hợp tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.
Khi nói tới hoạt động của bảo tàng, phát triển của bảo tàng thì đây là hoạt động chiến lược đặt bảo tàng trong một chiến lược phát triển văn hóa.
Bảo tàng phải làm gì để phát triển. Đó là những vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược đặt ra cho hoạt động bảo tàng cả nước nói chung và Bảo tàng Tổng hợp nói riêng được đặt ra cho hoạt động bảo tàng trong thời gian tới. Bảo tàng muốn tồn tại và khẳng định vị trí của mình trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải có sự chuyển mình và đổi mới cả nội dung và hình thức hoạt động.
Trước tiên phải thực hiện tốt việc hoạt động nghiên cứu khoa học khắc phục sự trùng lắp về nội dung trưng bày bảo tàng. Mỗi Bảo tàng phải có nét đặc trưng riêng về nội dung trưng bày, các bộ sưu tầm quý hiếm phải được trưng bày phục vụ khách thăm quan.
Cơ sở vật chất: Lãnh đạo các cấp cần quan tâm đầu tư thích đáng cho
Bảo tàng, nâng cấp lại hệ thống trưng bày, nếu xây dựng mới Bảo tàng, thì xây dựng theo đúng đặc trưng của Bảo tàng, không nên chỉ tập trung kinh phí xây dựng ở phần kiến trúc mà quên hiện vật gốc không đủ đáp ứng để trưng bày vì vậy nhiều bảo tàng sau khi xây dựng xong phải bổ sung thêm tài liệu khoa học phụ để lấp đầy chỗ trống, tạo nên cảm giác gượng ép, khó chịu của du khách đến thăm quan.
Công tác trưng bày: Các hình thức trưng bày và phương tiện trưng bày
phải hiện đại, hấp dẫn và tận dụng hết các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác trưng bày tuyên truyền. Hiện vật trưng bày phải là hiện gốc, mỗi gian trưng bày phải khái quát đầy đủ quá trình diễn biến lịch sử văn hóa của dân tộc. Mỗi hiện vật cần có ánh sáng chiếu vào, tạo điểm nhấn và không cần thuyết minh người xem thông qua bản chú thích có thể nắm bắt được vấn đề họ cần nghiên cứu. Hiện nay tại một số Bảo tàng lớn của Việt Nam đã có những bộ thuyết minh tự động, du khách đến thăm quan không cần cán bộ thuyết minh hướng dẫn mà chỉ cần du khách đến chỗ mình cần tìm hiểu nhấn nút chọn thì máy thuyết minh sẽ tự động phát… Để thu hút khách
thăm quan đến Bảo tàng, Bảo tàng cần có sự thay đổi mới đủ sức thu hút người xem tiến tới có nguồn thu qua bán vé tham quan để tự bổ sung ngân sách hoạt động nghiệp vụ.
Bảo tàng cần tích cực thực hiện việc tiếp thị, nghĩa là tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng cáo giới thiệu về cái hay, cái đẹp, cái quý hiếm ở bảo tàng để công chúng biết đến. Phối hợp với các Bảo tàng tổ chức trao đổi trưng bày các cuộc triễn lãm với các bảo tàng trong cả nước với hình thức giao lưu văn hóa có tính chất trí tuệ đồng thời mang lại lợi nhuận không nhỏ cho bảo tàng. Phối hợp với các bảo tàng khác trong cả nước có di tích Champa thiết kế tour phục vụ khách du lịch hành trình đến các di sản văn hóa Chăm hoặc phối hợp với công ty du lịch tổ chức các tour phục vụ khách đến thăm quan bảo tàng và các di tích khác trên toàn tỉnh Bình Định…; Bảo tàng không chỉ dừng lại ở phần trưng bày và công tác quần chúng, mà luôn đưa ra các loại hình dịch vụ văn hóa vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách, vừa tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho bảo tàng. Thiết nghĩ biết cách tạo nhu cầu tiêu tiền hợp pháp của khách tham quan cũng là nét mới trong phong cách bảo tàng không chỉ một số bảo tàng trong nước áp dụng mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để bảo tàng hoạt động có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bảo tàng cũng cần phải được đối xử như các cơ quan nghiên cứu, giáo dục khoa học- nó cũng phải từng bước được hiện đại hóa, (nói đến hiện đại hóa của bảo tàng là nói đến chiều sâu của hệ thống các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, là nói tới hệ thống thiết bị đặc chủng tiên tiến, hiện đại phục vụ cho các khâu bảo quản, giám định hiện vật, khai thác thông tin, giám định thông tin, truyền tải thông tin v.v…) mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến của nhân loại.
Đảng, Nhà nước, của xã hội. Phải tập cho người làm công tác bảo tàng thói quen làm việc theo kiểu công nghiệp, đúng giờ, nhanh nhạy và hiệu quả, luôn có tư duy đổi mới, luôn luôn vì con người.
