Động từ “thương”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 41 - 57)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

2.2.1. Động từ “thương”

Qua khảo sát 157 câu ca dao Việt Nam có mục đích ngỏ lời chúng tôi nhận thấy có 68 câu ca dao có sử dụng động từ “thương” chiếm tỉ lệ xuất hiện cao nhất so với các động từ tỏ tình còn lại (43%).

Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Thương là yêu tha thiết và thường chú ý săn sóc” [40; 1557]

Từ thương hiện diện trong đời sống song hành với từ “yêu” để tạo thành cụm từ “yêu thương”. Từ thương trong tiếng Việt thường dựa vào sự đồng cảm về tâm hồn, sự sẻ chia, săn sóc, bảo bọc cho nhau. Từ này thường

36

được dùng phổ biến trong nhiều mối quan hệ: gia đình ruột thịt, bạn bè và cả trong quan hệ yêu đương.

Động từ “thương” có mặt phổ biến trong ca dao ngỏ lời của người Việt là một biểu hiện cho thấy người Việt khi đến với tình yêu đều có khát vọng được bảo bọc, chia sẻ ngọt bùi với nhau trong cuộc sống. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của tình cảm yêu thương nam nữ trong ca dao người Việt.

Động từ thương còn tồn tại với hình thức kết hợp với từ vì… nên… trong cấu trúc:

Vì thương + SP2 + nên/cho nên

Kết cấu này biểu thị cho lý do dẫn đến tình yêu của chủ thể đối với đối tượng. Đồng thời

Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng. Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương. [259]

Kết cấu: Vì thương + nên SP1 phải + hành vi… cũng được sử dụng để biểu đạt hành vi cụ thể của chủ thể để đến với tình yêu. Tức là cái giá phải trả để đến với tình yêu như thế nào được chủ thể dân gian vận dụng trong cấu trúc này.

Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng,

Tai nghe tiếng trống dậy vùng ra đi. Con rồng nằm bãi cát vi,

Vì chưng thương bạn nên ra đi làm vầy. Ra đi, cha dặn mẹ ngầy,

Không đi bạn ở ngoài này bạn trông! [340]

Cô gái trong bài ca dao này vì tình yêu mà bất chấp lời mẹ cha, vượt qua sự ngăn cản để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Sự e thẹn, giữ gìn, e ấp

37

của người con gái đã không còn được chủ thể quan tâm nữa mà cao hơn cả là được đến với người mình yêu thương. Đó là một sự hi sinh mà hầu như những người đang yêu nào cũng sẵn sang chấp nhận để đi đến đích của tình yêu.

Anh thương em nên phải đi đêm,

Té xuống bờ ruộng, đất mềm không đau. May đất mềm nên mới không đau,

Phải chi đất cứng xa nhau phen này. [342]

Bài ca dao trên khuyết đi từ “vì” nhưng vẫn nêu lên được hành vi của chủ thể khi đến với tình yêu. Vì yêu thương mà có đau đớn bao nhiêu về thể xác cũng không nề hà để băng rừng vượt suối đến gặp người yêu. Vì yêu thương mà bất chấp mọi rào cản, giới hạn của không gian để tìm đến với tình yêu.

Từ khi gặp mặt giữa đàng,

Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay! Có hay thì nhất đánh nhì đày,

Hai lẽ mà thôi.

Thủy chung em giữ trọn mấy lời.

Chết thì chịu chết, lìa đôi em không lìa! [341]

Hành vi tỏ tình của cô gái cho thấy sự dứt khoát, quyết tâm để đến với tình yêu. Tỏ tình trong tình huống này mang tính khẳng định tình cảm vốn dĩ đang tồn tại trong quan hệ yêu đương giữa hai người.

Với kết cấu “vì thương SP1 + nên SP2 + phải + hành vi…” chủ thể dân gian đã chứng minh cho đối tượng thấy được những hi sinh, mất mát, trả giá của mình để đến với tình yêu là gì. Từ đó gợi được sự cảm thông, thương mến, xót xa của đối tượng đối với bản thân. Có thể vì cái nghĩa đó mà đối tượng sẽ chấp nhận ước nguyện kết đôi của chủ thể.

