Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Bảo tàng Tổng hợp Bình Định không chỉ là nơi nghiên cứu về sơ sử, về lịch sử cận hiện đại của tỉnh mà còn là nơi tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học như Hội thảo về Tăng Bạt Hổ, Hội thảo về Quang Trung – Nguyễn Huệ, về trùng tu, tôn tạo di tích thành Hoàng Đế và tổ chức viết bài tham luận về công tác Bảo tồn Bảo tàng trên toàn tỉnh Bình Định….Ngoài ra Bảo tàng còn viết sách nghiệp vụ bảo tàng: Bình Định di tích danh thắng, Điêu khắc mỹ thuật Chăm ở Bảo tàng Tổng hợp Bình Định; năm 2006 xuất bản sách Lịch sử gốm cổ Bình Định; Khảo sát biên soạn hồ sơ kiến trúc dân gian Bình Định (nhà lá mái)….phục vụ khách tham quan và các nhà nghiên cứu đến Bảo tàng.
Năm 2009, hoàn thành việc in sách “Tháp Dương Long kiến trúc và điêu khắc”. Nhằm phổ biến tri thức văn hóa đến với các đối tương công chúng trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đây là sách do Bảo tàng biên soạn và xuất bản; Tham gia Hội thảo Quốc tế về Văn hóa Sa Huỳnh tổ chức tại Quảng Ngãi; Hội thảo 100 năm ngày anh Nguyễn Tất Thành đến Bình Định, và Hội nghị Thông báo khảo cổ học tổ chức tại Hà Nội. Năm 2013 Bảo tàng tham gia Hội thảo chuyên đề về chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội và Nghệ An; Tham gia Hội thảo khoa học chuyên đề về nhân vật Lê Đại Cang và Di sản bài Chòi Bình Định. Về chuyên ngành, Bảo tàng tham gia báo cáo khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Những nghiên cứu do Bảo tàng tham gia đều được đánh giá cao. Chuẩn bị bổ sung thêm nội dung để tái bản sách “Di tích danh Thắng Bình Định” với hình thức trình bày mới, phục vụ du khách tiếp cận gần hơn với di sản lịch sử văn hóa của Bình Định;
Ngoài những hoạt động chuyên môn, năm 2014, Bảo tàng còn tham gia các hoạt động khoa học như Hội thảo, Hội nghị, Hội nghị chuyên đề trong nước và quốc tế như: Tham gia Hội thảo về di sản Bài Chòi; Hội thảo báo chí
với công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc tổ chức tại Quy Nhơn; Tham gia Hội thảo quốc tế về tàu đắm tổ chức tại Quảng Ngãi; Tham gia báo cáo khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại Hà Nội. Năm 2015, bảo tàng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học như Hội thảo khảo cổ học tổ chức tại Huế; Hội nghị - Hội thảo đánh giá thực hiện “Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 tại Đắk Lắk “, tham gia các công trình nghiên cứu của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Bình Định, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định; Triển khai các hoạt động trọng tâm của năm thực hiện Đề tài khoa học “Nghiên cứu Lễ hội cầu ngư ở Bình Định”; phối hợp với chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức các buổi tọa đàm về bài chòi, võ cổ truyền – di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Tổ chức biên soạn nội dung tập sách “Bình Định Di tích và Danh thắng”.
Năm 2016, hoàn thành việc in và xuất bản tập san giới thiệu hiện vật Bảo tàng Bình Định. Năm 2017, Hoàn thành việc biên soạn nội dung xuất bản tập sách “Gốm kiến trúc đền tháp Champa Bình Định” phục vụ công tác chuyên môn và Hội thảo khoa học tại Bảo tàng.
Tiểu kết chương 2
Trong giai đoạn (1989 đến 2018) gần 30 năm, trong những năm đầu đổi mới, cơ chế kinh tế thị trường đã dần dần thay thế kinh tế bao cấp trước kia. Sự vận hành mới của kinh tế - xã hội đã tác động mạnh đến các hoạt động văn hóa, trong đó có bảo tàng.
