Các biểu tượng lứa đôi trong lời ngỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 90 - 124)

5. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương

3.3. Các biểu tượng lứa đôi trong lời ngỏ

Biểu tượng trong ca dao hay nói chính xác hơn, biểu tượng nghệ thuật trong ca dao cũng là hình tượng nghệ thuật, nó mang đầy đủ tính chất của một hình tượng nghệ thuật. Khác nhau chỉ là ở chỗ, biểu tượng là những hình tượng lặp lại nhiều lần với những ý nghĩa xác định, và, về nguyên tắc, sự vật chỉ được xem là biểu tượng khi nó xuất hiện nhiều lần trong các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ với những nét nghĩa nhất định. Tính chất lặp lại làm cho biểu tượng trở thành một trong những dạng của “công thức folklore” trong sáng tác trữ tình dân gian.

Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao ngỏ lời người Việt hầu hết đều liên quan đến các hình tượng thiên nhiên. Trong biểu tượng, thiên nhiên có một diện mạo thẩm mỹ mới. Cái chính tạo nên diện mạo thẩm mỹ này là hình tượng thiên nhiên được nhân cách hoá. Nhân cách hoá thiên nhiên thông qua các hình thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và tượng trưng là phương thức xây dựng hình tượng cơ bản trong ca dao trữ tình. Đó cũng là cái lõi của biểu tượng thiên nhiên trong sáng tác thi ca ngỏ lời. Có thể nói hầu hết các biểu tượng thiên nhiên trong ca dao ngỏ lời được xây dựng trên cơ sở nhân cách hoá:

Nhớ chàng như vợ nhớ chồng

Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây Mấy khi rồng gặp mây đây,

Để rồng than thở với mây vài lời. Nữa mai rồng ngược mây xuôi.

Biết bao giờ nối lại mấy lời rồng mây. [258]

Rồng mây là hai biểu tượng hòa quyện, quấn quýt vào nhau, để chỉ cho mối duyên không thể chia cắt giữa chủ thể và đối tượng người nói. Dùng

85

những hình ảnh này nhằm làm tăng thêm sức thuyết phục của lời ngỏ. Hai biểu tượng này vừa truyền thống vừa sang trọng trong quan niệm của người Việt: rồng là con vật linh thiêng, khi rồng lẫn quyện vào mây xanh thể hiện sự thăng hoa, đạt đỉnh cao của quyền uy. Hai biểu tượng này luôn được các nghệ sĩ dân gian vẽ lồng vào nhau không thể tách rời.

Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây, Như con chèo bẻo xa cây măng vòi. [258]

Có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho mối quan hệ không thể thay đổi giữa đôi nam nữ. Các tác giả dân gian đã sử dụng hiệu quả để nói lên tiếng lòng của mình dành cho người mình yêu. Sự gắn bó khắng khít giữa các biểu tượng là nguyên nhân thật hợp lý khiến tình yêu đôi bên không thể chia xa: thuyền – bến, đũa – mâm, cau – trầu, bướm – hoa, trúc – mai…

- Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng: Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. [265] - Ai làm cho bướm lìa hoa,

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. [265]

Ai đi muôn dặm non sông,

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy. [265, 266] - Đêm qua nguyệt lặn về Tây,

Sự tình kẻ đấy người đây còn dài… Trúc với mai, mai về trúc nhớ, Trúc trở về, mai nhớ trúc không? Bây giờ kẻ Bắc, người Đông,

Kể sao cho siết tấm lòng tương tư. [270]

86

miêu tả khéo léo nhằm giúp cho lời ngỏ trở nên đẹp đẽ hơn, có chiều sâu văn hóa và khiến cho đối tượng dễ dàng rung cảm theo nhịp cảm xúc của chủ thể. Từ sự hợp lý trong mối quan hệ giữa hai biểu tượng có thể khiến cho tâm ý hai bên dễ dàng hòa hợp.

Những biểu tượng được chọn lựa ngỏ lời có thể là những biểu tượng thuộc văn chương cổ điển, cũng có thể những biểu tượng này đã có trong văn học dân gian từ lâu đời và chuyển hóa thành biểu tượng mang tính toàn dân, cả văn học bác học cũng sử dụng phổ biến như biểu tượng thuyền – bến:

Thuyền đà đến bến anh ơi!

Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ? Đang cơn nước đục lờ đờ,

Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong? Con sông kia nước chảy bên dòng, Đèn khêu đôi ngọn em trông ngọn nào? Trông thấp em lại trông cao,

Ngọn đèn sáng tỏ như sao trên trời. Em ơi, gần bến xa vời. [281]

Biểu tượng thuyền bến trong ca dao biểu thị cho tình yêu gắn bó giữa nam và nữ, biểu tượng rất giàu tính thuyết phục đến mức nó trở thành phổ biến trong văn chương bác học và ngôn ngữ thông thường. Điều đó một phần xuất phát từ văn hóa di chuyển của người Việt xa xưa vốn gắn liền với sông nước. Vì vậy, thuyền và bến đã trở nên vô cùng quen thuộc với đời sống hàng ngày.

Cặp biểu tượng bướm, hoa cũng chỉ cho quan hệ kết đôi của nam – nữ trong ca dao người Việt. Sự gắn kết giữa hai biểu tượng trong tự nhiên đã trở thành sự gắn kế trong quan hệ yêu đương nam – nữ. Bướm là sinh vật động, thường gắn liền với thuộc tính của người nam hào hoa, phong nhã. Hoa thuộc tính tĩnh thường chỉ cho người con gái xinh đẹp, nết na, được nhiều người vây

87

quanh. Người bình dân thường dùng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày, với quan niệm kết đôi trong truyền thống của người Việt. Ở các biểu tượng được chọn lọc, hầu hết đều có mối quan hệ gắn bó, gần gũi với tính cách của người nam – nữ trong quan hệ yêu đương.

Chính sự gần gũi đó đã khiến cho những câu ca dao ngỏ lời trở nên phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân, nhờ đó những câu ca dao ngỏ lời có sức sống lâu bền trong lòng quần chúng.

Tiểu kết Chương 3

Ở chương 3 tôi đã đi vào phân tích những đặc trưng ngôn ngữ của hành vi ngỏ lời trong ca dao. Về ngôn ngữ có hai đặc trưng nổi bật: Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.

Về phương tiện tu từ, tôi đã đi vào phân tích từng loại từ ngữ trong việc biểu đạt nội dung và nghệ thuật của bài ca dao. Từ Hán Việt trong ca dao người Việt đã phát huy tác dụng to lớn trong việc chuyển tải tình yêu của người nói đồng thời tăng tính trang trọng, nghiêm túc của lời ngỏ. Ngoài ra từ Hán Việt còn thể hiện được sự kín đáo trong tâm sự của người ngỏ. Từ láy trong ca dao ngỏ lời góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của lời ngỏ tăng mức độ của cảm xúc vốn rất phong phú trong tâm sự của người đang yêu. Hệ thống biểu tượng lứa đôi trong ca dao chứa hành vi ở lời đã giúp cho lời ngỏ thêm sự thuyết phục về mối quan hệ giữa những người đang yêu

Bên cạnh đó, ở chương 3 tôi còn tiến hành xem xét hệ thống tu từ trong ngôn ngữ biểu đạt của ca dao người Việt. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy có hai thủ pháp tu từ được sử dụng thường xuyên và phát huy nhiều tác dụng nhất trong việc biểu đạt tình ý là so sánh và ẩn dụ. Biện pháp so sánh và ẩn dụ làm cho câu ca dao ngỏ lời thêm phần sống động, giàu sức liên tưởng, từ đó, dễ dàng rung động được trái tim của người nghe.