Động từ ngữ vi “thương” được sử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau để bộc lộ tâm tình của người nói. Có muôn hình vạn trạng của biểu hiện yêu

38

thương, chủ thể trữ tình dân gian vận dụng vô cùng sáng tạo các biểu thức ngữ vi ở lời trong tình yêu. Các biểu thức được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau làm sao bộc lộ uyển chuyển, sâu sắc, chân thành nhất ý tình của người nói nói về mức độ của tình yêu hoặc có thể đảo trật tự cấu trúc có thể thay đổi ngôn ngữ ví von so sánh:

Thương + SP2 + mệnh đề chỉ mức độ, trạng thái

Thương em bổ gật bổ gò, Như ta bổ bão, như cờ bổ nam. [292]

Ở đây, chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp hành vi ở lời bằng động từ “thương” có mức độ cao nhất của tình thương. Thương yêu đến mức không làm chủ được hành vi, đến mức điên đảo ngã nghiêng. Hình ảnh so sánh được vận dụng rất dân dã bình dị cùng với phương ngữ “bổ” càng bộc lộ được sự chân thành cần thiết trong tình yêu của người nói.

Thương em, anh chẳng nói ra,

Trong thì ruột héo, ngoài da thì vàng. [291]

Mệnh đề này biểu hiện sâu sắc nhất tác động của tình yêu đến chủ thể. Tình yêu thương có thể làm con người trở nên tốt đẹp tiến bộ cũng có thể khiến con người rơi vào trạng thái tiêu cực

Rượu ngon cái cặn cũng ngon,

Thương em chẳng luận chồng con mấy đời. [295]

“Rượu cặn cũng ngon” là hình ảnh ví von hàm ẩn được đưa vào biểu thức ngữ vi tỏ tình như một lời khẳng định giá trị quý báu của người con gái. Một người bước ra khỏi hôn nhân nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp đáng quý của mình. Sử dụng biện pháp tu từ của ca dao chủ thể trữ tình đã chọn được hình ảnh mang tính thuyết phục cao cho lời tỏ tình của mình.

Nói về lý do đến với tình yêu chủ thể trữ tình thường sử dụng mệnh đề:

39

Trời mưa lác đác ruộng dâu,

Cái nón đội đầu cái thúng cắp tay. Bước chân xuống hái dâu này,

Nuôi tằm cho lớn mong ngày ươm tơ. Thương em chút phận ngây thơ, Lầm than đã trải nắng mưa đã từng. Xa xôi ai có tỏ chừng

Gian nan tân khổ ta đừng quên nhau. [254]

Để đi đến giải bày tình yêu và lý do dẫn đến tình yêu của chủ thể trữ tình với đối tượng, chủ thể dẫn dắt người đọc đi đến bối cảnh của việc nảy sinh tình yêu của hai người. Đó là những ngày lao động vất vả: “Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Tình yêu đó được nuôi dưỡng phát sinh trong quá trình lao động. Tình cảm của người nói dành cho người nghe là sự cảm mến vì lý do cô gái là một người chịu nhiều gian khổ, không nề hà quản ngại khó khăn để mưu sinh.

Cũng cùng cấu trúc trên chủ thể trữ tình lại đưa ra lý do dẫn đến tình yêu hết sức mơ hồ nhưng người nghe cũng khó lòng từ chối bởi mối duyên của họ là do định mệnh:

Trên rừng có cây bông kiểng Dưới biển có con cá long,

Con cá lòng tong đội bóng ăn rong Anh đi lục tỉnh giáp vòng

Tới đây trời khiến cho lòng thương em. [311]

Tình cảm của chủ thể và đối tượng là điều tất yếu không thể chối cãi bởi sự sắp đặt của ông trời. Đó là điều hiển nhiên, hai người phải có nhau như trên rừng có cây bông kiểng, dưới biển có con cá long, còn con cá lòng tong thì phải ăn rong vậy!

40

Cũng nói về lý do dẫn đến tình yêu yêu và dễ nổi bật được lý do yêu thương đó chủ thể trữ tình thường sử dụng hình ảnh so sánh:

Thương + SP2 + từ so sánh + hình ảnh so sánh

Thương em như lá đài bi,

Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương. [267]

Hình ảnh lá đài bi được ví với hình ảnh người con gái chịu thương, chịu khó, không quản ngại gian lao vất vả giữa rừng sâu núi thẳm để làm việc mưu sinh. Hình ảnh đó gợi sự thương cảm sâu sắc cũng đủ khiến đối tượng trữ tình hiểu rõ được tâm ý của người nói.Đồng thời đối tượng có thể hiểu được tấm lòng cảm thông của người nói đối với thân phận mình.

