7. Kết cấu đề tài
1.4.1. Phântích tốc độ tăngtrưởng về huy động vốn
Hầu hết các NHTM khi phân tích tài chính đều quan tâm đến nội dung này. Đây là nội dung phản ánh rõ nét nhất sự tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn và cho vay là những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM.Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Việc phân loại nguồn vốn huy động theo nhiều tiêu thức khác nhau có tầm quan trọng đặc biệt cho sự gia tăng nguồn vốn, sự tăng trưởng lợi nhuận và đảm bảo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại thường được phân loại theo: hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động vốn…
chia thành nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay.
+ Căn cứ vào kỳ hạn huy động vốn: nguồn vốn huy động được chia thành nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn. Một ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lớn thì ngân hàng đó có khả năng thanh khoản lớn.Ngược lại, một ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lớn, ngân hàng sẽ phải trả chi phí cao cho nguồn vốn huy động.Nếu không tìm được đầu ra cho nguồn vốn với kỳ hạn thích hợp có thể khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm sút.
+ Căn cứ vào chủ thể gửi tiền và cho vay: nguồn vốn huy động được chia thành nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng tăng cường huy động vốn bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau.Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng, các chi nhánh ngân hàng phát triển rộng khắp, việc huy động vốn của các ngân hàng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Và nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Nhân tố chủ quan:
- Sản phẩm và mạng lưới huy động vốn: Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng. Khác với cạnh tranh lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.
- Chính sách lãi suất ngân hàng:Đây là một trong những chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh
tranh vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và tổ chức phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn.
- Chất lượng phục vụ khách hàng: Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện để thu hút khách hàng; chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàng mới. Do đó, để có uy tín trên thị trường. giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để nhiều người biết đến ngân hàng và dịch vụ ngân hàng cung cấp.
Nhân tố khách quan:
- Hành lang pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý của và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật, của NHTW,….Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng…..
- Nhân tố kinh tế: Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ đều ảnh hưởng khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Khi lạm phát gia tăng, NHNN Việt Nam phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt , hút tiền trong nền kinh tế nên toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Lúc này, do ảnh hưởng từ yếu tố nền kinh tế mà đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn trong huy động vốn, từ đó tạo nên cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng để thu hút vốn.
- Nhân tố chính trị: Một một quốc gia có nền chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an toàn cho người dân, do đó không phải tích lũy, dự trữ tiền
cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy mà các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn.Trái lại, những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn định….sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, họ sẽ tích trữ nhiều tiền hơn, từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng giảm.
- Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng: Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đô la hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân sẽ gặp khó khăn, do họ sợ đồng nội tế mất giá, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên việc huy động vốn bằng đồng nội tệ giảm. Đồng thời, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Ở các nước phát triển thì việc thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm 2% đến 3%, hầu hết họ thanh toán qua ngân hàng, tiền của họ chủ yếu nằm trong ngân hàng. Nhưng ở những nươc đang phát triển như Việt Nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Xác định được các nhân tố này, sẽ giúp các ngân hàng có phương hướng và biện pháp cụ thể để có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là hết sức quan trọng đối với công tác quản trị ngân hàng:
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định tới chi phí của ngân hàng. Do vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị đưa ra phương hướng quản lý tài sản và đầu tư hiệu quảnhất
- Việc thống kê, phân tích nguồn sẽ giúp các nhà quản lý thấy được mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó thấy được đặc tính của thị trường vốn mà có quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn tiền.