Từ Hán Việt – phương tiện tu từ tạo sắc thái trang trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 82 - 87)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

3.2.1. Từ Hán Việt – phương tiện tu từ tạo sắc thái trang trọng

Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, chính sách đồng hóa của bọn phong kiến Trung Hoa đã đưa chữ Hán trở thành chữ viết chính thức của người Việt trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, cho đến ngày nay tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Hán một số lượng không hề nhỏ. Hiện nay, số lượng từ Hán - Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Đa số từ Hán - Việt là từ đa âm tiết – hai âm tiết trở lên. Một trong những đặc trưng cơ bản của từ Hán – Việt là tính trừu tượng và khái quát cao về mặt ý nghĩa. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng tiếng Hán của người Việt. Tuy nhiên, người Việt vẫn dùng theo thói quen và có thể cảm nhận được các sắc thái tu từ của từ Hán Việt.

77

Từ Hán Việt xuất hiện tương đối nhiều trong ca dao Nam Trung Bộ. Trong 157 câu ca dao tỏ tình mà tôi khảo sát có 40 từ Hán – Việt xuất hiện trong 31 câu ca dao chiếm tỉ lệ 21.6%.

Từ Hán Việt Trung ca dao nhỏ người thường là những từ toàn dân, được nhiều người biết đến, gần gũi với người bình dân. Sử dụng từ Hán Việt trong câu người phát ngôn hướng đến ý thức trân trọng, trang trọng lời ngỏ của mình. Bên cạnh đó còn có nhiều sắc thái khác trong ca dao khi sử dụng từ Hán Việt.

Những từ Hán Việt phổ biến trong ca dao ngỏ lời của người Việt là những từ như:

- Những danh từ chỉ đối tượng trữ tình: chàng - thiếp, quân tử - hồng nhan

- Những tính từ biểu hiện cho tính chất của đối tượng hoặc của chủ thể: nghĩa, nhân, bạc tình, bạc nghĩa, tùng quy

- Những từ ngữ chỉ số lượng mức độ tình cảm: tam tứ, vô lượng, vô ngần, thất bát, thập cửu, vô cân…

Một số bài ca dao sử dụng dày đặc từ Hán Việt, khiến cho ta liên tưởng đến những bài thơ thuộc văn học cổ điển.

Đêm năm canh không ngủ dậy ngồi, Cớ sao trong và bồi hồi chuyện chi, Đau lòng lắm hỡi nữ nhi

Thếp dầu đầy anh thắp hết, bày ly anh than hoài. Quên đi thì chớ, nhớ lại khó nổi nguôi ngoai. Từ xưa cho đến rày cách trở đợi trông,

E cho nàng có chốn ba đông,

Có nơi kết tóc, không trông đến phận chàng. Đêm nằm khô héo lá gan,

78

Thếp dầu đầy anh thắp hết, cháy tàn bày li. Kể từ ngày em chịu chữ tùng quy.

Chàng Hồ thiếp Hán, tài chi không buồn rầu. Chiều chiều ra đứng soi dâu,

Nghe con chim nó kêu dìu dắc, dạ anh sầu bấy nhiêu. Nhạn lạc bầy, nhạn kêu khẳng khoái,

Vượn lìa cành cầm trái khóc than. Đêm nằm lụy nhỏ chứa chan.

Tôi nhớ đến câu tình tự tôi băng ngàn tới đây. [320, 321] Trong bài ca dao này chủ thể sử dụng nhiều từ Hán Việt để nói lời ai oán vì sự chia ly, cách trở, ước mơ được gặp người yêu để được tỏ tình nhưng người yêu đã đi lấy chồng, để lại cho chủ thể nỗi buồn không thể nào nguôi ngoai. Những từ Hán Việt như phận nàng, phận chàng, tùng quy, chàng Hồ, thiếp Hán, tự nhiên, nhạn, lụy, tình tự…. có giá trị biểu đạt lớn cho bài ca dao. Giúp cho bài ca dao mang âm hưởng của thơ ca cổ điển, cho thấy tác giả dân gian là người có chữ nghĩa. Đồng thời cảm xúc bi đát của người thất tình có thể được che giấu, không quá nhiều người biết đến.

Từ Hán Việt trong ca dao ngỏ lời thường xuất hiện những địa danh, nhân vật trong văn chương cổ điển Trung Hoa. Nhưng hầu hết những từ ngữ này đọc vào ai cũng hiểu không cần phải giải thích nhiều. Những nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa chuyên chắp mối duyên lành hoặc biểu hiện cho sự chia xa cách trở hay được sử dụng trong ca dao trữ tình của người Việt.

