 15.738 7.425 424 2017 19.668 19.178 490 2018 25.094 24.098 996 [Nguồn: Bảo tàng Tổng hợp Bình định]

Ngoài phục vụ tại chỗ, Bảo tàng Tổng hợp, còn tổ chức thực hiện các hoạt động như Phối hợp trưng bày ở địa phương và trong nước phục vụ khách tham quan trong những dịp lễ, tết. Phối hợp xây dựng nhà truyền thống của địa phương trên toàn tỉnh Bình Định.

2.5.1. Phối hợp trưng bày ở địa phương và trong nước phục vụ khách tham quan trong những dịp lễ, tết.

Bảo tàng còn phối hợp với các địa phương huyện, thị trong tỉnh phục vụ các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa đưa sản phẩm văn hóa về phục vụ vùng sâu, vùng xa của tỉnh đồng thời thường xuyên quảng bá hình ảnh của Bảo tàng trên mọi phương tiện thông tin từ báo hình, đến báo nói của Trung ương và Bình Định. Từ năm 1989 - 2008 tổ chức được 18 cuộc trưng bày chuyên đề và triển lãm lưu động tiêu biểu như:

Để chào mừng thành phố Quy Nhơn tròn 100 tuổi, phủ thành Quy Nhơn tròn 396 năm kể từ ngày vua Thành Thái ra chỉ dụ và 4/7/1998 Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại 2, được sự chỉ đạo của Thường Vụ tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân tỉnh và trực tiếp là Sở Văn hóa Thông tin Bình Định, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định trưng bày giới thiệu các hình ảnh

tư liệu, bản đồ về Quy Nhơn trong quá trình bảo vệ và xây dựng trong suốt chặn đường lịch sử đã qua. Bộ trưng bày gồm các chủ đề như sau: Sơ lược vùng đất của Phủ thành Quy Nhơn và thành phố tỉnh lỵ; Quy Nhơn hình thành và phát triển từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX; Đô thị Quy Nhơn những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1954; Thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định dưới thời Mỹ ngụy; Thành phố Quy Nhơn trong những công cuộc xây dựng và đổi mới (1954 – 1998); Kết quả đạt được của thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tổ chức Trưng bày vụ thảm sát Bình An- Tây Vinh, Tây Sơn diễn ra vào ngày 26 tháng 02 hằng năm.

Năm 2007, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trưng bày chuyên đề “Cổ vật Champa Bình Định tại Hà Nội từ ngày 26/3 đến ngày 21/12/2007

Năm 2010, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin Hoài Nhơn, Phù Mỹ trưng bày chuyên đề 80 năm thành lập Đảng 3/2/1930 – 3/2/2010 tại nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi, Hoài Nhơn (3- 5/2); mùng 5 tháng giêng tại Đèo Nhông Dương Liễu.

Năm 2015, bảo tàng tiến hành phục vụ khách tham quan nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2015), tổ chức triển lãm ảnh “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định” từ ngày 28/3/2015 – 31/3/2015 tại Quảng Trường Nguyễn Tất Thành

Năm 2018, Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ thực hiện công tác thuyết minh, tuyên truyền về triển lãm bản đồ và tư liệu về “Hoàng

Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại thành

phố Quy Nhơn (14/9- 15/9/2018); xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (19/9 – 21/9/2018); xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (28/9 – 30/9/2018) nhân ngày hội Văn hóa – Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIII

Nhìn chung, các cuộc trưng bày chuyên đề và triển lãm lưu động do Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tổ chức được nhân dân đánh giá cao, giúp mọi người đến gần với tri thức văn hóa hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Trong những năm qua công tác trưng bày, triển lãm lưu động được tiến hành rộng rãi khắp đất nước, ngoài ra còn đưa di sản văn hóa Bình Định ra ngoài nước giới thiệu công chúng về di sản văn hóa Bình Định đã thu hút đông đảo mọi người đến tham quan, học hỏi nghiên cứu, đưa di sản văn hóa Bình Định nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam nói chung xích lại gần hơn với thế giới góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

