Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể biểu trưng về thân phận con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 71 - 102)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể biểu trưng về thân phận con người

Nói đến việc thể hiện thân phận con người thì không mảnh đất nào màu mỡ bằng ca dao. Mỗi lớp người đều có một số phận riêng, chung quy đều mang trong mình những bế tắc từ những quan niệm cổ thời trong xã hội phong kiến. Đặc biệt đó là thân phận người phụ nữ, thân phận của người đàn ông cũng có tuy nhiên ít được nói đến hơn.

Nhắc đến thân phận người phụ nữ, đọc từng câu ca dao ta sẽ nghe rõ từng tiếng thở dài than thân. Trong xã hội phong kiến, cuộc sống cuả người nông dân vô cùng cơ cực, thiếu ăn, thiếu mặc và phải chịu cảnh dốt nát. Người phụ nữ lúc ấy, bị trói buộc trong vòng lễ giáo Nho gia, họ bị đặt vào cương vị phải chịu phụ thuộc suốt đời. Nhiều khi họ được xem một món hàng bị đem ra mua bán, trao đổi vào tay để phục vụ cho môt lợi ích nào đó. Cho nên ca dao đã có rất nhiều câu để nói lên thân phận bèo bọt, trôi nổi của họ. Và các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể đã tham gia đắc lực trong việc thể hiện các nội dung này.

Tiếng kêu than cho thân phận trôi nổi vô định của mình trong biển đời đầy sóng gió với quan niệm “nam quyền, phụ quyền” trong gia đình, trong xã hội đã làm cho cuộc sống người phụ nữ trở nên khổ cực, đầy bế tắc. Họ trôi nổi giữa dòng đời ấy thế nhưng lại không biết gì đến tự do bởi số phận của họ bị định đoạt bởi những thế lực khác:

Bác mẹ em vôi tham vàng Hnag hùm lại ngỡ hang vàng gả con

Trước thời thuận với nước non Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày

Khi vui có bác mẹ thầy

Cơn sầu em chịu đắng cay một mình Mang thơ ra dán cột đình

Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng? Phong ba nổi giữa đất bằng

Một dây một buộc ai dằng cho ra! Thiết gì một cảnh vườn hoa Mà đem đày đọa thân ta thế này?

Thấu chăng hỡi bác mẹ thầy Ngỡ rằng gả bán hóa đầy thân con

Hay

Thân em như cái bàn cờ Hễ đánh lại xóa bao giờ cho xong.

Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương.

Mô típ “thân em” xuất hiện dùng để so sánh với những đối tượng khác là “cái bàn cờ”, là “lá đài bi” góp phần giúp người đọc liên tưởng tới sự không ổn định, đầy bất trắc, nhằm nói lên thân phận của người con gái, hàm chứa cả nỗi lo lắng về số phận một chế độ không dung cho sự luyến ái tự do. Không chỉ như vậy, sự khổ cực ấy còn tăng cả bội phần khi mọi gánh nặng trong gia đình đều trút lên đôi vai người phụ nữ. Trong gia đình họ phải tuân theo đạo lý “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” họ vừa

là con dâu, vừa là vợ, vừa là mẹ, thế nên những công việc trong gia đình họ phải tự xoay xở, gánh vác đến nỗi tới việc chăm lo một chút cho bản thân mình cũng không có thời gian:

Thân em đáng giá nghìn vàng Bắt đem dãi nắng dầm sương bấy chầy.

Có con khốn khổ vì con

Lấy chồng phải gánh xương hom cho chồng.

Thậm chí:

Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người

Nói ra sợ chị em cười

Năm ba chuyện thảm, chín mười ngày chuyện cay Tối về đã mấy năm nay

Buồn riêng thì có, vui rày thì không Ngày thời vất vả ngoài đồng Tối về thì lại nằm không một mình !

Có đêm thức suốt năm canh Rau heo cháo chó, loanh quanh đủ trò.

Cuộc sống của họ lúc này chỉ xoay quanh bên chồng, con… Họ như con quay cứ xoay mãi, xoay mãi quanh một tâm điểm, để rồi đến lúc thật sự rã rời họ chỉ biết thở dài gửi gắm vào từng câu chữ.

