III. Những chủ trương, giải pháp của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề mang
3. 2 2 Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
bản sắc dân tộc.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là cơ sở xã hội bảo đảm cho Việt Nam đứng vững trong quá trình hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Trong quá trình giao lưu văn hoá toàn cầu, để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, ngăn chặn những luồng văn hoá xấu độc, từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta phải tiếp tục thực hiện tốt một số chính sách cụ thể sau:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh.
- Quan tâm phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo.
- Nâng cao vai trò của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới.
- Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc khi giao lưu với văn hoá nước ngoài, chủ động tham gia vào đời sống văn hoá quốc tế.
- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thể chế và thể chế văn hoá.
- Giới thiệu quảng bá, phát huy ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam đối với bạn bè trên thế thế giới.
- Chủ động giải quyết tốt các vấn đề mang tính toàn cầu.
Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu không còn là công việc riêng của từng quốc gia, dân tộc mà là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng quốc tế. Để giải quyết tốt các vấn đề mạng tính toàn cầu, trước hết Việt Nam cần chủ động, nỗ lực giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh ngay trong nước, đồng thời nêu cao trách nhiệm cộng đồng, tiếp tục phối hợp, hợp tác với các nước, các quốc gia, dân tộc, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội, kiên quyết lên án và đấu tranh chống khủng bố, chống chiến tranh, khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, phân hoá giàu nghèo, ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh…vì một thế giới hoà bình và tiến bộ, công bằng.
Với quan điểm tất cả vì con người và do con người, chúng ta phải tiếp tục chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đặt con người ở vị trí trung tâm trong sự phát triển và giao lưu quốc tế. Thực hiện tốt các chính sách xã hội hướng vào việc phát triển và làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội như chính sách chống đói nghèo, chính sách chống thất nghiệp, chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, người già, tàn tật…Thực hiện công bằng, bình đẳng trong phân phối thành quả lao động, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng, tự xoá đói giảm nghèo, xã hội hoá việc thực hiện chính sách xã hội. Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, của cộng đồng, huy động các nguồn lực trong nhân dân để khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo, tương trợ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Làm tốt chính sách dân số và giải quyết việc làm; chính sách xoá đói, giảm nghèo; chính sách tiền lương và thu nhập; chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; chính bảo vệ môi trường; đấu tranh kiên quyết để bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là các tệ nạn mại dâm, nghiện ma tuý và các loại tội phạm khác. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu vực dân cư, ngăn chặn sự phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội ngay từ cơ sở.
Ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả tội phạm và tệ nạn xã hội thâm nhập vào Việt Nam từ nước ngoài, như buôn lậu, ma tuý…
.- Tích cực chủ động cùng các nước đang phát triển đặc biệt là nhóm G77 tập hợp lực lượng đấu tranh đòi thay đổi các nguyên tắc và quy định hiện hành của các thể chế quốc tế và khu vực theo hướng bình đẳng, cùng có lợi thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng. Đòi các nước phát triển thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế, các nghĩa vụ của nước giàu đối với viện trợ phát triển, trợ giúp y tế, bảo vệ môi trường cho các nước nghèo.
Trong thời gian qua sự phối hợp này đã đạt được những kết quả nhất định tại Hội nghị Bộ trưởng các nước WTO tại Seatle (Mỹ) tháng 11- 1999, tại các diễn đàn kinh tế thế giới ở Đavôt (Thụy Sỹ), tại hội nghị UNCTAD 10 Băng Cốc (Thái Lan) và đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh các nước Phương Nam họp tại Cu Ba năm 2000.
Theo tinh thần đó, để bảo vệ lợi ích của Việt Nam và các nước nghèo, đang phát triển, Việt Nam cần tích cực chủ động thông qua các quan hệ đối ngoại, hợp tác để tập hợp lực lượng nhằm đấu tranh chống lại những luật lệ mang tính cường quyền, áp đặt mà một số nước phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia đang áp đặt cho các nước nghèo.
Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trước tác động của những vấn đề mang tính toàn cầu.
Đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu, đất nước mở cửa hội nhập, tăng cường giao lưu quốc tế, hơn bao giờ hết quân đội phải thực sự là lực lượng chính chính trị, lực lượng chiến đấu trung tành, chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà Nước và nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững cắc. Có chiến lược điều chỉnh lại kế hoạch quốc phòng trên từng khu vực phòng thủ, từng hướng chiến lược, cũng như trên phạm vi cả nước. Từ đó tạo ra thế phòng thủ hợp lý, vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đủ sức làm thất bại những âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, toan tính lợi dụng chúng ta mở cửa để chống phá, đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định (đặc biệt là ổn định chính trị) cho sự phát triển của đất nước, cũng như sự chủ động của đất nước trong việc tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. ổn định của đất nước là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút đối tác nước ngoài hợp tác làm ăn, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quân đội cần tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc gắn kết chủ chương hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình hội nhập, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế khác mà Việt Nam có liên quan. Gắn kết các nhiệm vụ phát triển, kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh nhằm thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quân đội phải cùng toàn Đảng, toàn dân chủ động tham gia đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá để phòng và chống trả có hiệu quả chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Phòng và ngăn chặn từ xa những âm mưu và hành động khủng bố của các tổ chức tội phạm, bọn phản động người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài. Phối hợp cùng với các lực lượng khác ngăn chặn buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu ma tuý; cùng với toàn dân phòng chống các tệ nạn và tiêu cực xã hội; giúp dân xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn; tham gia phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường và xử lý những sự cố môi trường, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn…
Thông qua công tác tư tưởng và tổ chức cần làm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội nhận thức sâu sắc những thời cơ cũng như thách thức, nguy cơ trước tác động của những vấn đề
mang tính toàn cầu đối với Việt Nam. Quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng về giải quyết những vấn đề quốc tế, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm chúng ta sẽ chủ động hội nghập có hiệu quả. Thông qua công tác dân vận các đơn vị quân đội cần phối hợp với cấp uỷ và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, thuyết phục, nâng cao nhận thức của nhân dân về những vấn đề mang tính toàn cầu và chủ chương của Đảng, Nhà nước ta về những vấn đề đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước những vấn đề quốc tế, trong nước hiện nay.
Kết luận
Hiện nay, chúng ta đã và đang quan hệ hợp tác về nhiều mặt với gần hai trăm nước trên thế giới và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế chúng ta sẽ có thêm những thuận lợi, tuy nhiên lại gặp phải không ít khó khăn, những vấn đề mang tính toàn cầu, trên tất cả các lĩnh vực. Do đó cần nhận thức
đầy đủ những thuận lợi và những khó khăn, phân tích rõ những thời cơ và thách thức của nó. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương, giải pháp đúng đắn, tranh thủ những thuận lợi khắc phục những khó khăn. Chúng ta phải thấy rõ khi gia nhập quốc tế không chỉ hợp tác làm ăn xuôi chiều thuận lợi, mà bước vào hội nhập (đặc biệt là hội nhập về kinh tế) sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức rất lớn bởi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Những vấn đề khác mang tính toàn cầu cũng đầy rẫy cam go đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực cố gắng lớn vượt qua thử thách, chớp lấy thời cơ để phát triển đất nước.