Với bản lĩnh thử thách sau gần 40 năm xây dựng và phát triển cùng với sự năng động, tìm tòi và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác bảo tàng, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã từng bước hoàn thiện mình về cơ sở vật chất, về trình độ cán bộ chuyên môn từng bước được nâng lên, với số lượng hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng đạt đủ tiêu chuẩn xếp hạng Bảo tàng loại 2
được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận ngày 18/08/2008, tính đến năm 2018 số lượng viên chức tại bảo tàng: 20 cán bộ công chức viên chức trình độ từ Đại học trở lên trong đó có 3 thạc sĩ.
Trong quá trình hình thành và phát triển tính đến nay Bảo tàng đã thu thập được hơn 14.000 tài liệu hiện vật cho kho cơ sở. Đó chính là kết quả đáng khích lệ của nhiều thế hệ làm công tác sưu tầm đã không tiếc công sức đi tới hàng trăm địa điểm, gặp gỡ hàng ngàn nhân chứng để thu thập và lập hồ sơ khoa học làm giàu cho bộ sưu tập của Bảo tàng tỉnh, tiếp đến là những cuộc khai quật khảo cổ học từ sơ sử đến Champa đến văn hóa Tây Sơn…; tiến hành lập hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ thủ tục đăng ký bảo vật Quốc gia tính đến nay Bảo tàng Bình Định được công nhận 5 bảo vật quốc gia. Những tài liệu, hiện vật này là cơ sở vật chất chủ yếu xây dựng hệ thống trưng bày bảo tàng phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến tri thức cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước cũng như nước ngoài.
Trên cơ sở hiện vật, hình ảnh và tài liệu đã sưu tầm được dưới sự chỉ đạo lãnh đạo của đồng chí Giám đốc Bảo tàng đã lựa chọn những hiện vật mới tiêu biểu tiến hành trưng bày mới về cơ bản, hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng đã thể hiện khái quát sinh động về lịch sử phát triển của tỉnh Bình Định từ sơ sử đến thời đại Hồ Chí Minh đến nay.
Ngoài hệ thống trưng bày thường trực, Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng và hằng năm thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm lưu động tại các địa phương và trên toàn quốc. Đồng thời, với tư cách là Bảo tàng tỉnh, trong các thập kỷ qua Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã giúp các địa phương trong việc xây dựng trưng bày Bảo tàng huyện, nhà truyền thống huyện trong việc xây dựng các phần trưng bày về lịch sử truyền thống của huyện, về lịch sử cách mạng...
Bình Định đã đóng một vai trò như một trong những trung tâm nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục về văn hóa lịch sử của tỉnh. Gần chục triệu lượt người từ khắp mọi miền đất nước đã được phục vụ tại hệ thống trưng bày thường trực hoặc thông qua các cuộc trưng bày lưu động.
Cùng với những hoạt động tuyên truyền giáo dục tại hệ thống trưng bày, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định còn cung cấp nhiều tư liệu, tài liệu cho các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình…để tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lịch sử văn hóa của tỉnh Bình Định.
Đồng thời Bảo tàng còn là nơi cung cấp, trao đổi tài liệu với các cơ quan, cán bộ nghiên cứu không những trong nước và nước ngoài về lịch sử văn hóa của tỉnh Bình Định phối hợp với cơ quan chức năng xuất bản những tài liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa Bình Định (như địa chí tỉnh Bình Định; Bình Định di tích danh thắng của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)…
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tàng, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã đẩy mạnh việc tạo lập và không ngừng thắt chặt mối quan hệ giữa bảo tàng và nhà trường dưới các hình thức liên kết với Sở Giáo dục Bình Định tổ chức học sinh các trường phổ thông trên toàn thành phố tổ chức thăm quan bảo tàng; qua đó tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa tỉnh Bình Định, lịch sử Việt Nam, tổ chức thi họa sĩ nhí vẽ những hiện vật Bảo tàng mà em yêu thích, thông qua các tiết học lịch sử tìm hiểu về Bác Hồ, Lịch sử tỉnh Bình Định, tìm hiểu những anh hùng trong lịch sử tỉnh thông qua các chương trình ngoại khóa do bảo tàng tổ chức đã thu hút hàng chục ngàn thiếu niên trong tỉnh tham gia.
