2 Một số giải pháp chủ yếu.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)

III. Những chủ trương, giải pháp của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề mang

3. 2 Một số giải pháp chủ yếu.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo tiềm lực kinh tế để Việt Nam đủ khả năng chủ động hội nhập, tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu

Độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để củng cố và duy trì độc lập tự chủ về chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng , an ninh. Điều đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam trong quá trình hội nhập, giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu trước bối cảnh thế giới đầy phức tạp như hiện nay.

Độc lập, tự chủ về kinh tế trước hết là không bị lệ thuộc vào bên ngoài về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, vào những điều kiện kinh tế, chính trị mà người khác áp đặt trong

quan hệ song phương, đa phương hay trong tiếp nhận viện trợ…mà những điều kiện ấy tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Độc lập về kinh tế là vẫn giữ vững được ổn định và định hướng phát triển khi có những chấn động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài hay trước sự bao vây, cấm vận của các nước thù địch.

Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trước tác động của toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Có đường lối, chính sách độc lập, tự chủ về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng hoàn thiện pháp chế trong quá trình cải cách và phát triển.

- Tăng cường tiềm lực của nền kinh tế, tăng quy mô tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…huy động tốt các nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực nội sinh là quyết định, nguồn lực ngoại sinh là quan trọng.

- Tháo gỡ những bất cập về chính sách, tập trung đầu tư về vốn - công nghệ - quản lý - thị trường, thúc đẩy sáng tạo khoa học - kỹ thuật và nghiên cứu phát triển các ngành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp sẽ tạo nên sức cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế.

- Giữ vững an ninh kinh tế như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thực phẩm, kết cấu hạ tầng, an toàn môi trường, an ninh tài chính…đảm bảo cho đất nước có thể đứng vững trước những biến động khó lường của tình hình thế giới hiện nay.

- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế, một số ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và làm đầu tầu để lôi kéo nền kinh tế phát triển.

- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng điều tiết có hiệu quả thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w