7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Số lượng thành tố chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong câu
yếu tố Hán Việt để diễn đạt đúng tinh thần, cảm xúc của câu ca dao. Chẳng hạn khẩu thiệt ( miệng lưỡi), cốt (xương)…
Một số thành tố BPCT người còn kết hợp với những phụ tố đi kèm tạo thành những đồ vật, sự vật được sử dung trong đời sống hằng ngày của con người như ( thắt) lưng, lưng (đai), ( dây) lưng, (gối) đầu,…
Trong ca dao Việt Nam, có nhiều từ ngữ với các trường nghĩa khác nhau, trong đó có nhóm ( trường) chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm này có số lượng khá lớn, tần số sử dụng của mỗi nhóm hay mỗi từ có khác nhau, hoặc chúng đều góp phần biểu đạt những nội dung, tư tưởng nhất định mà ca dao cần thể hiện.
2.3.2. Số lượng thành tố chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong câu ca dao. ca dao.
2.3.2.1 Loại ca dao có một thành tố: ( chỉ xuất hiện một thành tố chỉ BPCT người trong một câu ca dao)
Loại ca dao này trong tiếng Việt xuất hiện phổ biến. Lưu ý, trong một số ca dao người Việt, khi chỉ có một bộ phận xuất hiện, bộ phận đó có thể lặp lại trong chính câu ca dao đó. Theo thống kê của chúng tôi, có sự xuất hiện ở một số bộ phận nhất định như : chân, tay, tai, thân, miệng,… Và cách lặp lại một từ nhiều lần trong một câu ta gọi đó là phép điệp. Dựa vào vị trí lặp lại của từ ta sẽ có một số phép điệp: điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp và điệp ngắt quãng.
Chẳng hạn:
Hai tay bụm cát, đắp mồ
Tay bồng con dại, nước mắt hồ tuôn rơi.
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia.
Hay
Chân mình những lấm mê mê Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.
Bên cạnh đó, còn có trường hợp thay bằng từ đồng nghĩa. Tức là cũng một BPCT nhưng có thể thay thế bằng một từ đồng nghĩa chỉ BPCT đó. Trường hợp này xảy ra với thành tố miệng.
Nhạt mồm chả muốn ăn quà Có mía súc miệng được và bốn cây
Ngủ thời giờ ngọ nửa ngày
Giở ngay một cái gãy ngay thanh giường. 2.2.3.2 Loại ca dao có hai thành tố:
Các thành tố BPCT xuất hiện trong những câu ca dao này thường đối nhau (tương phản) và có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Các ca dao có quan hệ bổ sung hay có sự tương đồng về mặt nội dung, sự kiện liên quan, bổ sung cho nhau tạo nên ý nghĩa toàn vẹn cho câu ca dao. Chẳng hạn:
Sáng trăng tôi được chồng ai Tôi buộc gốc xoài, ai chuộc cho tôi
Ba quan tiền điếu, bó mo
Thò tay, điểm chỉ, tôi cho chuộc chồng Chuộc chồng không lẽ chuộc không Vai mang vò rượu, tay bồng con heo.
Ta thấy có sự đối ứng ở đây, vai và tay là hai bộ phận cơ thể nằm liền kề nhau dùng để cầm, nắm, khuân, vác. Ở đây, đối tượng mang, vác là vò rượu, con heo có sự tăng tiến về khối lượng, cân nặng cùng với sự bổ sung đối ứng của hai bộ phận kia đã làm thấy rõ sự bông đùa, khôi hài, mang tính châm biếm trong câu ca dao. Đối với một người phụ nữ chân yếu tay mềm,
quanh năm quanh quẩn nên góc bếp nay phải là người lo toan, gồng gánh mọi công việc.
Sự tương phản thể hiện chủ yếu ở sự đối lập giữa các BPCT như đầu – chân, đầu – thân,…
Đầu cha lấy làm chân con Mười bốn năm tròn hết số thì thôi.
Ý nghĩa tương phản của câu ca dao bắt nguồn từ câu chuyện , tương truyền rằng lời ca dao trên ứng vào nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung , có người con trai là Quang Toản, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Trong chiết tự, chữ Quang có chữ tiểu ở trên, chữ Cảnh có chữ tiểu ở dưới. Hai cha con truyền ngôi cho nhau được 14 năm thì sự nghiệp nhà Tây Sơn chấm dứt.
2.2.3.3 Loại ca dao có từ ba thành tố trở lên:
Loại ca dao này xuất hiện không nhiều trong ca dao người Việt . Hầu
hết, chỉ dừng lại ở ba thành tố BPCT, còn từ ba thành tố trở lên thì rất hiếm gặp, chỉ có một số trường hợp tiêu biểu. Việc liệt kê hàng loạt những thành tố BPCT trong một câu, một bài ca dao đều mang ý nghĩa bổ sung nội dung mà tác giả muốn truyền đạt đến người nghe, người đọc.
a. Loại ca dao có ba thành tố:
Thường xuất hiện trong những câu ca dao mang tính phê phán, châm biếm một hành vi nào đó trong đời sống, xã hôi. Phản ảnh đúng hiện trạng mà mà mỗi con người trong giai đoạn, thời kì đó hay mắc phải. Vì thế, sẽ không qua khi nói chúng mang tính thời đại. Chẳng hạn:
Đẻ đứa con trai Chẳng biết giống ai? Cái mặt thì giống ông cai Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.
b. Loại ca dao có ba thành tố trở lên:
Loại này chiếm số lượng tương đối ít trong ca dao người Việt. Hầu hết, nếu xuất hiện đều nằm ở những bài ca dao dài.
Trai nam nhi lược ngà búi tóc Dây lưng thì nhuộm sắc hoa hiên
Vui chơi xe lọ ống tiêm
Cái khay trắc khảm, ngọn đèn mờ xanh Có phen vui thú lều tranh
Gối đầu bằng gạch, che manh chiều buồm Chiếu bắt khom để mà che gió
Thế rồi mang xe lọ dăng ra Nạo kì đến sái mười ba Quan tướng hút đỡ để mà cầm hơi
Trông người như cái ma trơi Tóc xù, cổ ngẳng, nằm phơi xương sườn
Hết thuốc chúng bạn hết thương Vợ con cũng mất với nường phù dung.
Việc xuất hiện nhiều từ chỉ bộ phận cơ thể người trong một câu ca dao thể hiện vai trò quan trọng của chúng khi tham gia cấu tạo nghĩa của câu.
Tiểu kết Chương 2
Qua các số liệu thống kê, bước đầu ta đã xác định được tính phổ quát và tính đặc thù của những từ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người khi xuất hiện trong ca dao.Thông qua việc tìm hiểu cách định danh, gọi tên từng bộ phận cơ thể người hay những cơ sở đặc trưng để gọi tên, ta thấy được nét văn hóa của người Việt. Rõ hơn hết, chính là tần số xuất hiện, số lần mà mỗi bộ phận cơ thể được tác giả dân gian áp dụng vào trong câu ca dao. Tùy thuộc vào mỗi chức năng, ý nghĩa mà câu ca dao sẽ mang lại những ý nghĩa biểu
trưng khác nhau. Ý nghĩa biểu trưng ấy không đơn thuần chỉ dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa của gốc mà còn dựa vào nét nghĩa chuyển cùng các biện pháp nghệ thuật đi kèm. Và đây chính là cơ sở, tạo tiền cho việc đi vào phân tích nét nghĩa biểu trưng của các bộ phận cơ thể trong ca dao
CHƯƠNG 3
TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT