Hành vi ngỏ lời được thực hiện thông qua hành vi “trách”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 63 - 65)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

2.3.4. Hành vi ngỏ lời được thực hiện thông qua hành vi “trách”

Trong quan hệ nam nữ, tình yêu đôi lúc thuận lợi, hai trái tim hòa cùng nhịp đập sẽ đi đến kết quả tốt đẹp. Nhưng phần lớn người ta phải đi tìm kiếm nhiều lần mới thấy được nửa kia của mình. Khi thất vọng vì những tín hiệu đưa ra không được đối phương đáp lại, hoặc những tấm chân tình đối đãi cho

58

đối phương bị phủ phàng chà đạp… người ta sẽ nảy sinh tâm lý oán trách. Lời trách móc trong quan hệ yêu đương cũng là một hình thức ngỏ lời để đối tượng nhận biết tình cảm của mình, trân trọng tình yêu của mình.

Lời trách ấy có khi được bộc bạch bằng động từ ngữ vi “trách”, cũng có khi là những lời có ý trách nhưng không có động từ này.

Khi sử dụng động từ ngữ vi trách trực tiếp, người phát ngôn thường thực hiện theo mô hình:

“Trách” + Sp2 + hành vi bị trách

Ví dụ

(1) - Trách người quân tử bạc tình, Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!

(2) - Trách người quân tử vụng suy, Vườn hoa thiên lý chẳng che mành mành!

(3) - Trách ai ăn giấy bỏ bìa,

Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa. [289]

Ở các ví dụ trên, hành vi của đối tượng không thỏa ý nguyện, mong ước của chủ thể. Vì vậy, hành vi “trách” ở đây vừa ngỏ cho đối tượng hiểu mong ước của chủ thể đồng thời cũng mong đối tượng nhận ra việc làm của mình. Lời trách có lúc nhẹ nhàng, đơn giản “trách người quân tử vụng suy” (2) có lúc lại rất nặng nề, thâm thúy “bạc tình, ăn giấy bỏ bìa” (3)… Ý nghĩa của câu đầu luôn khái quát đặc điểm của hành vi, đến câu thứ hai chủ thể sẽ miêu tả chi tiết hành vi. Cách miêu tả hành vi luôn được chủ thể chọn lọc hình ảnh, chi tiết rất kỹ lưỡng, thường sử dụng lối nói ẩn dụ để miêu tả hành vi. Nói về sự bạc tình thì dùng hình ảnh: “Chơi hoa rồi bẻ cành bán rao”…

Cũng có trường hợp, trong ca dao Việt, hành vi “trách” để ngỏ lời không được biểu hiện rõ ràng bằng động từ ngữ vi “trách” mà được thể hiện qua ý nghĩa của câu nói:

59

(5) Đi đâu cho đổ mồ hôi

Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn. [291]

Người con gái trách cứ chàng trai mình thầm thương trộm nhớ không đoái hoài gì đến tấm chân tình của mình dành cho chàng. Những điều cần làm để thiết lập mối quan hệ nam nữ thì cô gái đã làm rồi: “trải chiếu”, “mời trầu”. Đó là những tín hiệu kết đôi cô gái đã chân thành bày tỏ. Thế nhưng vì lý do nào đó chàng trai vô tình bỏ qua những tín hiệu tốt đẹp đó. Lời nói mát mẻ “Đi đâu cho đổ mồ hôi” cũng chính là lời trách cứ sự thờ ơ của đối tượng đối với tình cảm của mình. Qua đó, ta có thể thấy sự chân thành, nồng nhiệt trong tình yêu của những cô gái chân quê, hết lòng, hết dạ với người mình trót yêu. Có lẽ cô gái cũng đã dồn hết can đảm và cả sự khéo léo của mình để buông ra lời trách mang tính chất mời mọc, ngỏ ý như vậy.

Cũng có những cô gái giấu kín tâm sự của mình đến lúc người mình yêu thương đã có người khác mới dám buông lời trách móc:

(6) Tiếc thay cái đọi bịt vàng

Đem ra đong cám lỡ làng duyên em. [291]

Cô gái đánh giá rất cao người mình yêu thương, xem chàng là cái đọi bịt vàng. Thế nhưng cái đọi ấy không chọn lấy người xứng đôi như cô gái mà lại đi chọn người quá chênh lệch. Vì vậy, sự đợi mong của cô gái đã hoàn toàn không được đáp lại một cách xứng đáng. Lời ngỏ này của cô gái cũng chỉ mang tính chất giãi bày chứ không còn chức năng dò ý hay tìm kiếm câu trả lời nữa vì mọi chuyện đã quá muộn màng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 63 - 65)