88

KẾT LUẬN

Hành vi ngỏ lời trong ca dao người Việt tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Sự phong phú của những dạng thức biểu đạt biểu hiện cho sự phong phú của tư duy, tâm hồn của người Việt khi bước vào tình yêu. Với tâm hồn đa cảm, tình yêu mãnh liệt, chủ thể trữ tình sẽ tự tìm cách để đi đến với trái tim của người mình yêu thương bằng những lời nói thật phù hợp. Có những lời nói thật ngọt ngào với những hình ảnh so sánh, ẩn dụ thật đẹp đẽ. Có những lời ngỏ cũng là lời trách cứ vì trái tim bị tổn thương bởi sự vô tình. Có những lời ngỏ là ước mơ đến cháy lòng, thổn thức đến nôn nao bởi tình yêu quá đỗi xa vời… Nhìn chung, hành vi ngỏ lời của chủ thể, dù là nam hay nữ, trong ca dao người Việt đều để lại một ấn tượng sâu sắc cho hậu thế.

Với phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tôi đã đi vào vận dụng lý thuyết ngữ dụng học để phân tích hành vi của người bình dân trong việc ngỏ lời. Dựa vào lý thuyết của những nhà ngôn ngữ học hàng đầu như Austin, Seatle… được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chuyển dịch vô cùng thấu đáo, chúng tôi nhận thấy trong ca dao trữ tình của người Việt có những dạng thức ngỏ lời cơ bản đó là biểu thức ngữ vi ngỏ lời trực tiếp và biểu thức ngữ vi ngỏ lời gián tiếp. Với hành vi ngỏ lời trực tiếp, người bình dân chọn cách biểu đạt hành vi với những động từ ngữ vi như: thương, yêu, phải lòng, cảm thương… Với hình thức biểu đạt gián tiếp, chủ thể thường sử dụng những từ ngữ như nhớ, ước, trách, hỏi, nhờ… để qua đó, người nghe hiểu được tình cảm sâu sắc trong trái tim mình. Với mỗi động từ ngữ vi như vậy, người bình dân cũng rất linh hoạt trong việc thể hiện chúng. Vì vậy, không có công thức chung nào cho hành vi ngỏ lời trong ca dao Việt. Tùy vào hoàn cảnh, từng đối tượng, từ nhận thức của chủ thể mà các động từ ngữ vi được thể hiện với mỗi sắc thái khác nhau. Từ đó, ta thấy được khả năng của

89

ngôn ngữ hành vi là bao la vạn tượng khó có thể khuôn mà một mô hình, khuôn khổ cố định. Cùng với các động từ ngữ vi phù hợp, để biểu đạt tình cảm, người bình dân còn chọn lựa các phương thức tu từ biểu đạt như so sánh, ẩn dụ, các từ ngữ hỗ trợ như từ Hán Việt, từ láy, hệ thống biểu tượng cho lứa đôi … để làm tăng thêm sự hấp dẫn và thuyết phục cho khả năng biểu cảm của câu ngỏ. Qua đó, ta có thể thấy người bình dân vô cùng sắc sảo và linh hoạt trong ngôn ngữ biểu đạt hành vi ngỏ lời, để đạt hiệu quả diễn đạt cảm xúc cao nhất.

Từ đề tài của luận văn, ta có thể tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu về các kiểu hành vi khác nhau trong ca dao như hành vi cầu khiến, hành vi hỏi đáp, hành vi kể, hành vi xin; có thể nghiên cứu ở nhiều mảng nội dung khác nhau của ca dao như ca dao lao động sản xuất, ca dao chống phong kiến, ca dao hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, ta có thể nghiên cứu riêng từng dạng biểu thức ngữ vi trong hệ thống văn chương hiện đại hoặc văn chương cổ.

Tóm lại, có thể nói hành vi ngỏ lời đã góp phần làm nên sự phong phú trong kho tàng ca dao Việt Nam. Hơn nữa, khi đi vào nghiên cứu và tìm hiểu hành vi này tôi còn tìm thấy những đặc trưng về con người và vùng đất Bắc, Trung, Nam qua cách họ lựa chọn và sử dụng và ngôn từ, cách thức ngỏ lời. Một khi con tim thổn thức lên tiếng thì lời ca để giãi bày nỗi lòng của những người lao động bình dị cũng ngọt ngào đáng yêu và bay bỗng, lãng mạn không kém gì ngôn từ của những thi sĩ đa tình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Sự kiện lời nói xin trong giao tiếp, Nxb Khoa học xã hội.