Chịu những thiệt thòi về mặt vật chất, dù khổ đến mấy họ cũng có thể vượt qua được, đằng này người phụ nữ còn phải gánh chịu nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ phải làm lẽ nhà người.

Tiếng nói than thân của họ đã vang lên đau đớn và vô cùng xúc động, và từ “thân em” lại cứ lặp đi lặp lại nhiều lần:

Thân em lấy lẽ chả hề

Coi như chính thất mà lê giữa đường Tối tối chị giữ mất buồng

Cho em manh chiếu nằm suông chuồng bò Mong chồng, chồng chẳng xuống cho Đến cơn chồng xuống gà o o gáy dồn Cha mẹ con gà kia! Sao mày vội gáy dồn Mày làm cho ta mất vía kinh hoàng nỗi chồng con.

hay:

Thân em vừa đẹp vừa giòn

Bước chân vô làm mọn, vô cúi ra luồn khổ thay.

Không có người phụ nữ nào muốn sống trong cảnh chồng chung, cảnh phải làm lẽ khi họ là nạn nhân của chế độ ép gả đa thê, nhưng bắt buộc họ phải “chính chuyên một chồng”. Cụm từ “thân em” cho thấy thân phận của họ chẳng khác nào một vật sở hữu của gia đình người ta trong khi tuổi đời của họ chưa đáng là bao. Đây chính là lời tố cáo sâu sắc, chỉa mũi vào giai cấp phong kiến thống trị lúc bấy giờ. Không những thế họ còn chịu nỗi đau đớn khi phẩm giá bị chà đạp. Không khó hiểu tại vì sao mà cụm từ thân em cứ nối dài mãi trong các câu ca dao, bởi đó chính là tiếng lòng đầy chua chát cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa:

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

Thân phận của người phụ nữ chẳng khác nào một cánh bèo trôi, hạt mưa rào, hạt mưa sa... họ là nạn nhân của chế độ xã hội phong kiến, họ đã bị chà đạp lên thân phận nhỏ nhoi của mình. Chính vì vậy cũng có khi họ lên tiếng phản kháng. Đó là sự phản kháng về cuộc đời tối tăm bởi những gánh nặng gia đình luôn đè nặng lên đôi vai mảnh mai, yếu đuối của người phụ nữ.

Ai đem em đến chốn này

Thức khuya dậy sớm mắt cay như gừng.

Câu hỏi không đợi câu trả lời từ bất cứ một ai, đó chỉ như là câu trách móc vì cuộc đời quá đỗi bị phụ thuộc vào người khác, đến cả số phận của đời người con gái cũng không thể tự quyết định được. Họ không tự dưng có thân mà khổ, phải có sự áp bức, sự đè nén, phải có những áp bức vô lý, bất công... mới sinh ra cái khổ của như vậy.

Nói phản kháng là vậy tuy nhiên họ bị trói buộc không chỉ lễ giáo mà còn trong chính cái phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu đựng, luôn hi sinh. Bản tính của họ là siêng năng, cần cù, chịu thương, chịu khó luôn muốn vun vén cho gia đình được yên ấm, muốn hoàn thành tốt vai trò của mình trong gia đình:

Em đi bắt cá mò cua

Nhịn ăn nhịn mặt mà mua thân chàng Không thì phép nước lệ làng Sưu cao, thuế nặng lại càng khổ hơn.

Bản thân mình thì vất vả không sao. Họ cũng nhận về mình mọi công việc lo toan một cách chu đáo và người phụ nữ ở đây cũng nhận thức được trách nhiệm của người đàn ông trong xã hội. Vì vậy họ không hề nản chí trong việc chờ đợi chồng cho dù thời gian có bao lâu đi chăng nữa thì: tóc xanh , lòng son... họ vẫn đợi chờ:

Anh đi gìn giữ nước non Tóc xanh em đợi , lòng son em chờ.