Có những thành tựu nói trên, ngoài sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan của Đảng, Nhà nước và đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển liên tục gần 40 năm qua, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Bảo tàng không ngừng trưởng thành cả về số
lượng và chất lượng.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, những thế hệ làm công tác Bảo tàng có thể tự hào những gì đã làm được, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Bảo tàng tỉnh, những cán bộ làm công tác chuyên môn dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã phục vụ bằng cả tâm huyết, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu khai thác, đảm bảo phục vụ cho mọi đối tượng đến nghiên cứu. Điều đó khẳng định Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định không chỉ gìn giữ hiện vật – nguồn di sản văn hóa dân tộc mà còn phát huy một cách tích cực vốn di sản văn hóa ấy cho hôm nay và mai sau.
Chương 3
NHẬN XÉT BẢO TÀNG TỔNG HỢP BÌNH ĐỊNH (1989 – 2018) 3.1. Đặc điểm của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (1989 – 2018)
Bảo tàng Tổng hợp là bảo tàng khảo cứu địa phương mang tính chất tổng hợp là một loại hình đặc thù. Thuật ngữ “khảo cứu địa phương” xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 18. Khảo cứu địa phương có nghĩa là nghiên cứu toàn diện về lãnh thổ nhất định, một đơn vị hành chính được xác định chủ yếu do chính người địa phương địa phương đó tiến hành.
Bảo tàng Tổng hợp Bình Định trưng bày, giới thiệu giá trị lịch sử văn hóa lâu đời trên toàn tỉnh Bình Định, được phát huy qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và thời kỳ xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hằng năm Bảo tàng lên kế hoạch sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tổ chức khai quật khảo cổ học trên toàn tỉnh Bình Định, phục vụ công tác trưng bày, nghiên cứu khi du khách đến thăm quan, học tập tại bảo tàng. Tính chất Bảo tàng Tổng hợp Bình Định là bảo tàng khảo cứu địa phương của Bộ Văn hóa đặt dưới sự lãnh đạo của Sở Văn hóa Thông tin địa phương.
Chức năng và nhiệm vụ: Bảo tàng tổng hợp Bình Định là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục, phổ biến khoa học những mẫu vật thiên nhiên và di tích xã hội của địa phương nhằm giáo dục truyền thống nâng cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong mạng lưới Bảo tàng nước ta, Bảo tàng tỉnh thành phố chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Theo báo cáo của Cục Bảo tồn Bảo tàng – Bộ văn hóa thông tin, tính đến ngày 25/5/1993 ở Việt Nam có 285 Bảo tàng và nhà truyền thống. Trong đó có 13 bảo tàng Trung ương, 58 Bảo tàng tỉnh, Thành phố, 24 Bảo tàng quân binh chủng, quân khu, quân đoàn. 100 nhà truyền thống và trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các đơn
vị lực lượng vũ trang, 40 nhà truyền thống thuộc ngành Công an và 50 Bảo tàng, nhà truyền thống cấp huyện và phần trưng bày bổ sung ở các di tích lịch sử văn hóa. Bảo tàng tỉnh, thành phố chiếm 16,5% trong hệ thống Bảo tàng quốc gia.
