Từ láy – phương tiện tu từ mô phỏng trạng thái của cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 87 - 90)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

3.2.2. Từ láy – phương tiện tu từ mô phỏng trạng thái của cảm xúc

Trong Việt ngữ học có nhiều khái niệm khác nhau chung quanh khái niệm “từ láy”. Đó là từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962,132), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976), từ lắp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970,50), từ láy âm ( Nguyễn Tài Cẩn, 1975, 125), (Nguyễn Văn Tụ, 1976, 68), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978,21), (Đào Thản, 1970, 54), (Đỗ Hữu Châu, 1979, 5, 1985) v.v… Cách gọi tên khác nhau về cùng một khái niệm cũng cho thấy cách nhìn nhận đối với hiện tượng láy không hoàn toàn giống nhau của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy. Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép, cách nhìn thứ hai coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. Khi giải quyết từng vấn đề cụ thể của từ láy, các tác giả có thể có các cách lý giải, cách giải quyết khác nhau, nhưng đều thống nhất coi từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, lấy nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở và có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng. Chính sự hòa phối ngữ âm này đã mang lại cho từ láy khả năng gợi hình, gợi thanh và gợi cảm cao. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong ca dao người Việt, các tác giả dân gian cũng vận dụng triệt để tính năng này của từ láy nhằm phục vụ cho mục đích tỏ tình. Cụ thể có 28 câu ca dao sử dụng từ láy chiếm tỉ lệ 18.5%, hầu hết láy đôi. Trong đó 31,8% là láy hoàn toàn còn lại 68,2% là láy bộ phận.

Để biểu đạt mức độ yêu thương sâu nặng của chủ thể đối với đối tượng tác giả dân gian đã sáng tạo nên những từ láy mang âm hưởng địa phương:

Thương em bổ gật bổ gò,

82

Hoặc những từ láy biểu đạt cho sự thất vọng đến não nề của người trót trao nhiều tình yêu mà không được đáp đền:

Có thương thì thương cho trót,

Làm chi lần lần lữa lữa như hẹn nợ thêm buồn. [296] Sự thất vọng này đến từ khao khát tình cảm quá lớn mà không được đáp lại, cũng có thể vì sự khó chịu vì đối tượng hứa hẹn mà chẳng giữ lời.

Tình cảm sâu nặng cần được biểu đạt bằng những từ dạt dào cảm xúc. Các từ láy lim dim, đầm đầm, thất thểu, tơ tưởng đã biểu đạt được điều đó:

- Nhớ ai con mắt lim dim Nhớ ai như chim tha mồi. [258] - Nhớ ai em những khóc thầm,

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa. [273] - Nhớ ai hết đứng lại ngồi,

Đêm ngày tơ tưởng một người tình nhân. [260]

Dường như không thể làm chủ được cảm xúc của mình, không thể kìm nén được tình cảm đang trào dâng trong lòng nên chỉ có thể dùng từ láy mới nhấn mạnh, biểu hiện hết thảy những cung bậc của nó.

Các tác giả dân gian còn dùng từ láy hoàn toàn để chỉ cho tần suất nhớ thương tăng dần lên:

- Thương mình lắm lắm mình ơi, Cá chết vì mối khốn khổ thân anh. [234] - Thương em chẳng biết để đâu,

Để trong tay áo lâu lâu lại dòm. [312]

Dùng từ láy để biểu đạt những khó khăn, gian khổ cũng bất chấp vượt qua để đến với tình yêu:

Xa xôi ai có tỏ chừng?

83

Từ láy bộ phận “xa xôi”, “gian nan” được đặt đầu mỗi câu để nhấn mạnh đến những khó khăn mà chủ thể đang gặp phải nhưng với quyết tâm gìn giữ, nuôi dưỡng tình yêu nên dù khó khăn cũng bất chấp vượt qua để đến với tình yêu của mình.

Dùng từ láy để nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng khiến cho tình yêu đến với chủ thể:

Cô kia áo trắng lòa lòa,

Tới đây đắp đất, trồng cà với anh. [256]

Dùng từ láy để nhắn nhủ đến người mình yêu thương nên nghiêm túc trong tình yêu, chớ coi thường, đùa giỡn với tình cảm của người khác đã trót dành cho mình:

Có thương thì thương cho chắc,

Chi bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn, Đừng làm như con thỏ nọ đứng đầu truông, Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng. [269]

Từ láy trục trặc được lặp lại hai lần như nhấn mạnh cho đối tượng chú ý đến hành vi của mình. Trong tình cảm yêu đương của nam nữ, tình yêu phải đến từ hai phía thì mới có thể đi đến hạnh phúc. Bên cạnh đó, phải chọn đúng người, đúng hoàn cảnh thì tình yêu mới được trọn vẹn. Lỡ yêu sai người, sai hoàn cảnh chỉ có thể thất vọng não nề. Vì vậy, những lời nhắn gửi trong tình yêu như vậy luôn có giá trị nhất định cho những người vừa bước vào ngưỡng cửa của tình yêu.

Tóm lại, từ láy trong ca dao ngỏ lời người Việt thể hiện nét đặc trưng riêng trong cách phản ánh đánh giá trạng thái, đặc điểm, tính chất của con người Á Đông. Từ láy góp phần tạo nên nhạc điệu, âm hưởng cho lời tỏ tình cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tâm tư, tình cảm đa cung, đa bậc của chủ thể ngỏ lời.

84

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 87 - 90)