III. Những chủ trương, giải pháp của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề mang
3. 1 Những chủ chương cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.
nước ta.
Nghị quyết Đại hội X khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.6 Quan điểm này thể hiện rõ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.
Chủ động hội nhập, tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phải đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ động hội nhập, tham gia vào giải quyết những vấn đề toàn cầu là để phát triển đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nhập để nuôi dưỡng, làm tăng thêm nội lực, hội nhập nhưng phải củng cố vững chắc an ninh - quốc phòng, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hội nhập kinh tế, không thể không tính đến các vấn đề văn hoá, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác. Đảm bảo hội nhập nhưng không đánh mất mình,