1 Những tác động tích cực của nó đến quá trình phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

phát triển đất nước.

Tham vào những vấn đề mang tính toàn cầu giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và quốc tế. Từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn, mà một trong những nội dung cơ bản của nó là đổi mới công nghệ của nền sản xuất xã hội từ sử dụng lạo động thủ công là chính lên sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tham gia vào giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu là cơ hội để chúng ta thu hút vốn và đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới. Có điều kiện thuận lợi để lựa chọn công nghệ mới phù hợp, đồng thời tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước trên thế giới, tạo ra bước nhảy vọt về trình độ công nghệ trong nỗ lực rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.

Toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu đang thúc đẩy tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên quy mô toàn cầu, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể lợi dụng cơ hội này để tăng tốc quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình, xây dựng một cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ, có hiệu quả. Sự chuyển dịch nhanh, phù hợp cơ cấu kinh tế trong nước giúp chúng ta chủ động tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Việt Nam có những lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng, giá rẻ, vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng…thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mở rộng thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước và đây chính là bài học cho Việt Nam trong tiến trình phát triển rút ngắn. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế chúng ta sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc với những ưu đãi thuế quan, phi thuế quan, được cung cấp những thông tin về thị trường, các quy tắc kỹ thuật, về thủ tục hải quan thống nhất, các tiêu chuẩn phân loại thuế… Giúp cho hàng hoá dịch vụ của Việt nam đi ra thị trường thế giới nhẹ nhàng hơn, với quy mô và chủng loại ngày càng lớn hơn, phong phú hơn. Từ đó kích thích sản xuất và dịch vụ trong nước phát triển (do bán được hàng hoá,

có lợi nhuận, có tích luỹ để tái đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng…). Tự do hoá thương mại giúp những doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn về thị trường và các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; đồng thời những thử thách của cạnh tranh quốc tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động, cải tiến công nghệ, phương thức quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động…Đó là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, ( ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp vào WTO).

Sự phát triển rộng rãi của hệ thống thông tin - viễn thông toàn cầu, Việt Nam có cơ hội để nâng cao trình độ dân trí (chất lượng nguồn lao động), trên mọi lĩnh vực, làm cho dân cơ ở tất cả các vùng có thể tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Trong bối cảnh nguồn nhân lực trí tuệ có kỹ năng cao ngày càng trở thành ưu thế chiến lược lớn nhất của sự phát triển, yếu tố này càng có tầm quan trọng to lớn trong chiến lược phát triển rút ngắn của Việt Nam.

Tham gia hội nhập kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu Việt Nam có điều kiện tốt hơn để giải quyết những vấn đề văn hoá - xã hội - môi trường trong nước. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Việt Nam có thể tiếp nhận vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm, để thực hiện các chính sách xã

hội, đặc biệt là chính sách xoá đói giảm nghèo, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận với một nền học vấn tiến bộ, có cơ hội để thoát nghèo. Giải quyết tận gốc những bất ổn xã hội do nghèo đói và phân hoá giàu nghèo mang lại.

Thông qua giao lưu và hợp tác văn hoá, khoa học, giáo dục, Việt nam có điều kiện để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển khoa học, giáo dục đưa đất nước phát triển nhanh, vững chắc.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt nam có được những công nghệ tiên tiến để quản lý môi trường, giúp chúng ta có những nguồn vốn, kinh nghiệm để phủ xanh đất trống, đồi trọc, tái tạo và phát triển vốn rừng, bảo vệ nguồn nước, xử lý chất độc hại nhằm cải thiện môi trường sống của nhân dân, góp phần cùng các quốc gia bảo vệ môi trường chung vì sự bình yên của cuộc sống nhân loại.

Hợp tác quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới , các loại dịch bệnh mang tính toàn cầu như: HIV/AIDS, SARS, lao, bại liệt, viêm gan B, C, viêm não Nhật Bản …Những thành công của Việt nam trong những năm qua

trong chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, thanh toán bại liệt, chống lại các dịch bệnh nguy hiểm khác, ngoài nỗ lực của chúng ta còn có phần đóng góp không nhỏ của sự hợp tác quốc tế.

Việc chống trả lại nạn khủng bố và tội phạm mang tính toàn cầu đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi quốc gia trên thế giới. Hợp tác quốc tế giúp Việt Nam thực hiện các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Đặc biệt trong bối cảnh một số thế lực phản động quốc tế đang tiếp tục nuôi dưỡng tiếp tay cho một số thế lực người Việt lưu vong chống phá cách mạng nước ta thì sự hợp tác, phối hợp với các nước láng giềng và các tổ chức chống tội phạm, khủng bố quốc tế, ngăn chặn và triệt phá các tổ chức tội phạm này là điều hết sức có ý nghĩa, nhằm đập tan những âm mưu ham hiểm muốn lợi dụng vấn đề khủng bố, tội phạm để thực hiện “diễn biến hoà bình” với nước ta.

Tham gia hội nhập kinh tế và các vấn đề mang tính toàn cầu góp phần duy trì hoà bình, ổn định và an ninh quốc tế, một môi trường có lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển. Nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các dân tộc, các quốc gia phải hợp tác và cùng có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề chung. Lợi ích của mỗi nước ngày nay chịu ảnh hưởng chi phối ngày càng tăng của tình hình quốc tế. Mặc dù Mỹ đang muốn trở thành siêu cường số một

thế giới, song do sự phát triển không đều đã xuất hiện xu thế liên kết với nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực và giữa các nền kinh tế với nhau hình thành thế giới đa cực; mặt khác các dân tộc trên thế giới ngày càng tự khẳng định các giá trị của dân tộc mình, hợp tác với nhau chống chiến tranh bảo vệ hoà bình, vì sự tiến bộ và phát triển.

Việt Nam tham gia cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu vừa là nghĩa vụ đồng thời cũng là thời cơ để chúng ta thực hiện phương châm “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.5 Như Đại hội Đảng Lần thứ Mười đã chỉ rõ. Chúng ta phê phán thái độ thờ ơ trước những vấn đề toàn cầu, đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu để mưu lợi ích riêng cho dân tộc mình, đất nước mình, cho giai cấp thống trị, và thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với cách mạng thế giới.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w