Tiểu kết chương 3
Bảo tàng Tổng hợp Bình Định từ năm 1989 đến năm 2018 ra đời và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, bảo tàng đã có sự phát triển đạt được những kết quả khả quan về quy mô và chất lượng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cũng còn gặp nhiều khó khăn hạn chế cần phải khắc phục để hướng tới phát triển bền vững.
Đứng trước nhiệm vụ phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đứng trước cơ hội và thách thức mới. Cơ hội là Bảo tàng có điều kiện cận các công nghệ mới, nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau thông qua các kênh mạng internet có điều kiện thay đổi mình, để hòa nhập cùng với xu thế phát triển bảo tàng trong cả nước. Vì vậy, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định muốn phát triển, tồn tại, tránh tình trạng tụt hậu so với những bảo tàng hiện nay trên cả nước trước tiên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Trước tiên lãnh đạo các cấp phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới hệ thống trưng bày, mở rộng diện tích trưng bày, mở thêm phòng trưng bày chuyên đề phục vụ công tác trưng bày hằng năm được thực hiện tại Bảo tàng, có nhà phục vụ diễn võ cổ truyền Bình Định, Bài chòi…để du khách hiểu thêm về văn hóa phi vật thể khi đến Bình Định. Nơi đây là chiếc cầu nối giữa
quá khứ với hiện tại đưa mọi người đến gần nhau hơn, nhằm giáo dục tuyên truyền phổ biến tri thức đến với mọi người. Đồng thời, trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thứ hai, tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống tổ chức sân chơi bổ ích cho học sinh các trường phổ thông đến thăm quan, tổ chức các chương trình ngoại khóa giúp các em hiểu biết lịch sử địa phương thông qua hình ảnh hiện vật trưng bày. Thứ ba, phổ biến tri thức bằng cách viết bài trên các trang báo, tạp chí ngành, địa phương, trên thông tin đại chúng, trên báo, đài, truyền hình… để mọi người biết đến. Thứ tư, phối hợp với địa phương, với các tour du lịch và các Bảo tàng trên cả nước đưa khách tham quan đến những những di tích đã được xếp hạng và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Định, nhằm phối hợp tuyên truyền người dân có ý thức bảo vệ di tích. Xây dựng một đội ngũ trí thức, có trình độ năng lực tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến nhất, nhanh nhạy và hiệu quả, luôn có tư duy đổi mới, luôn luôn vì con người lấy việc phục vụ nhu cầu của con người là mục đích cho sự tồn tại của chính mình. Mở rộng các hoạt động giao lưu quốc tế, tổ chức các cuộc thảo chuyên đề giới thiệu về văn hóa Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng và đây là mục tiêu, động lực để phát triển kinh tế xã hội như Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã khẳng định.
KẾT LUẬN
Trong gần 30 năm (1989 - 2018), Bảo tàng Tổng hợp Bình Định có những thuận lợi nhất định để phát triển: Đất nước ổn định về chính trị, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự và an toàn xã hội cơ bản ổn định, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh
thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tỉnh Bình Định với tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền đã tạo những điều kiện thuận lợi để bảo tàng phát triển. Ban đầu cơ sở vật chất không có, chưa có kho Bảo tàng hiện vật đem về phải để trong giỏ không có kệ nhưng bảo tàng đã khắc phục khó khăn, cố gắng gìn giữ bảo quản hiện vật bằng những phương pháp thủ công thô sơ, bước đầu số lượng vật khá ít ỏi khoảng 2.000 hiện vật nhưng về sau hiện vật bảo tàng tăng theo số lượng hằng năm. Ngoài ra, công tác khảo sát, khai quật khảo cổ học cũng giúp cho Bảo tàng có số lượng lớn hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học như phối hợp với các chuyên gia khảo cổ học trong nước và nước ngoài đã tiến hành khai quật khảo cổ học đã mở ra nhiều vấn đề không chỉ trong nước và ngoài nước đều quan tâm.
Công tác kiểm kê bảo quản: Được tiến hành thường xuyên, hiện vật sau khi sưu tầm hiện vật về, cán bộ sưu tầm đều viết đầy đủ nội dung hiện vật thông qua Hội đồng khoa học và lập hồ sơ hiện vật nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hiện vật. Đến nay Bảo tàng đã có gần 14.000 hiện vật gồm các chất liệu khác nhau với số lượng hiện vật và trình độ chuyên môn của Bảo tàng đáp ứng đủ quy định của Cục di sản vì vậy, năm 2008 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định được xếp vào Bảo tàng loại 2 trong hệ thống bảo tàng cả nước và đến nay Bảo tàng đã có khoảng 50 bộ sưu tập phục vụ cho công tác trưng bày, tiến hành lập hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ thủ tục đăng ký bảo vật Quốc gia tính đến nay Bảo tàng Bình Định được công nhận 5 bảo vật quốc gia.
