Vai trò của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 81 - 87)

3.2.1. Đối với phát triển kinh tế

Hoạt động bảo tàng vận hành hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích, vừa góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước với thế giới qua việc thu hút khách

du lịch nước ngoài, thu hút các nhà nghiên cứu,… vừa mang lại nguồn lợi về kinh tế. Hiện nay, nhiều bảo tàng đã trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, trực tiếp góp phần phát triển du lịch. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì thuộc tính thông tin và tính độc đáo của hiện vật bảo tàng vẫn là trong những giá trị lớn nhất của bảo tàng. Bởi lẽ muốn hiểu biết được đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội và đặc trưng văn hóa của mỗi nước, mỗi dân tộc, khách thăm quan du lịch và các nhà nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước thường tìm đến các bảo tàng, (các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội v.v…). Do đó bảo tàng là nơi thu hút hấp dẫn và là những bản thông báo sinh động nhất, tổng hợp nhất, đặc trưng và mang tính khách quan, xác thực và có độ tin cậy cao mà không một cơ quan văn hóa nào có được vì vậy bảo tàng là một trong những tiềm năng quan trọng giúp cho ngành du lịch phát triển, đồng thời nhờ có du lịch bảo tàng có thêm nguồn ngoại tệ để củng cố, đổi mới và phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay xu hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái đang được phát triển mạnh mẽ. Du lịch văn hóa được kết nối với di sản văn hóa bởi sự hòa quyện của văn hóa, con người và cộng đồng. Sự kết nối đó có thể coi là duy nhất và đặc biệt để khai thác nguồn tài nguyên du lịch, trong đó, hệ thống bảo tàng, di tích - nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đóng vai trò quan trọng bởi hệ thống bảo tàng cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách thì sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh đó, bảo tàng phải giới thiệu mình với mọi hình thức thông tin đại chúng, đưa tin trên truyền hình Trung ương và địa phương, báo chí phối hợp với ngành du lịch đưa bảo tàng – di tích – lễ hội của Việt Nam vào trong các tuyến (tour) du lịch theo từng vùng,

khu vực trong nước, ngoài nước để bảo tàng đến với công chúng ngày càng rộng rãi hơn, điều đó giúp cho kinh tế xã hội địa phương phát triển.

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1990 cùng với sự tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vùng du lịch Nam Trung Bộ, dòng khách du lịch quốc tế đến Bình Định cũng gia tăng đáng kể. Trong đó năm 2018 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã đón 25.094 lượt khách du lịch (24.094 nghìn lượt khách trong nước và 996 lượt khách quốc tế). Điều này đã nhấn mạnh vai trò của bảo tàng trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế của tỉnh Bình Định nói chung.

3.2.3. Đối với phát triển văn hóa, xã hội

Bảo tàng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của lịch sử- văn hóa của dân tộc thông qua việc sưu tầm, bảo quản trưng bày các hiện vật bảo tàng. Là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Có thể nói hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với mỗi bảo tàng. Vì vậy, vai trò của Bảo tàng Bình Định đối việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là điều cần thiết quan trọng quyết định cho sự tồn tại phát triển của mình.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của quá trình phát triển. Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) đã xác định: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạ động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí

cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Quán triệt tinh thần đó, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 cũng xác định: “…tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống cách mạng của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa và danh thắng..” [72]. Theo đó, công tác bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cục Bảo tồn Bảo tàng, các cấp quản lý văn hóa, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, hơn bao giờ hết, trong giai đoạn lịch sử hiện nay thế giới đầy biến động con người ngày càng đạt đến đỉnh cao văn hóa và trí tuệ. Bình Định cùng với cả nước đã và đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hằng ngày, hằng giờ truyền thống và bản sắc dân tộc đang liên tục bị tác động từ các nền văn hóa khác nhau. Do đó việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc vừa là nhiệm vụ cấp thiết vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Vì vậy, trước tiên trên phương diện lý thuyết phải nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc nghiên cứu sưu tập, lưu giữ các giá trị văn hóa của lịch sử - văn hóa dân tộc thông qua việc sưu tầm, bảo quản trưng bày các hiện vật bảo tàng, mở rộng hơn nữa công tác tuyên truyền phục vụ khách tham quan cùng các nhà nghiên cứu “chiêm ngưỡng” lịch sử trên cơ sở hiện vật bảo tàng. Nhưng nếu dừng lại ở mức độ này thì phần nào vẫn chưa đủ, vẫn chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn của bảo tàng. Bảo tàng được coi là những cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục và văn hóa, gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa. Hiện vật bảo tàng cũng được đánh giá và trân trọng như chính lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của bao sự chắt lọc tinh túy mà lịch sử và đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam đã hóa thân vào chúng. Vì thế mà sự

