Bàn luận về phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của bà mẹ và thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 79 - 156)

Để đáp ứng được hai mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Mô tả sự hài lòng của bà mẹ với chất lượng chăm sóc; đánh giá thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chúng tôi đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với cách chọn đối tượng nghiên cứu toàn bộ. Đây là thiết kế nghiên cứu phù hợp nhưng chưa có phân tích sâu. Chưa đi được đến tận cùng của vấn đề mà chỉ đánh giá mức quan sát mô tả. Vì vậy sau này sẽ cần có những thiết kế nghiên cứu sâu hơn cho từng nội dung.

Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu: sử dụng bộ công cụ khá tin cậy. Cụ thể là: Bộ công cụ thứ nhất: Khảo sát ý kiến của bà mẹ được tham khảo từ bộ công cụ khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú. Bộ công cụ được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Ytế nằm trong bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam [5].

Bộ công cụ thứ hai: đánh giá chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh được tham khảo từ quy trình “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” với trẻ thở được. Quy trình đã được Bộ Y tế phê duyệt theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 [8] và Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016.

Hai bộ công cụ đã được sử dụng trong một số nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu, Ngô Thị Minh Hà, Huỳnh Công Lên, Nguyễn Thị Ly, Lê Tiến Tùng,… [12], [13], [16], [20], [23], [39]… và chúng cũng đã được đã được kiểm nghiệm hệ số Cronbach’s alpha qua nghiên cứu thử nghiệm bộ công cụ và đảm bảo được độ tin cậy trước khi nghiên cứu chính thức được tiến hành.

Tuy nhiên trong bộ công cụ vẫn còn một vài câu hỏi gộp giữa bác sĩ và điều dưỡng hoặc sự hợp tác, xử lý công việc giữa bác sĩ và điều dưỡng làm cho khách hàng khó đánh giá. Mặc dù vậy nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

KẾT LUẬN

1. Sự hài lòng của bà mẹ với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

- Tỷ lệ bà mẹ hài lòng với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là 84,8%. Có 15,2% bà mẹ không hài lòng. Đặc biệt không hài lòng khi chăm sóc không được riêng tư, căng tin chưa đáp ứng nhu cầu của bà mẹ.

- Điểm hài lòng trung bình với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện là 4,24±0,53 điểm trên thang điểm 5.

- Điểm trung bình mức độ hài lòng với khả năng tiếp cận; sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị; cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ bà mẹ; thái độ ứng xử năng lực chuyên môn của nhân viên y tế; kết quả cung cấp dịch vụ đều đạt trên 4 điểm.

2. Thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018.

- Hầu hết các nhân viên y tế của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thực hiện tốt quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau sinh. Tuy nhiên còn một số nội dung cần được cải thiện. Cụ thể:

- Tỷ lệ trẻ không được tiếp xúc da kề da với mẹ đúng và đủ thời gian là 13,3%. Số trẻ được da kề da với mẹ đúng và đủ là 86,7%.

- Tỷ lệ bà mẹ không được nhân viên y tế hướng dẫn xoa đáy tử cung và hướng dẫn xoa đáy tử cung đầy đủ 15 phút 1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ là 10,7%.

- Có 37,9% bà mẹ không được tư vấn nhưng không đầy đủ; chỉ có 62,1% được tư vấn đủ và kỹ càng về dấu hiệu đòi bú của trẻ.

KHUYẾN NGHỊ

1. Với bệnh viện:

- Phát triển khoa dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bà mẹ và người thân của họ.

- Cung cấp trang thiết bị và đưa vào quy trình chăm sóc sử dụng rèm che, bình phong… để tạo ra không gian riêng biệt khi chăm sóc bà mẹ trong điều kiện bệnh viện quá tải. Ví dụ như khi thực hiện kĩ thuật da kề da, khám sản dịch và vệ sinh cho sản phụ...

- Giám sát thường xuyên hoạt động chăm sóc của nhân viên y tế và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

- Mở các lớp học tiền sản có sự tham gia của người chồng và người chăm sóc để có thể hỗ trợ cho bà mẹ cho con bú sau sinh và thực hiện thành công NCBSM.

