1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Tác giả Nguyễn Bích Lưu nghiên cứu trên 175 người bệnh ngoại khoa, trước khi xuất viện từ các khoa Ngoại nam, Ngoại nữ, Sản, Chấn thương chỉnh hình, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Mắt của bệnh viện Banpong tỉnh Ratchaburi, Thái Lan năm 2001. Kết quả cho thấy 100% người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc, trong đó 59,4% người bệnh đánh giá cao hoạt động chăm sóc và 51% người bệnh rất hài lòng với những hoạt động chăm sóc đó, chất lượng chăm sóc ở bệnh viện này được đánh giá là tuyệt vời [22].
Nghiên cứu của Mubondwa và cộng sự (2008) tại bệnh viện quốc tế Muhimbili tại Tanzania trên 2582 người bệnh (nội trú và ngoại trú) cho thấy hầu hết hài lòng với dịch vụ y tế mà họ nhận được tại bệnh viện Muhimbili. Những yếu tố mà người bệnh không hài lòng nhất đó là thời gian chờ đợi, phí dịch vụ và thái độ của nhân viên y tế với người bệnh [59].
Nghiên cứu của Michael M, và cộng sự năm 2013 về “Cải thiện thời gian chờ đợi và sự hài lòng của khách hàng trong chăm sóc cấp cứu ban đầu” đã cho thấy có mối liên quan chặt chẽ và nghịch đảo giữa sự hài lòng của người bệnh và thời gian chờ đợi trong các chăm sóc cấp cứu [58].
Trong luận án tiến sĩ của Anna Maria Murante năm 2010 tập trung vào nghiên cức vai trò sự hài lòng của khách hàng trong quản lý dịch vụ y tế. Nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các cuộc điều tra, trải nghiệm của khách hàng và các yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng đã được tiến hành ở khu vực Tuscany. Đây là nguồn dữ liệu có giá trị để cải thiện sức khỏe của khách hàng và chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu chính của chăm sóc y tế [47].
Theo kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34 thử nghiệm lâm sàng trên 2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, đồng thời, với các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những
tháng đầu sau đẻ, thời gian cho bú cũng lâu hơn, các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn 6, 8.
Theo Donald.M.S. J và cộng sự năm 2013, tổng hợp 15 nghiên cứu về những ảnh hưởng về thời gian kẹp rốn với trẻ đủ tháng trên 3911 bà mẹ và trẻ sơ sinh, lượng Haemoglobin: tại thời điểm 24 - 48 giờ thấp hơn ở trẻ kẹp rốn sớm; cải thiện dự trữ sắt: trẻ kẹp rốn muộn có dự trữ sắt nhiều gấp đôi tại thời điểm 3-6 tháng; tỷ lệ trẻ bị vàng da chiếu đèn ít nhu cầu hơn ở trẻ kẹp rốn sớm; đồng thời kẹp dây rốn muộn không khác biệt về tỉ lệ tử vong, không tăng nguy cơ chảy máu mẹ 53.
Mỗi nghiên cứu lại được các tác giả dựa trên những mô hình đánh giá và các bộ công cụ khác nhau, phạm vi nghiên cứu cách tiếp cận các vấn đề liên quan cũng khác nhau, từ đó cũng đưa ra những thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản lý có cơ sở đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp với đơn vị của mình đã đưa ra bức tranh tổng thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ y tế có cái nhìn toàn diện hơn, quan tâm đến chất lượng dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.
1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện.
Nghiên cứu của Phạm Nhật Yên đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng khám chữa bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai năm 2008 cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh khá cao, tỷ lệ người bệnh hài lòng với khả năng tiếp cận dịch vụ là 30,1%; giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế là 83,7%; giao tiếp và tương tác với bác sĩ là 81,3%; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế là 53,1% và kết quả chăm sóc sức khỏe là 69,8% 46].
Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2005 nghiên cứu 650 người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện huyện Hòa Thành, Tây Ninh, kết quả cho thấy có 82,16% người bệnh thấy hài lòng khi đến khám và điều trị tại đây. Trong đó có 81,4% người bệnh hài lòng vì được nhân viên y tế chăm sóc tận tình và 70,3% cho rằng giá dịch vụ y tế ở đây là phù hợp với họ. Tuy nhiên, cũng có 5,08% người bệnh đề nghị bệnh viện làm rõ các bảng chỉ dẫn đến các khoa
phòng để tiện việc đến khám, thăm nuôi và 8,46% đề nghị phải tăng cường vệ sinh công cộng, cải tiến hệ thống thoát nước bệnh viện tốt hơn, trang bị thêm quạt tại các phòng bệnh để đủ mát trong mùa hè [33].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thái nghiên cứu sự hài lòng trên 500 người điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009. Kết quả cho thấy có 91% người bệnh hài lòng chung đối với bệnh viện, 96% hài lòng về khoa Khám bệnh, 92% hài lòng về khoa điều trị, 90% hài lòng về khoa Cận lâm sàng. Các yếu tố chủ yếu làm giảm sự hài lòng của người bệnh đó là giường nằm không đủ; thái độ và sự quan tâm của NVYT đối với người bệnh chưa tốt; thủ tục từ khi vào khám đến khi nhập viện điều trị nhiều công đoạn và tốn thời gian; còn thiếu khu vệ sinh; tình trạng an ninh trật tự chưa đảm bảo; trang thiết bị chưa tốt 27.
Trong nghiên cứu về sự hài lòng của tác giả Bùi Dương Vân năm 2011 trên 216 người nhập viện tại bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh về chi phí khám bệnh và sự thuận tiện khám bệnh là cao nhất (57,4% và 54,2%), tiếp đến là tỷ lệ hài lòng về thái độ, hướng dẫn của NVYT và CSVC phục vụ khám bệnh (43,5% và 43,1%), cuối cùng thấp nhất là tỷ lệ hài lòng về thời gian chờ đợi khám bệnh (20,4%) [43].
Nghiên cứu “Đánh giá tổng kết 3 năm thực hiện chương trình chăm sóc thiết yếu sớm cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương: Kết quả, thuận lợi, khó khăn” của Phó Thị Quỳnh Châu thực hiện trên toàn bộ sản phụ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2018 cho thấy tỷ lệ da kề da của bà mẹ sau đẻ là 91,5% 13.
Nghiên cứu “Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh tại khoa Đẻ, bệnh viện Phụ Sản Trung ương và một số yếu tố
ảnh hưởng năm 2017” của Ngô Thị Minh Hà trên 100 ca đẻ tại bệnh viện Phụ Sản
Trung ương cho biết 100% trẻ được da kề da sau sinh, 93,3% trẻ được cắt rốn sau khi dây rốn ngừng đập 16.
Tại khoa Sản bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng trong nghiên cứu của Lê Thị Mộng Tuyền về “Đánh giá kết quả áp dụng quy trình chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại khoa Sản bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng” thì tỷ lệ bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 44,8% 40.