Công tác kiểm kê di tích: Công tác kiểm kê di tích, trùng tu tôn tạo và phát huy di sản văn hóa dân tộc ngay từ ngày đầu thành lập bảo tàng công tác quản lý trùng tu di tích đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư, chống xuống cấp hằng năm Bảo tàng đều có kế hoạch trùng tu, kiểm tra, kiểm kê,
phân loại đánh giá tình trạng của di tích. Tính đến năm 2007, Bảo tàng đã lập hồ sơ đăng ký trình cấp bộ 16, cấp tỉnh 61 di tích. Năm 2008, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tách thành 02 đơn vị, thì chức năng quản lý di tích giao lại cho Ban Quản lý di tích.
Công tác trưng bày tuyên truyền: Hằng năm, Bảo tàng luôn tiến hành nâng cấp hệ thống trưng bày Bảo tàng nội thất lẫn ngoại thất, đưa những hiện vật mới khai quật hoặc những hiện vật sưu tầm có giá trị Bảo tàng luôn bổ sung hằng năm để phục vụ khách thăm quan. Ngoài hệ thống trưng bày thường trực, Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng và hằng năm thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm lưu động tại các địa phương và trên toàn quốc và đưa hiện vật ra nước ngoài tại Bảo tàng dân tộc Áo và Bảo tàng Hoàng Gia Bỉ để giới thiệu với công chúng năm 2004.
Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã đẩy mạnh việc tạo lập và không ngừng thắt chặt mối quan hệ giữa bảo tàng và nhà trường dưới các hình thức liên kết với Sở Giáo dục Bình Định tổ chức học sinh các trường phổ thông trên toàn thành phố tổ chức thăm quan bảo tàng; qua đó tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa tỉnh Bình Định, lịch sử Việt Nam, tổ chức thi họa sĩ nhí vẽ những hiện vật Bảo tàng mà em yêu thích, thông qua các tiết học lịch sử tìm hiểu về Bác Hồ, Lịch sử tỉnh Bình Định, tìm hiểu những anh hùng trong lịch sử của tỉnh thông qua các chương trình ngoại khóa do bảo tàng tổ chức đã thu hút hàng chục ngàn thiếu niên trong tỉnh tham gia.
Đồng thời, với tư cách là Bảo tàng tỉnh, trong các thập kỷ qua Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã giúp các địa phương trong việc xây dựng trưng bày Bảo tàng huyện, nhà truyền thống huyện trong việc xây dựng các phần trưng bày về lịch sử truyền thống của huyện, về lịch sử cách mạng...đã nhân dân và các cấp lãnh đạo đánh giá cao.
Ngoài công tác chuyên môn: Bảo tàng còn tham gia viết sách giới thiệu về các di tích danh thắng Bình Định đã được xếp hạng di tích, viết sách chuyên ngành phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham gia các cuộc Hội thảo do Cục di sản văn hóa tổ chức, các Hội thảo do Bảo tàng tổ chức: Hội thảo Tăng Bạt Hổ, Đào Tấn, Hội thảo Quốc tế gốm Champa…
Nhìn lại chặn đường gần 40 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhưng để có được kết quả trên, các thế hệ làm công tác bảo tàng đã tận tâm với nghề nghiệp luôn suy nghĩ tìm tòi các giải pháp khả thi và các hiệu quả về nghiệp vụ, luôn tuân thủ quan điểm chính trị, văn hóa của Đảng, ý thức trách nhiệm trước cơ quan nhà nước, chúng ta có thể tự hào về những kết quả đã đạt được góp phần khẳng định vị trí của mình trong xã hội, trong ngành ở tất cả các thời kỳ. Kết quả đó đã góp phần tích cực giúp cơ quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị- văn hóa tư tưởng được Nhà nước giao phó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
[1] Đỗ Bang (chủ biên), Nguyễn Tấn Hữu (1998), Lịch sử thành phố Quy
Nhơn, Nxb Thuận Hóa.
[2] Bộ Văn hóa Thông tin (1996), 50 năm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc,
Nxb Hà Nội
[3] Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (1975), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình
Định (1954 – 1975), Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Định.
[4] Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn (1998), Lịch sử Đảng bộ
thành phố Quy Nhơn (1930 – 1975), Nxb Bình Định.
[5] Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn (2010), Lịch sử Đảng bộ
thành phố Quy Nhơn (1975 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Ban tổng kết kinh nghiệm chiến tranh (1980), Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954 – 1975, những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
[7] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (2009), Bản thống kê tài liệu hiện vật kho
Bảo tàng
[8] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1989), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1989
[9] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1990), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1990
[10] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1991), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1991
[11] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1992), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1992
[12] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1993), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
[13] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1994), Tài liệu Hội nghị cán bộ công chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1994
[14] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1995), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1995
[15] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1996), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1996
[16] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1997), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1997
[17] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1998), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1998
[18] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1999), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 1999
[19] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (2000), Tài liệu Hội nghị cán bộ công
chức, viên chức Bảo tàng Tổng hợp Bình Định năm 2000
[20] Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (2001), Tài liệu Hội nghị cán bộ công