Trong việc thể hiện mức độ của tình thương các chủ thể dân gian thường sử dụng những cụm từ chỉ mức độ như quá trình vô ngần, vô lượng, lắm lắm, lắm, quá mà, vô chừng để diễn đạt mức độ tình yêu thương:

Để nhấn mạnh mức độ sâu nặng của tình yêu từ láy hoàn toàn lắm lắm

được lựa chọn:

Thương mình lắm lắm mình ơi Cá chết vì mồi khốn khổ thân anh! [234]

Bằng cách lặp lại hoàn toàn đặc điểm ngữ âm của âm tiết gốc, sự ra đời của từ láy hoàn toàn lắm lắm đã giúp cho việc diễn đạt tình cảm của người nói trở nên dễ dàng hơn. Lặp lại là để nhấn mạnh và để gia tăng mức độ yêu thương. Tình cảm này không đơn thuần là những rung động của phút giây cảm nắng ban đầu nữa mà là thứ tình cảm sâu nặng được tích lũy trong một khoảng thời gian dài:

Một thương, hai nhớ, ba sầu, Cơm ăn chẳng đặng, ăn trầu ngậm hơi.

Thương chàng lắm lắm chàng ơi!

41

Nếu lắm lắm được dùng để nhấn mạnh độ sâu của tình cảm thì láy hoàn toàn đời đời được dùng để khẳng định chiều dài đến trọn kiếp của tình cảm ấy:

Chiều nay đi ngang xóm cát, Gió nồm thổi mát tận xương. Dây tơ hồng đâu khéo vấn vương,

Gặp nhau một bữa mà thương đời đời. [138]

Từ vô chừng, vô lượng, vô ngần… cũng nhằm diễn đạt không bến bờ của cảm xúc yêu thương của chủ thể:

- Từ ngày gặp gỡ giữa đường,

Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng [265] - Thương người tới đứng ngõ người

Đất mòn chín tấc, thiên hạ cười mười phân,

Em thương anh vô lượng, vô ngần,

Cầu không tay vịn cũng lần mà qua. Mười phần thương bạn hết ba

Bảy phần thương mẹ nhớ cha vô hồi. Em không phải người nay đổi mai dời, Ôm lòng chờ bạn suốt mười con trăng. [234]

Theo Nguyễn Như Ý, “vô lượng” là không lường được, còn “vô ngần” là không gì sánh được. Kết hợp hai tính từ vô lượng, vô ngần cô gái trong ca dao đã khẳng định một cách chắc chắn tình cảm của mình. Đây không phải là kiểu cảm xúc hời hợt mà là tình cảm sâu nặng, nó “nặng” và “sâu” đến mức không một đơn vị khoa học nào có thể đo lường và đưa ra chỉ số cụ thể. Bên cạnh đó, từ phần mở rộng của sự ngỏ lời cô gái một lần nữa khẳng định sự thủy chung, hiếu nghĩa của mình. Thương là thương không sợ người cười chê, thương là quyết một lòng chờ người thương.

42

Thương + SP2+ từ/cụm từ chỉ mức độ

Ví dụ

Một thương, hai nhớ, ba sầu,

Cơm ăn chẳng đặng, ăn trầu ngậm hơi.

Thương chàng lắm lắm chàng ơi!

Biết nơi đâu thanh vắng mà ngồi thở than. [191]

Lắm là hư từ chỉ mức độ. Tạo từ mới “lắm lắm” bằng phương thức lặp từ ngữ, chủ thể trong câu ca dao trên đã đạt được mục đích bày tỏ mức độ yêu thương nhiều và liên tục. Cách bày tỏ này vừa thể hiện sự chân chất, thật thà của người bình dân vừa tạo được dấu ấn mạnh với đối phương.

Các tác giả dân gian cũng có thể biểu đạt các mức độ của tình thương bằng cách không sử dụng những từ ngữ chỉ mức độ:

Thò tay mà ngắt ngọn ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ Tình thương quán cũng như nhà,

Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao. [311]

“Thương đứt ruột” là cách diễn đạt mức độ của ngôn ngữ dân gian miền Trung và miền Nam. Cách biểu đạt này khiến độ tin cậy của lời nói rất cao còn thêm với việc minh họa bằng dẫn chứng tình thương quán cũng như nhà càng làm cho người nghe cảm thấy được hiểu, đánh giá đúng giá trị và dễ dàng chấp nhận lời tỏ tình.