Đất bụi mà ném chim trời

Ông Tơ Bà Nguyệt xe dây, xe nhợ nửa vời ra đâu! Cho nên cá chẳng bén câu,

79

Thương nhau nên phải đi tìm,

Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. [310]

Ông Tơ bà Nguyệt là những nhân vật trong truyền thuyết của Trung Hoa, biểu tượng cho sự chắp mối duyên lành cho những đôi nam nữ. Điển tích này dường như ai cũng biết. Hoặc để chỉ cho sự xa xôi, cách trở, các tác giả dân gian thường sử dụng những địa danh có thực trong lịch sử Trung Hoa:

Kể từ ngày em chịu chữ tùng quy,

Chàng Hồ, thiếp Hán tài chi không buồn rầu! Lương duyên do Túc đế

Giai ngẫu tự nhiên thành,

Lời nguyền chứng có ông trời xanh

Khiến aao nghe vậy nên anh không phiền. Giàu mà phên đất tấm ngã tấm nghiêng.

Lời thề giữ trọn không quên nhân nghĩa nghèo. Chàng đành thì cha mẹ phải đành theo,

Như chiếc tàu kia đang chạy bỏ dây neo phải dừng. [324] Dùng từ Hán Việt lương duyên, Túc Đế, giai ngẫu… làm cho lời nhỏ mang tính cách trang trọng thiêng liêng và nghiêm túc khiến cho lời nói của người phát ngôn thêm phần đáng tin cậy thể hiện được bản lĩnh của người đàn ông khi đứng trước người mình yêu.

Muối ba năm muối hãy còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay,

Đạo nghĩa, cang thường chớ đổi, đừng thay,

Dẫu làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày anh cũng theo. [326] Lời tỏ tình của chàng trai nói với cô gái muốn nhấn mạnh đến tính nghiêm túc và linh thiêng của mối quan hệ giữa hai người nên sử dụng từ ngữ trang trọng: đạo nghĩa, cang thường, danh vọng… Sắc thái biểu cảm của câu

80

ngỏ dường như tăng lên nhiều lần khi chàng trai tạo điểm nhấn bằng hai từ Hán Việt này.

Từ Hán Việt trong ca dao ngỏ lời người Việt có thể là danh từ, tính từ, động từ. Phần lớn từ Hán Việt trong ca dao ngỏ lời người Việt giữ nguyên hình thức ngữ âm theo phát âm toàn dân. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp từ Hán Việt có hiện tượng biến âm theo hướng phương ngữ hóa:

Sớm mai em ra ngoài bờ cỏ chỉ Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn Không hiếm chi nơi tiền vạn bạc mua Em thấy anh nghèo mà có ngãi

Mới thương luôn cho vẹn tình. [218]

Có “ngãi” là điểm cộng của chàng trai nghèo để cô gái đem lòng yêu thương. Như đã nói, ngãi ở đây là nghĩa chỉ tình nghĩa của con người. Đây là cách nói trại âm theo nguyên tắc kỵ húy ở thời Nguyễn của người Việt xưa (Nghĩa là tên của chúa thời Nguyễn  chuyển thành ngãi.)

Đối với việc ngỏ lời, lựa chọn từ ngữ xưng hô cũng là một kĩ năng cơ bản giúp màn ngỏ lời có cơ hội thành công cao hơn. Phần lớn, trong ca dao ngỏ lời người Việt là những chàng trai, cô gái chân quê, họ quen với lam lũ khó nhọc. Ngôn ngữ giao tiếp thường mộc mạc chân chất, có tính bình dân cao song ngôn ngữ ngỏ lời của họ đôi lúc lại chẳng bình dân tí nào. Cách lựa chọn các từ quân tử, thuyền quyên, hồng nhan thay cho cách xưng xô tui, bậu, anh, em thường thấy đã tạo nên sắc thái trang trọng cho màn ngỏ lời đồng thời giúp người nói khẳng định được nhân phẩm và nhan sắc của mình với người nghe thứ nữa còn giúp người nghe thấy được vị trí đặc biệt của họ trong mắt người nói.

Từ Hán Việt vốn dĩ đặc trưng biểu cảm và tạo sắc thái trang trọng rất cao. Khi đề cập tới quan hệ yêu đương nghiêm túc người nói thường vận dụng

81

từ Hán Việt hoặc muốn biểu đạt sâu xa tâm ý của mình người bình dân cũng sử dụng từ Hán Việt. Với công dụng cơ bản của từ Hán Việt ít lời mà nhiều ý, người sử dụng đã phát huy được sắc thái tình cảm của mình đến với người nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 82 - 87)