2.5.2. Phối hợp xây dựng nhà truyền thống của địa phương trên toàn tỉnh Bình Định.

Công tác xây dựng Bảo tàng được tiến hành theo nhu cầu từng địa phương. Trong những năm qua từ năm 1989 đến năm 2008 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã xây dựng 7 nhà truyền thống và 2 Bảo tàng cụ thể gồm: Xây dựng Bảo tàng huyện Phù Cát; xây dựng Bảo tàng huyện Tuy Phước; xây dựng nhà trưng bày Chi bộ Hồng Lĩnh huyện An Nhơn; xây dựng trưng bày Chi bộ nhà máy đèn, thành phố Quy Nhơn; xây dựng trưng bày nhà truyền thống trường Lê Quý Đôn, thành phố Quy Nhơn; xây dựng trưng bày Nhà tù số 9 Đào Duy Từ; xây dựng nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, tại thôn Tùng Giảng, huyện Tuy Phước; Xây dựng nhà trưng bày Chi bộ Cửu Lợi huyện Hoài Nhơn; xây dựng nhà trưng bày Bưu Điện thành phố Quy Nhơn.

Năm 2008, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã tiến hành giúp địa phương huyện Tuy Phước biên soạn đề cương trưng bày truyền thống huyện giai đoạn 1975 đến năm 2000. Hiện công việc đang hoàn tất giai đoạn biên soạn cuối cùng trình gửi UBND huyện góp ý, phê duyệt đầu tư kinh phí thực hiện. Giúp huyện Hoài Nhơn dàn dựng trưng bày nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi. Năm

2010, giúp huyện Hoài Nhơn dàn dựng trưng bày nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi, đặc biệt Bảo tàng hoàn thành công trình đưa vào sử dụng đúng dịp 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2010). Năm 2011, Phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện Tuy Phước giúp huyện Tuy Phước lập đề cương sưu tầm, maket xây dựng nhà lưu niệm Chi bộ Đề pô Diêu Trì. Dàn dựng trưng bày, phục vụ thuyết minh nhân ngày khánh thành nhà lưu niệm Chi bộ Đề pô Diêu Trì, ngày 31/8/2012. Năm 2013, nghiên cứu biên soạn nội dung và dàn dựng trưng bày nhà truyền thống lực lượng Công An Bình Định. Năm 2015, Bảo tàng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sưu tầm tư liệu, hiện vật, xây dựng đề cương trưng bày tại nhà lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Phó, xã Tây Giang huyện Tây Sơn. Năm 2016, hoàn thành việc phối hợp với Trung tâm văn hóa Thông tin – Thể thao huyện Tuy Phước tổ chức sưu tầm, trưng bày một số tư liệu, hiện vật tại đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Tấn và cử thuyết minh đến huyện để phục vụ khách tham quan trong dịp lễ khánh thành Đền thờ và kỷ niệm ngày mất của Đào Tấn (17/8/2016). Năm 2017, giúp huyện Phù Mỹ xây dựng đề cương tổng quát, đề cương sưu tầm tư liệu hiện vật để chuẩn bị trưng bày Nhà lưu niệm chi bộ huyện Phù Mỹ. Đến năm 2018, tiếp tục phối hợp với huyện Phù Mỹ lập kế hoạch đề cương sưu tầm tư liệu, hình ảnh hiện vật để trưng bày nhà lưu niệm Chi bộ Trà Quang và Chi bộ Hà Ra – Phú Hựu ở huyện Phù Mỹ, thực hiện trong giai đoạn 2.

Ngoài ra Bảo tàng còn tổ chức những chuyến thực tế, hoạt động điền dã qua các lễ hội truyền thống, tham quan, nghiên cứu các sự kiện lịch sử trong năm; làm việc với một số địa phương có nhà truyền thống, nhà lưu niệm về phương thức đẩy mạnh các hoạt động của Bảo tàng để ngày một phong phú hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)