nghiệp bảo tàng của chúng ta ngày nay được đảng và nhà nước quan tâm hỗ trợ và phát triển. Do đó trong hoạt động thực tiễn, bảo tàng muốn thực hiện chức năng bảo tồn di sản văn hóa vật chất và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì trước hết ngay trong nhận thức đòi hỏi cán bộ Bảo tồn Bảo tàng phải xem xét và khẳng định hiện vật bảo tàng không chỉ là những di vật lịch sử mà còn là những hiện vật văn hóa, chúng là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ thể hiện ở các hiện vật được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng mà còn thể hiện ở các loại hình hiện vật bảo tàng được nghiên cứu sưu tầm bảo quản và trưng bày. Hiện vật bảo tàng không chỉ mang giá trị lịch sử mà chúng còn là sản phẩm văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Văn hóa không tách rời lịch sử, chúng hòa đồng vào nhau tạo cho nhau sự tồn tại, phát triển và được tái hiện qua các loại hình hiện vật bảo tàng. Vì vậy, bảo tàng phải luôn đổi mới để các hiện vật bảo tàng phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc dưới góc độ khoa học bảo tàng. Trình độ dân trí ngày càng cao và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mọi công chúng.

3.2.4. Đối với giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa.

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định trong giai đoạn này công tác chuyên môn ngày càng được nâng cao hơn, đặc biệt trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh ngày càng được chú trọng, Bảo tàng đã đưa các hoạt động của bảo tàng lên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức như in tập gấp, quảng bá trên internet, xuất bản các ấn phẩm về hiện vật bảo tàng để giới thiệu rộng rãi tới đông đảo công chúng.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống, năm 2013 đến nay Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã có sáng kiến gửi thư ngỏ đến các trường học mời giáo viên, học sinh đến thăm quan Bảo tàng, đặc biệt năm 2016 Bảo tàng đã lập đề án phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quy Nhơn về đẩy mạnh học tập, giáo

dục truyền thống tại Bảo tàng đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020; Trên cơ sở đó Bảo tàng Tổng hợp đã xây dựng 10 chuyên đề nội dung giới thiệu về lịch sử văn hóa, đất nước con người Bình Định: Cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9; Giải phóng hoàn toàn miền nam 30/4; Giải phóng tỉnh Bình Định; Gương các anh hùng Bình Định trong chống Pháp và Mỹ; Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Ngày thương binh liệt sĩ 27/7; Những mẫu chuyện về Bác và gia đình Bác., gửi thư ngỏ đến các trường phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Năm 2016, Đơn vị đã tổ chức hoạt động hè với chương trình “Hành

trình đến với Bảo tàng” bằng hình thức phối hợp với Đoàn thanh niên các

phường, xã đưa học sinh đến tham quan Bảo tàng để tuyên truyền giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Bình Định trong công cuộc bảo

vệ và xây dựng quê hương, thu hút được 652 học sinh và thanh niên các

phường tham gia.

Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn tổ chức cuộc thi “Ai nhớ nhiều nhất” theo chủ đề “Hành trình theo chân Bác” dành cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn vào ngày 11/12/2016, Cuộc thi đã thu hút hơn 1.135 lượt khách tham gia (thí sinh, cổ động viên, thầy cô giáo) đến từ 20 trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tham

gia. Tổng số học sinh tham gia hoạt động năm 2016: 1.787 học sinh.

Năm 2017, đã tổ chức thực hiện được 50 tiết học lịch sử, thu hút 20 trường THCS và Tiểu học trên địa bàn thành phố và 2.221 học sinh tham gia. Hoàn thành báo cáo tổng kết 01 năm thực hiện kế hoạch phối hợp hoạt động

giữa hai đơn vị. Tổng số học sinh tham gia hoạt động năm 2017: 2.221 học sinh.

Năm 2018, đơn vị đã thực hiện 60 tiết học lịch sử, thu hút 20 trường THCS và Tiểu học trên địa bàn thành phố và 2.408 học sinh tham gia.

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quy Nhơn tổ chức thành công Cuộc thi “Họa sĩ nhí với Bảo tàng Bình Định” dành cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Cuộc thi đã thu hút 124 học sinh của 20 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đăng ký tham gia cuộc thi. Ban tổ chức cuộc thi đã trao 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 06 giải khuyến khích cho các em học sinh đạt giải. Tổng số học sinh tham gia hoạt động năm 2018: 2.532 học sinh.

Nhờ vậy, đã có thêm nhiều đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh ở thành phố Quy Nhơn và các huyện trong tỉnh đến với Bảo tàng. Nhiều hoạt động học tập, giáo dục truyền thống đa dạng cho học sinh đã được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh và Phòng GD & ĐT thành phố Quy Nhơn phối hợp tổ chức, với mục tiêu tạo “tương tác” hiệu quả hơn giữa bảo tàng với học sinh và đưa bảo tàng đến với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho nhân dân nhằm đáp ứng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cho nên có thể nói rằng bảo tàng là chiếc cầu, nối liền giáo dục và văn hóa là phương tiện để giao lưu văn hóa của ngành sư phạm là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu của một quốc gia về mặt giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng tổng hợp bình định từ năm 1989 đến năm 2018 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)