Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về cái đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 63 - 66)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về cái đẹp

Cái đẹp là đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam, trong ca dao mà cụ thể là ca dao dùng từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể cũng để nói lên cái đẹp. Cái đẹp ở đây không chỉ nghiêng đơn thuần về mặt hình thức mà đó còn là vẻ đẹp trong chính tâm hồn, nhân cách, đức tính của con người. Và điều đặc biệt mà chúng ta nhận thấy trong rất nhiều bài ca dao là óc thực tế của người nông dân, người dân lao động Việt Nam. Họ coi trọng nội dung hơn hình thức. Họ cuốn hút người khác không chỉ ở thân hình nõn nà, yểu điệu, thướt tha mà những việc họ làm, ngôn ngữ của họ cũng rất duyên dáng, dễ thương:

Chẳng tham nhà ngói em đâu Tham vì cái nết em xinh miệng cười.

như: người, thân, nết…kết hợp với các bộ phận cơ thể người nằm ở vị trí bên ngoài để thấy rõ vẻ đẹp về phần hình thức. Song song với đó vẻ đẹp bên trong cũng dần được hiện ra.

Đối tượng mà khi ta nhắc đến cái đẹp không ai khác chính là phụ nữ. Họ đẹp không chỉ ở vẻ đẹp hình thể mà còn là vẻ đẹp trong tâm hồn. Khi nói về vẻ đẹp hình thể thì ca dao luôn ví vẻ đẹp của con người với những hình ảnh đẹp và đầy quyến rũ, duyên dáng. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể được dùng mang nghĩa tượng trưng cao:

Những người con mắt lá răm Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

Hay cũng có khi:

Ai đi qua đò Do mới biết

Dòng nước trong xanh biết là bao Gái thời da đỏ hồng hào

Mắt đen lay láy người nào chẳng yêu

Cùng với các bộ phận cơ thể thể hiện sự nữ tính của người phụ nữ như : cổ tay, con mắt, miệng, đầu,… kết hợp cũng những hình ảnh như: lá răm, lá liễu, hoa ngâu, hoa sen...gợi lên một vẻ đẹp mảnh mai, nhỏ nhắn. Vẻ đẹp, sự duyên dáng, thướt tha của họ không chỉ khiến người nhìn phải mãn nhãn mà còn gây được ảnh hưởng tốt trong gia đình:

Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.

Vẻ đẹp đó là không chỉ ở hình thức mà còn là nội dung, một vẻ đẹp chân thực, sinh động mà nên thơ. Đó là một vẻ đẹp dễ làm rung động lòng người mà bất cứ ai nhìn vào cũng phải xuýt xoa. Tuy nhiên, đôi lúc, các tác giả dân gian không dùng những cụm từ hoa mỹ để đặc tả vẻ đẹp của họ mà lại dùng những hình ảnh trái nghĩa với hình tượng rập khuôn cho vẻ đẹp về hình thức. Từ những

hình ảnh trái ngược ấy đã thể hiện rõ nét đẹp trong phẩm chất của họ :

Trắng da vì bởi phấn dồi Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa

Như vậy, để tạo ra hình ảnh, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam như những câu ca dao trên, các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể chiếm tần số khá cao gồm: con mắt, miệng, răng, lưng, tiếng, nết… để miêu tả về cái đẹp của họ. Đối với người đàn ông, vẻ đẹp hình thức lại ít được nói đến hơn người phụ nữ. Điều này chứng tỏ dân gian ít chú trọng đến vẻ đẹp hình thức của người đàn ông mà chú trọng đến mặt khác hơn, đó chính là cái “tài”, cái “chí khí”. Đúng với quan niệm Gái tham tài, trai tham sắc. Vẻ đẹp của người đàn ông thường được hiện lên trong các câu ca dao thể hiện ở đức tính của họ :

Làm trai quyết chí lập thân

Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh.

Hay

Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta

Ghé vai gánh đỡ sơn hà Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.

Làm trai quyết chí tang bồng Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.

Như vậy, trong ca dao khi miêu tả vẻ đẹp, sự duyên dáng, mạnh mẽ của con người các tác giả dân gian đã miêu tả bằng một loạt hình ảnh rất đẹp và đầy thuyết phục. Đặc biệt đó là vẻ đẹp của người phụ nữ, dường như họ sinh ra là để làm đẹp. Vẻ đẹp của họ không chỉ đẹp ở phần hình thức như: con mắt lá răm, lông mày lá liễu… mà còn là vẻ đẹp ở cả phần nội dung: đó là tiếng nói, nụ cười, là quan niệm xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Khi miêu tả

vẻ đẹp của người đàn ông thì có vẻ ít được chú ý hơn mà đàn ông đối với họ luôn được ví với cái “tài” nhiều hơn. Đó cũng chính là điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa người đàn ông với người phụ nữ.

Có thể nói trong ca dao, với các từ chỉ bộ phận cơ thể các tác giả dân gian đã rất thành công trong việc miêu tả về vẻ đẹp con người một cách cụ thể, gây được không biết bao nhiêu hứng thú đối với người đọc khi tiếp nhận nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 63 - 66)