[2] Ban Văn Học (Hội Khai Trí Tiến Ðức) (1931), Việt Nam tự điển, Hà Nội. [3] Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[5] Đỗ Hữu Châu (1991), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6] Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Nguyễn Đình Chúc (2011), Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú

Yên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[8] Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí Văn học

(2), tr. 24-28.

[9] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10] Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11] Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12] Nguyễn Văn Độ (1995), “Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.

[13] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[14] Đinh Thị Hà (1996), Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng nhóm “Bàn”, “Tranh luận”, “Cãi”, Luận văn thạc sĩ.

[16] Nguyễn Văn Hầu (2000), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, Nxb Trẻ, Tp. HCM.

[17] Đỗ Việt Hùng (2011), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [18] Lan Hương (2005), Ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

[19] Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam – Những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[20] Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[21] Nguyễn Văn Khang (2006), Về cái chết của ngôn ngữ trong thời đại hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

[22] Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[23] Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[24] Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) (1995), Kho tàng ca dao

người Việt (3 tập), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[25] Hồng Khánh, Kỳ Anh (2015), Ca dao tình yêu, Nxb Đồng Nai.

[26] Lê Hồng Khánh (2016), Ca dao Quảng Ngãi, Nxb sân khấu, Hà Nội. [27] Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[28] Hoàng Xuân Loan (2011), “Hành vi cầu khiến gián tiếp trong ca dao về tình yêu đôi lứa”, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 9.

[29] Trần Chi Mai (2004), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh liên hệ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ.

[30] Nguyễn Thị Mến (2012), “Các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt”, tạp chí Ngôn từ và đời sống, số 7.

[31] Nguyễn Thị Thu Nga (2013), Hành vi ngôn ngữ thề (swear) trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn.

[32] Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Trẻ, Tp. HCM.

[33] Bùi Trọng Ngoãn (2009), Đọc lại hai bài ca dao dưới góc nhìn ngữ dụng học, tạp chí Khoa học và Công Nghệ, Đại học Đà nẵng, số 5.

[34] Thạch Phương – Ngô Quang Hiền (2012), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb Thời đại, Hà Nội.

[35] Vũ Ngọc Phan (2017), Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[36, 37, 30] Nguyễn Văn Quang (1998), Một số khác biệt giao tiếp Việt Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận án Tiến sĩ.

[37] Nguyễn Đức Quyền (1997), Vẻ đẹp trong ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [38] Nguyễn Kim Thản (1997), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

[39] Tổ chức văn học dân gian (1963), Ca dao Việt Nam trước Cách Mạng, Viện Văn học Hà Nội, Hà Nội.

[40] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[41] Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[42] Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[43] George Yule (1997), Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Tổng hợp Oxford, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nộ

PHỤ LỤC

1. Thương mình lắm lắm mình ơi!

Cá chết vì mồi khốn khổ thân anh! [234]

2. Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu [207]. 3. Trái dưa gang sọc dài sọc ngắn

Bông rau đắng trong trắng ngoài xanh Anh thương em nên đắp lũy bồi thành

Chừng nào em ở bạc, anh mới đành xa em. [244]

4. Từ ngày ăn phải miếng trầu,

Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu. Biết rằng thuốc dấu hay là bùa yêu, Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa.

Làm cho quên mẹ, quên cha, quên cửa, quên nhà. Làm cho quên cả đường ra lối vào,

Làm cho quên cá dưới ao,

Quên sông tắm mát, quên sao trên trời. [310]

5. Mưa từ trong núi mưa ra,

Mưa khắp thiên hạ mưa qua chùa Thầy. Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang. [281]

Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng. Cây ngô đồng cành cao cành thấp Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang

Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng, Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng. Từ ngày anh gặp mặt nàng,

Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ. [253]

7. Đầu đường kia có một cây chuối Cuối đường nọ có một cây đa

Cái góc ngã ba có một sợi dây tơ hồng Trai chưa vợ như bức tượng vẽ tranh đồ Ngó lên mây bạc trời hồng

Gẫm tôi với bậu vợ chồng xứng đôi [821]

8. Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngỏ lời trong ca dao người việt (Trang 90 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)