Thân phận của họ cũng được ví như “con cò” để biểu thị đức tính siêng năng, cần cù. Đó là đức tính của người lao động nghèo nhưng sống thanh cao, trắng đẹp như thân cò:

Con cò lặn lội bờ sông

Như vậy trong ca dao, với từ chỉ bộ phận cơ thể người “thân em”… thân phận của người phụ nữ được nói đến rất nhiều, đó là thân phận của những con người phải chịu biết bao nhiêu nỗi vất vả, đắng cay và tủi nhục. Nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, biết hy sinh vì người khác và điều đặc biệt là họ đã tự mình vươn lên trong cuộc sống. Qua những lời than thân trách phận trên cũng chính là lời tố cáo sâu sắc đến xã hội phong kiến đã chà đạp lên biết bao người phụ nữ, đẩy họ đến cuộc sống không được tự do, mọi quyền hành đều về tay người khác. Họ sống một cuộc sống chẳng khác nào cánh bèo trôi lênh đênh trên mặt nước, suốt cuộc đời họ chỉ biết hy sinh vì người khác.

So với người phụ nữ, mặc dù người đàn ông họ không phải chịu sự khắt khe của lễ giáo phong kiến nhưng người đàn ông trong ca dao cũng có những chuẩn mực và trách nhiệm cần phải thực hiện. Đã là thân nam nhi “Đầu đội trời, chân đạp đất”, họ cũng phải chịu nhiều nỗi vất vả, phải cực nhọc từ sáng đến tối, làm lụng, kiếm sống nuôi gia đình. Đôi lúc, công việc ấy phải trả giá bằng cả tính mạng. Đối với người đàn ông, ca dao Việt Nam cũng nói đến “thân”:

Thân ai khổ như thân con rùa Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia

Thân ai khổ như thân anh kia Sớm đi cuốc bãi tối về nằm sương.

Hay

Cao su xanh tốt lạ đời

Mỗi cây bón một xác người công nhân.

Không giống như người phụ nữ, họ rất ít phải chịu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà trong xã hội cũ công việc của họ vẫn chủ yếu lập công danh nên thường gắn với nghiên bút, đèn sách:

Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa

Mai sau nối được nghiệp nhà Trước là đẹp mặt sau là ấm thân.

Vất vả bên nghiên mưc, dùi mài kinh sử, lên kinh ứng thí hòng làm rạng danh gia tộc, khẳng định ý chí của đấng nam nhi để “đẹp mặt , ấm thân”

là tượng trưng cho hình thức - nội dung của con người thành đạt sau này. Đọc sách ngâm thơ ở đây với mục đích là để đi thi, sau khi đỗ đạt họ sẽ tiến thân theo con đường quan lộ. Ngày xưa học để ra làm quan chính là nhiệm vụ cao cả, vinh hiển của đấng trượng phu, luôn trung thành, chính nghĩa :

Đã sinh ra kiếp ở đời

Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn.

Bởi vì đối với họ dù đi đâu cũng phải giữ được chí làm trai của mình thì mới được kính nể:

Than cùng đất rộng trời cao Cuộc đời vì nỗi kì hào khắc eo

Buộc chân tôi phải trèo đèo Buộc vai tôi phải gánh nghèo lên non

Phận nghèo trèo núi lội non Chạy cho khỏi cực, cực còn theo sau.

Đối với người quân tử, phải là một người biết “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cho nên sống phải có ý chí. Bởi vì đối với họ đã là người đàn ông thì không quản ngại bất cứ một việc gì dù việc đó có khó khăn đến mấy và người đàn ông nếu muốn lập thân, muốn được vinh hiển thì ngoài việc “dùi mài kinh sử” còn phải giữ gìn “tam cương ngũ thường”. Đó mới là điều quan trọng, còn như chỉ lo chuyện vợ con thì không phải là người quân tử:

Trong ca dao thân phận người đàn ông được nói đến ở đây tuy họ cũng phải chịu nhiều vất vả, gian truân, nhưng cái chính ở đây là gánh nhiều trách nhiệm gắn với đèn sách, sự nghiệp và sự hiển vinh của đất nước đè lên đôi vai họ. Đối với họ cái cần nhất lúc này đó là chí khí, không được quản ngại khó khăn, phải trau dồi cho sự nghiệp của mình.