Ngoài ra để chuyển thành mức độ của tình thương, người tỏ tình còn dùng những hành động hoặc cách diễn đạt mức độ thái quá:

- Thương em chẳng biết để đâu, Để trong tay áo lâu lâu lại dòm.

- Thương anh chẳng biết để đâu,

43

Mệnh đề có động từ ngữ vi “thương” phổ biến trong ca dao người Việt để bộc lộ mức độ của tình yêu thương: đó là là “bao nhiêu… bấy nhiêu…”

- Cây đa rụng lá đầy đình

Bao nhiêu lá rụng, thương mình bấy nhiêu. [292] - Nước sông Tô vừa trong vừa mát,

Anh ghé thuyền vào đỗ sát thuyền em. Dừng chân muốn ngỏ tâm tình,

Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu. [263] Biểu thức so sánh này được vận dụng hiệu quả trong trường hợp chủ thể khẳng định tình cảm sâu nặng của mình đối với đối phương, muốn làm cho đối phương tin vào mức độ cao của tình cảm mình dành cho đối phương. Thông thường những hình ảnh được sử dụng trong mệnh đề so sánh này thường có tính bền vững tối đa để có thể so sánh mức độ vô cùng của tình cảm của chủ thể.

2.2.2. Các động từ “yêu”, “mê”, “phải lòng”, “cảm thương”, “say sưa”

Trong tình cảm yêu thương, có muôn vàn cách biểu đạt khác nhau. Những động từ biểu đạt cho hành động yêu đó luôn được chủ thể trữ tình chọn lựa cho phù hợp với đối tượng và trạng thái tâm hồn mình. Từ “thương” được sử dụng phổ biến hơn cả đối với người Việt nói riêng, người Á Đông nói chung vì nó phù hợp với sự tiết chế tình cảm của người phương Đông. Đối với người phương Tây thì từ “yêu” được sử dụng phổ biến khi tỏ tình. Còn đối với người Việt, để diễn đạt cảm xúc này, bên cạnh từ “thương”, họ còn những từ ngữ thay thế khác. Từ “yêu” cũng được sử dụng nhưng chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn so với từ “thương”. Bên cạnh đó, những động từ như “nhớ”, “phải lòng”, “say sưa”, “cảm thương”, “mê”… được thực hiện ngỏ lời trực tiếp trong các biểu thức ngữ vi tỏ tình trực tiếp

44

là cảm xúc nhưng cũng là tâm ý muốn được kết đôi. Cấu trúc thường thấy nhất của biểu thức ngữ vi chứa động từ “yêu” là:

SP1 + “yêu” + SP2

Là cấu trúc ngỏ lời trực tiếp được chủ thể thực hiện với sự tự tin, bản lĩnh và có phần mạnh mẽ, mãnh liệt trong tình yêu. Tình huống ngỏ lời này có phần bộc trực và không che giấu điều gì. Vì thế nhiều khi khiến người nghe cảm thấy lúng túng:

Chờ cho ráo giọt mồ hôi,

Cầm tay tỏ thiệt rằng tôi yêu mình. [296]

Cách nói này rất đúng với phẩm chất của những người lao động bộc trực, không giấu giếm điều gì, không biết vòng vo tam quốc, hay cũng không thể tìm ngữ cảnh để nói hộ lòng mình. Thời gian chuẩn bị chỉ là “Chờ cho ráo giọt mồ hôi”. Hành động thì nhanh, gọn “cầm tay” còn tâm tình thì “tỏ thiệt”. với tình huống này, dường như chủ thể đã xác định rất rõ tình cảm của mình và cũng xác định rõ tình cảm của đối phương dành cho mình nên mới đi đến quyết định đi đến đích cuối của mối quan hệ nam – nữ. Cũng có thể, trong tình huống này, tình cảm của đôi bên đã có thời gian tìm hiểu, quan sát trong quá trình cùng lao động, cũng sinh hoạt… nên sự đánh giá về đối phương đã khá tỏ tường, không cần nhiều sự cân nhắc, suy tính nữa.

Từ “yêu” trong ca dao ngỏ lời của người Việt nhiều khi được dùng để ngỏ lời nhưng lại bộc lộ sự trách hờn, nói sẵn với bạn tình bởi sự lập lờ, không quyết đoán trong tình cảm:

Có yêu thì nói rằng yêu,

Chẳng yêu thì nói một điều cho xong. Làm chi dở đục, dở trong,

Lờ đờ nước hến cho lòng tương tư. [286]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)