2. Với nhân viên y tế:

- Thực hiện đúng, đủ các quy trình chăm sóc, luôn chú ý sự riêng tư trong chăm sóc nhất là khi thực hiện các thủ thuật nhạy cảm.

- Tư vấn và tư vấn kỹ càng, hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay từ giờ đầu sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non và thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng việt

1. Nguyễn Duy Ánh (2014). 35 năm Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội – Niềm tự

hào. Kỷ yếu 35 năm Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội – Niềm tự hào, Bệnh viện

Phụ Sản Hà Nội, tháng 11 năm 2014, Sở Y tế Hà Nội, 1-2.

2. Đỗ Ngọc Ánh (2014). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cho trẻ bú

sớm và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương

Sơn, Hòa Bình năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học

Y tế Công Cộng.

3. Nguyễn Thị Long Biên (2017). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch

vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre năm 2017, Luận văn chuyên khoa II Tổ chức quản lý y tế, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

4. Bộ Y tế (2018). Báo cáo chính sách chỉ số hài lòng người bệnh, đánh giá

chất lượng phục vụ khám, chữa bệnh tại một số bệnh viện công lập ở Việt Nam từ góc nhìn của người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2016). Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2016). Quyết định 6734/QĐ-BYT ngày 15/11/2016 về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai. Hà Nội, tháng 11 năm 2016.

7. Bộ Y tế (2014). Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Việt Nam – Ban hành theo

Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 2/3/2013, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2014). Quyết định 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Hà Nội, tháng 11 năm 2014.

9. Bộ Y tế (2014). Tài liệu đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng và chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10.Bộ Y tế (2014). Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế

Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Hà Nội, tháng 02 năm 2014.

11.Bộ Y tế (2013). Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong đơn vị sự nghiệp y tế, Ban hành theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2008.

12.Phó Thị Quỳnh Châu, Lê Thiện Thái, Đoàn Thị Phương Lan (2018). Đánh

giá tổng kết 3 năm thực hiện chương trình chăm sóc thiết yếu sớm cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương: Kết quả, thuận lợi, khó khăn. Kỷ yếu Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 14-15 tháng 5 năm 2018, Bộ Y tế, 72-78.

13.Phó Thị Quỳnh Châu (2016). Đánh giá kết quả chăm sóc thiết yếu sớm cho

bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm

2016. Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, tháng 12 năm 2016.

14.Phạm Trí Dũng (2010). Khái niệm và nguyên tắc của marketing, Maketting

bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-10.

15.Nguyễn Văn Đông (2012). Đánh giá thực trạng cung cấp và sự hài lòng của

người bệnh đối với các dịch vụ khám chữa bệnh nội trú bằng y học cổ truyền tại bệnh viện Điều dưỡng – phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa năm 2012,

Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 16.Ngô Thị Minh Hà (2017). Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh

trong và ngay sau đẻ của hộ sinh tại khoa Đẻ, bệnh viện Phụ Sản Trung ương và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

17.Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010). So sánh tác dụng giữa Levobupivacain và Bupivacain có kết hợp với fentanyl trong gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ qua đường tự nhiên, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

18.Nguyễn Thu Hường (2016). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ

khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang

năm 2016, Luận văn chuyên khoa II Tổ chức quản lý y tế, Trường Đại học Y

tế Công Cộng.

19.Đỗ Ái Khanh (2016). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chất lượng chăm sóc sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện

đa khoa khu vực Kim Xuyên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn

20.Huỳnh Công Lên (2017). Đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại các bệnh viện đa khoa tuyến

huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017, Luận văn chuyên khoa II Tổ chức quản

lý y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng.

21.Lionel Carbillon, Nguyễn Hải Long (2018). Nghiên cứu về đẻ khó do vai ở

thai phụ bị đái tháo đường tại bệnh viện Jean Verdier. Kỷ yếu Hội nghị sản

phụ khoa Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 14-15 tháng 5 năm 2018, Bộ Y tế, 78-

83.