Như vậy, với các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể như: thân em, thân anh, con trai, con gái…đã góp phần rất đắc lực trong việc thể hiện thân phận con người trong ca dao Việt nam. Đó là những thân phận phải chịu cảnh vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” của người phụ nữ và không những thế họ còn phải chịu cảnh khổ cực về tinh thần, cảnh phải làm vợ lẽ của gia đình người... tất cả toát lên lời tố cáo xã hội hết sức sâu sắc và bên cạnh việc thể hiện thân phận người phụ nữ thì thân phận người đàn ông cũng được thể hiện một cách cụ thể đó là cái tài, cái chí đè lên đôi vai của họ .Đó chính là gánh nặng trách nhiệm mà họ phải làm.

3.2.4. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về tình cảm, cảm xúc của con người.

Tình cảm, cảm xúc là thứ không thể thiếu trong mỗi con người. Nói đến tình cảm bao gồm nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau: đó là tình yêu, tình thương hay hỉ, nộ, ái, ố. Nguồn gốc làm dấy lên tình cảm trong mỗi con người là do sự tác động từ những yếu tố ngoại cảnh lên dây thần kinh cảm giác, khơi gợi sinh lí. Nói ngắn gọn, tình cảm chính là sự trải nghiệm và sự phản ứng tương thích từ những sự tác động của thế giới bên ngoài.

Trong ca dao Việt, tình cảm, cảm xúc của con người được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau, vô cùng đa dạng. Rõ hơn ta có thể thấy, những tình cảm ấy đều xoay quanh những mỗi quan hệ có trong đời sống như tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng hay tình cảm giữa mẹ và con cái, giữa bố mẹ chồng – nàng dâu,… Ngoài ra, tình cảm mà thiêng liêng nhất có lẽ là tình yêu quê hương,

đất nước, xứ sở của mình.

Tình cảm dễ thấy nhất trong ca dao đó chính là tình cảm vợ chồng :

Đạo nào bằng đạo phu thê Tay ấp má kề sanh tử có nhau

Hay

Cá trê mà nấu canh bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Thứ tình cảm đã nâng tầm thành đạo nghĩa của con người, tay – má, gật đầu,… thể hiện cho sự son sắt, thủy chung, cùng đồng lòng với nhau. Tuy nhiên, nào phải chỉ có mặt tích cực trong tình cảm lứa đôi ấy mà song hành với nó còn có cả mặt tiêu cực :

Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ

Con thơ tay ẵm tay bồng

Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông

Mặt tiêu cực ta vừa nói đến đó là sự phản bội thường thấy ở đối tượng người chồng. Mọi lo toan trong cuộc sống lúc này đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của người vợ.

Hồi nào một gối kề lưng

Bây giờ khác thể người dưng sao đành.

Cụm từ : “một gối kề lưng”, “người dưng”,… cho thấy sự chua xót trong hiện thực đầy phũ phàng. Mới đây thôi, tình nghĩa ấy tưởng chừng không cắt đứt được thế mà chỉ cần quay lưng đi đã hóa thành người dưng.

Anh em như thể chân tay Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.

Không chỉ mối tình cảm vợ chồng, đôi lứa mà còn có cả những mối quan hệ khác như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Mái tóc tơ không bao giờ phân rẽ Dạ con thương, thầy mẹ khiến đừng

Hai hàng nước mắt rưng rưng Khổ cam trong dạ biết chừng nào phai.

Tình cảm mẹ con được thể hiện qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của người con xa xứ.

Hay mối quan hệ giữa con rể với mẹ vợ:

Chí hiếu, chí trung, chí đễ

Thầy mẹ mà thương con rể thì bế đến con Hai ta đủ mặt vuông tròn

Thảo ngay ai trước tiếng còn lưu đây.

Tay anh bưng quả nếp Tay ánh xách con gà Công thầy nghĩa mẹ sinh ra

Phận anh đây là rể gọi chút là trả ơn.

Tình cảm anh em cũng là một trong những khía cạnh nằm trong tính biểu trưng này. Thường khi nói về tình cảm anh em khăng khít, các tác giả dân gian thường hay sử dụng hình ảnh chân – tay, ruột rà nhằm thấy đươc sự gắn bó một thể với nhau :

Anh em chín họ mười đời

Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra Chị em cùng khúc ruột rà

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Anh em như thể chân tay

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

Không chỉ có mối quan hệ tình cảm ông bà, cha mẹ, cô chú mà cao hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 71 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)