Những giai đoạn trước do nhận thức về loại hình Bảo tàng Tổng hợp chưa vững vàng một số địa phương xây dựng Bảo tàng tỉnh, thành phố Bảo tàng cách mạng hoặc theo mô hình tổng hợp hoặc coi nhẹ ý nghĩa giáo dục khoa học – kỹ thuật, chỉ chú trọng đến xây dựng đất nước, phần thiên nhiên mới chỉ đơn thuần giới thiệu về các mẫu vật, chứ chưa thể hiện được các đặc điểm của tự nhiên dưới ánh sáng của quy luật phát triển chung, dưới tác động của con người. Để khắc phục tình trạng này và đáp ứng nhu cầu sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng ngày 19/10/1979, Bộ Văn hóa thông tin ban hành chỉ thị số 2760 VHTT/CT về xây dựng Bảo tàng tỉnh, thành phố là phương tiện để giúp người xem có được sự hiểu biết về mặt địa hạt, một vùng lãnh thổ. Nó mở rộng kiến thức cho mọi người đối với mọi mặt trong đời sống xã hội, làm nảy nở ở mỗi người một khả năng nhận thức. Bảo tàng tỉnh, thành phố là một bộ phận của tổ chức văn hóa để tạo ra đời sống văn hóa mới của mỗi địa phương. Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học của địa phương. Bảo tàng tỉnh thành phố nằm trong tính chất tổng hợp nằm trong hệ thống do Bộ văn hóa Thông tin quản lý.
Nhìn lại quá trình hình thành Bảo tàng cấp tỉnh, thành phố (hay còn gọi là khảo cứu địa phương ở Việt Nam, chúng ta thấy đó là một quá trình tiếp nhận các lý luận về Bảo tàng học của Liên Xô cũ, một quá trình vừa tiếp nhận lý luận, vừa vận dụng vào thực tiễn, vừa tiếp tục bổ sung để hoàn thiện nhận thức.
Đứng về góc độ loại hình, Bảo tàng Tổng hợp có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực sản xuất, đời sống, xã hội và văn hóa nghệ thuật. Bảo tàng Tổng hợp khác với bảo tàng cơ bản và bảo tàng chuyên ngành ở chỗ các Bảo tàng thuộc loại hình cơ bản và chuyên ngành chỉ liên quan đến hiện vật gốc. Phương pháp nghiên cứu Bảo tàng Tổng hợp là sự tổng hòa phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội.
Bảo tàng tổng hợp tỉnh và thành phố là cơ quan khoa học và văn hóa, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiện toàn các sưu tập hiện vật gốc tiêu biểu, điển hình về lịch sử tự nhiên và văn hóa vật chất và tinh thần, những nguồn sử liệu gốc đầu tiên của kiến thức, nhằm tài liệu hóa khoa học các quá trình
phát triển tự nhiên và xã hội của địa phương.
Xây dựng Bảo tàng tổng hợp tỉnh ở các địa phương có những đặc điểm tự nhiên, lịch sử và tiềm năng khác nhau, nên việc xây dựng mô hình Bảo tàng Tổng hợp cũng không thể giống nhau.
Mô hình Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, thành phố hiện đại đòi hỏi mỗi Bảo tàng phải xác định rõ ràng về định lượng, định tính, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cái chung là cái quan trọng bao trùm lên cái riêng. Cái riêng là một phần của cái chung, đồng thời cái riêng chính là nét đặc thù thế mạnh của từng địa phương.
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, thành phố tiến hành các mặt hoạt động như: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục, phổ biến kiến thức khoa học cho quần chúng thông qua trưng bày và sưu tầm hiện vật gốc là những đối tượng trong thời gian đó rất khó tìm thấy hoặc không thể tìm thấy ở ngoài bảo tàng.
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế về văn hóa, một mặt tạo điều kiện cho các quốc gia xích lại gần nhau để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Nhưng đồng thời đặt cho nhiều nước đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế và văn hóa. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cả nước nói chung và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định nói riêng sẽ là một cơ quan khoa học, một thiết chế văn hóa bảo tồn hữu hiệu bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu khoa học để tạo ra khả năng khắc phục sự trùng lắp về nội dung của Bảo tàng cùng loại hình, cùng một hệ thống. Mỗi