22.Nguyễn Bích Lưu (2002). Những yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc

được đánh giá bởi bệnh nhân xuất viện từ Bệnh viện Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thailand, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu tại hội nghị khoa học Điều Dưỡng toàn quốc lần thứ nhất, tr. 23-30.

23.Nguyễn Thị Ly (2015). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú tại một

số bệnh viện các tuyến ở Việt Nam năm 2015, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân

y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

24.Phạm Thị Yến Nhi (2014). Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về việc nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

25.Phạm Thúy Quỳnh (2018). Nghiên cứu thực trạng giảm đau trong đẻ bằng

gây tê ngoài màng cứng trên những sản phụ chuyển dạ con so đẻ tại bệnh

viện Phụ Sản Hà Nội năm 2017-2018. Tạp chí Y học thực hành, (1069), 4,

tr. 55-59.

26.Huỳnh Văn Sơn (2015). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế

khám bệnh ngoại trú và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa thành phố

Cần Thơ năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y

tế Công Cộng.

27.Nguyễn Thị Hồng Thái và cộng sự (2009). Đánh giá sự hài lòng của người

bệnh về thái độ giao tiếp của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan tại bệnh

viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Hà Nội.

28.Nguyễn Đức Thành (2013). Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh nội trú

về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các Bệnh viện tỉnh Hòa Bình.

Y học thực hành (873), 6, tr 140-145.

khỏe của người bệnh nội trú khối xạ trị tại bệnh viện K Trung ương năm

2012, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

30.Cao Ngọc Thắng (2011). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với chất lượng phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Thái Nguyên.

31.Nguyễn Thu (2011). Đánh giá sự hài lòng về chất lượng chăm sóc sức khỏe

của bệnh nhân nội trú điều trị tại bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức

năng tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học

Y tế Công Cộng.

32.Phan Thị Thanh Thủy (2012). Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh nội

trú tại bệnh viện Nam Đông – Huế năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

33.Nguyễn Thị Thu Thủy (2005). Khảo sát sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện huyện Hòa Thành - Tây Ninh năm 2004. Kỷ yếu đề tài nghiên

cứu khoa học Điều dưỡng Toàn quốc lần thứ Hai, 338-343.

34.Tạ Văn Tình (2016). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2016, Luận văn chuyên khoa II Tổ chức quản lý y tế, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

35.Nguyễn Thị Toán (2012). Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân đối với các dịch vụ y tế tại trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Bạch Mai, tháng 12 năm 2012.

36.Nguyễn Ngọc Thảo Trang (2014). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội

trú theo các tiêu chí hướng đến người bệnh và các yếu tố liên quan tại bệnh

viện đa khoa huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa năm 2014, Luận văn Thạc sĩ

chuyên ngành Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

37.Nguyễn Thị Thu Trang (2017). Thực trạng tư vấn của nhân viên y tế và kiến thức cuả bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Phụ Sản

Trung ươngnăm 2017, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học

Y tế Công Cộng.

38.Trường Đại học Y tế Công Cộng (2010). Tổng quan về quản lý Bệnh viện,

39.Lê Tiến Tùng (2017). Đánh giá sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm Y

khoa số 1 Tôn Thất Tùng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016, Luận văn

Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.

40.Lê Thị Mộng Tuyền và Trần Đình Lê Khánh (2016). Đánh giá kết quả áp

dụng quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ

tại khoa Sản bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng. Bệnh viện Phụ Sản - Nhi

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016.

41.UNICEF (2014). Điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Trẻ em và Phụ nữ

(MICS) năm 2013-2014, Nhà xuất bản Tổng cục thống kê, Hà Nội.

42.UNICEF, UNFPA (2011). Báo cáo Việt Nam điều tra đánh giá các mục tiêu

trẻ em và phụ nữ 2011, Nhà xuất bản Tổng cuc thống kê, Hà Nội, tr.54-60.

43.Bùi Dương Vân (2011). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với hoạt động

khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Quản lý

Bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.

44.Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (2016). Báo cáo công tác CSSKSS 2016 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của bà mẹ và thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 79 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)