Hành vi ngỏ lời được thực hiện thông qua hành vi “hỏi”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 57 - 61)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

2.3.2. Hành vi ngỏ lời được thực hiện thông qua hành vi “hỏi”

Người Việt ít khi mở đầu câu chuyện một cách trực tiếp, khác hẳn với người phương Tây. Người Việt không chỉ đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi giao tiếp “Ăn có nhai nói có nghĩ” mà còn thích lối nói đưa đẩy, “vòng vo tam

52

quốc” để tạo không khí và tìm hiểu đối tượng trước khi bắt đầu đi vào chủ đề chính. Những quy tắt bất thành văn này cũng được thể hiện rõ trong ca dao ngỏ lời của người Việt. Trong ca dao tỏ tình Việt Nam, đôi khi người nói thường mượn hành động ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu quả ở lời của một hành động ngôn ngữ khác. Người nghe thông qua trải nghiệm sống của bản thân cộng với những hiểu biết về văn hóa vùng miền có thể suy ra được mục đích chính trong hành động nói của chủ thể phát ngôn.

Bên cạnh hành vi “nhớ”, người Việt còn khéo léo sử dụng hành vi “hỏi” để đáp ứng mục đích ngỏ lời.

Theo Đại từ điển tiếng Việt hỏi có các nghĩa như sau:

“Nói ra điều cần được chỉ dẫn hoặc cần được sáng tỏ. Ví dụ: hỏi đường, hỏi ý kiến…

Yêu cầu được đáp ứng. Chào khi gặp nhau” [477].

Theo Austin “hỏi” nằm trong nhóm Biểu cảm. Để hành động “hỏi” được thực hiện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Điều kiện nội dung mệnh đề: Tất cả các mệnh đề hay hàm mệnh đề.

- Điều kiện chuẩn bị: Người nói không biết lời giải đáp; Cả người nói và người nghe đều không chắc rằng người nghe có thể cung cấp thông tin nếu người nói không hỏi.

- Điều kiện chân thành: Người nói mong muốn nhận được thông tin đó.

- Điều kiện căn bản: Nhằm cố gắng nhận được thông tin từ người nghe. Như vậy, hành động “hỏi” được sử dụng khi chủ thể của hành động muốn biết một thông tin nào đó và mong muốn được người nghe cung cấp thông tin. Qua khảo sát 157 câu ca dao tỏ tình của người Việt chúng tôi nhận thấy có 16 câu ca dao dùng hành vi “hỏi” với mục đích tỏ tình, chiếm tỉ lệ 10%.

53

Ví dụ

Ngó lên mây bạc trời hồng

Thương em, hỏi thiệt có chồng hay chưa? [296]

Sau khi tiếp cận đối tượng tỏ tình, chàng trai trên đã lập tức đặt ra câu hỏi: hỏi thiệt có chồng hay chưa? Cách hỏi này đáp ứng hai mục đích của người nói. Để nhận được thông tin về vấn đề tình cảm của cô gái, đã hay chưa yêu ai. Thứ nữa là để tỏ tình, bởi nếu không có mục đích cưa cẩm, tán tỉnh cô gái thì tại sao chàng trai lại tò mò đến người khác có chồng hay chưa làm gì.

Trên trời băm sáu vì sao Vì thấp là vợ, vì cao là chồng

Cô kia gái lớn tồng ngồng,

Hỏi thăm cô đã có chồng hay chưa? [352]

Trước khi đặt câu hỏi để biết tình trạng hôn nhân của cô gái, chàng trai đã dùng hình thức đưa đẩy để bắt đầu cho lời ngỏ của mình. Cũng quan tâm đến tình trạng hôn nhân của đối phương nhưng hành vi “hỏi” của chủ thể ở trường hợp này có phần ngông nghênh. Mặc dù không bắt đầu ngay câu hỏi nhưng cách sử dụng từ ngữ của chủ thể có thể khiến người nghe cảm giác thiếu sự nghiêm túc, đứng đắn. Rất ít ai gọi người mình cảm mến “cô kia gái lớn tồng ngồng”, chỉ những người thanh niên nghịch ngợm, láu cá hoặc đối phương là một cô gái mạnh mẽ, cũng thích đùa cợt. Hành vi “hỏi” với mục đích ngỏ lời này khá đặc biệt bởi khẩu khí và cách gọi tên đối tượng. Còn cách dẫn dắt để đi đến câu hỏi thì hoàn toàn phù hợp với mục đích kết đôi khi chủ thể đưa ra hình ảnh vì sao vợ, vì sao chồng.

Hành vi “hỏi” trong ca dao người Việt với mục đích ngỏ lời còn được sử dụng dưới hình thức đối đáp, sóng đôi:

Ví dụ

54

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Đan sàng thiếp cũng xin vâng,

Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng? [268] - Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng? Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. [269]

Ở hai ví dụ này, hai câu hỏi của hai chủ thể, một nam, một nữ. Cách hỏi giữa nam và nữ cũng có phần khác biệt. Người nam hỏi thì thẳng thắn, táo bạo, đi thẳng vào vấn đề, còn người nữ thì ý nhị, kín đáo có phần sâu sắc. Hình ảnh sử dụng để “hỏi” của hai chủ thể cũng rất khác nhau. Chàng trai “hỏi thì dùng hình ảnh tre non đan sàng, còn người nữ hỏi thì dùng hình ảnh cau xanh ăn với trầu vàng. Về câu trả lời thì người nữ trả lời thì từ chối, còn người nam trả lời lại tán đồng một cách nhiệt tình. Hình thức hỏi đáp kiểu sóng đôi như thế này trong ca dao đã làm cho lời tỏ tình của chủ thể có được ngay câu trả lời. Vận dụng hình ảnh ẩn dụ một cách khéo léo, nhuần nhị, kiểu ngỏ lời dùng hành vi hỏi của người nói luôn tạo được ấn tượng với người nghe. Nó cho thấy sự thông minh, ý nhị và khéo léo của người hỏi.

Mục đích chính của hành vi “hỏi” trong ca dao ngỏ lời của người Việt thường là để xác định tình trạng hôn nhân, tình yêu của đối tượng, xác định tâm ý của đối tượng dành cho mình. Với mục đích xác định tình trạng hôn nhân, người nói có thể “báo động” nhẹ nhàng đến đối phương hành vi tiếp theo – tỏ tình. Nếu câu trả lời đúng với nguyện vọng của chủ thể thì hành vi tỏ tình được thực hiện, nếu câu trả lời ngược lại hầu như chủ thể sẽ dừng lại hành vi tiếp sau của mình. Có thể nói, đây là một trong những cách tỏ tình vừa mở đường nắm bắt đối phương vừa tạo “đường lui” cho người có mục đích tỏ tình. Với mục đích xác định tâm ý của đối phương, hành vi “hỏi” của

55

chủ thể sẽ nhận được ngay câu trả lời ở phần đáp. Nếu đối phương đồng ý xem như hành vi ngỏ lời thành công. Nếu đối phương chần chừ, cần thêm thời gian thì chủ thể cần có những lần ngỏ lời tiếp theo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đối phương là nữ giới, câu trả lời lần đầu có thể khác với câu trả lời lần hai với cùng một câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 57 - 61)