ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐTQ Lần thứ X, Nxb CTQG, H 200, tr 112.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

III. Những chủ trương, giải pháp của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề mang

6 ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐTQ Lần thứ X, Nxb CTQG, H 200, tr 112.

không bị chi phối bởi các thế lực cường quyền trên thế giới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phải dựa trên cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định về xã hội, không ngừng phát huy nội lực, phát triển nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đất nước, của từng ngành và mỗi doanh nghiệp. Muốn hội nhập, muốn giải quyết tốt những quan hệ bên ngoài trước hết phải xây dựng những tiền đề về chính trị, kinh tế vững chắc từ bên trong: đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, hệ thống chính trị vững vàng, xã hội ổn định, toàn dân đồng tâm, hiệp lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tăng cường sức mạnh và tiềm lực kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô, đảm bảo cho cả nền kinh tế, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp đều được chuẩn bị tốt, có thể cạnh tranh thắng lợi trên thương trường quốc tế và thị trường trong nước.

Trong quá trình hội nhập phải kiên trì giữ vững phương châm bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong quan hệ quốc tế một mặt cần kiên quyết bảo vệ lợi ích của dân tộc, mặt khác phải chấp nhận chia sẻ hợp lý lợi ích với các đối tác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, bình đẳng, cùng có lợi vì hoà bình và phát triển.

Cùng với việc đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, các doanh

nghiệp Việt Nam cũng phải liên kết với nhau hình thành sức mạnh của các cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế, không để bên ngoài lợi dụng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để đục nước béo cò.

Thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế tạo ra thế đan cài lợi ích kinh tế - chính trị - quân sự giữa các đối tác làm ăn và có quan hệ với Việt nam. Chúng ta không để bất cứ một quốc gia nào, một tập đoàn kinh tế nước ngoài nào chiếm vị trí độc quyền ở bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế Việt Nam mà ngược lại, phải bằng mọi cách tạo ra sự cạnh tranh của các đối tác khi kinh doanh ở nước ta để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Có thể khẳng định đa phương hoá, đa dạng hoá là phương sách hữu hiệu để tạo ra sự chế ước lẫn nhau của các đối tác, bảo đảm sự an toàn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác khi xảy ra những tình huống có vấn đề.

Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng. Thông qua đó tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác và làm thất bại mọi mưu toan của các thế lực thù địch hòng thông qua các quan hệ kinh tế, hợp tác văn hoá, hợp tác giải quyết các vấn đề về môi trường, y tế, giáo dục, để

thực hiện “diễn biến hoà bình” hoặc gây sức ép chính trị với Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu là sự nghiệp của toàn dân. Trong quá trình hội nhập và giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm điều phối và quản lý, đất nước.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w