Hoàn thiện nội dung phântích hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 75 - 78)

7. Kết cấu đề tài

3.2.2. Hoàn thiện nội dung phântích hiệu quả hoạt động

Ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động cao thì nhất thiết phải có hướng đi đúng đắn; kế hoạch, mục tiêu và chiến lược rõ ràng. Để đảm bảo công tác phân tích hiệu quả hoạt động là tốt nhất, cần có các nội dung và thời gian phân tích kịp thời và phù hợp nhất. BIDV Phú Tài không nên chỉ cuối kỳ mới phân tích hiệu quả hoạt động mà có thể phân tích các chỉ tiêu theo quý để đảm bảo có những chiến lược phù hợp nhất khi có biến động để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Như bộ phận phân tích có thể xem xét về các hệ số thanh toán bao gồm: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì có thể phân tích theo quý. Các chỉ số này có thể được xác định theo công thức sau:

Tổng tài sản

Hệ số khả năng thanh toán = [4.1]

tổng quát Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán = [4.2]

ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh = [4.3]

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay = [4.4]

Lãi vay phải trả

Bộ phận phân tích nên sử dụng phương pháp so sánh để xem xét tình hình thực hiện kế hoạch, so sánh mục tiêu đạt được và kế hoạch đặt ra với các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán trên. Khi có được kết quả phân tích thường xuyên, nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra được những chính sách phù hợp nhất để điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng cũng như để đảm bảo có những chiến lược kịp thời nhất trước những biến động có thể xảy ra.

Khi ngân hàng đi vào phân tích hiệu quả hoạt động, ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động, đánh giá được kết quả đạt được. Vậy để tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động hay tìm ra được những phương pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thì chúng ta có thể tìm hiểu được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động. Trước tiên bộ phận phân tích có thể phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng lao động…Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng công thức sau:

Doanh thu

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = [4.5]

Tài sản cố đinh bình quân Doanh thu

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn = [4.6]

Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản dài hạn quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong ngân hàng. Thông thường nếu ngân hàng có hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm, thể hiện công tác quản lý tài sản cố định chưa tốt.

Phân tích thêm các chỉ tiêu khác về khả năng sinh lợi của ngân hàng như tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ sinh lợi hoạt động cận biên. Các chỉ tiêu này là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi. Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ sinh lợi lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lòi và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thuphí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng).

Bên cạnh đó, nên phân tích các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ như : các dịch vụ về thanh toán, dịch vụ thẻ… Và ngoài việc phân tích các chỉ tiêu rủi ro tín dụng thì bộ phận phân tích nên xem xét cụ thể hơn về rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản. Và không thể không nhắc tới đó là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xã hội, Ngân hàng BIDV Phú Tài nên phân tích thêm trên góc độ về định lượng, ví dụ đầu tư vốn để xây dựng dự án khu đô thị sinh thái y học thì dư nợ bệnh viện điện tử là bao nhiêu, dự nợ viện nghiên cứu bệnh ung thư là bao nhiêu…Phân tích ở đầu vào nhằm tìm ra được nguyên nhân sâu sa và căn bản nhất phản ánh hiệu quả hoạt động, từ đó có những chính sách phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng BIDV Phú Tài.

Các số liệu dùng trong quá trình phân tích nên cập nhập thường xuyên có thể theo quý, để phân tích cũng như xem xét sự biến động trong từng quý.

Đồng thời phải sử dụng thêm các số liệu trong ngành, số liệu của các Ngân hàng TMCP có quy mô tương đương để so sánh. Từ đó mới đánh giá được chính xác nhất về hiệu quả hoạt động Ngân hàng BIDV Phú Tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)