Thực trạng phântích hiệu quả hoạt động tại Ngânhàng Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng phântích hiệu quả hoạt động tại Ngânhàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài

2.2.1. Phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay, ngân hàng muốn đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì phải tăng cường huy động vốn từ dân cư, từ tổ chức kinh tế…. và sử dụng vốn huy động đó để cho các cá nhân, doanh nghiệp thiếu vốn vay.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Phú Tài qua 3 năm 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế

1,100,765 953,785 2,234,237 -146,980 -13.35 1,280,452 134.25

Tiền gửi không kỳ hạn 843,868 753,152 1,654,234 -90,716 -10.75 901,082 119.64 Tiền gửi có kỳ hạn 256,897 200,633 580,003 -56,264 -21.90 379,370 189.09

2. Tiền gửi cá nhân 1,269,654 2,123,324 3,121,234 853,670 67.24 997,910 47.00

Tiền gửi không kỳ hạn 367,890 567,234 984,213 199,344 54.19 416,979 73.51 Tiền gửi có kỳ hạn 901,764 1,556,090 2,137,021 654,326 72.56 580,931 37.33

3. Phát hành giấy tờ có giá

182,460 199,221 405,509 16,761 9.19 206,288 103.55

Có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm 2016 – 2018. Năm 2016 vốn huy động đạt 2.552.879 triệu đồng, năm 2017 có tăng nhưng không nhiều chỉ tăng 28.34% so với năm 2016. Trong đó tiền gửi từ TCKT lại giảm 13,35% do nhu cầu tiền mặt của các doanh nghiệp tăng làm cho khoản tiền gửi này giảm nhưng trong giai đoạn này Ngân hàng thu hút được nguồn vốn lớn từ cá nhân, đa phần là gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên tiền gửi của cá nhân tăng 67,24%. Mặt khác trong đó GTCG dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong vốn huy động nhưng cũng tăng 16.761 triệu đồng dẫn đến vốn huy động đạt được trong năm 2017 vẫn tăng dù không nhiều.

Đến năm 2018 hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, vốn huy động tăng đến 75,84% so với năm 2017 đạt mức 5.760.980 triệu đồng. Trong đó tiền gửi từ TCKT tăng 134,25%, có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng nguyên nhân là do Ngân hàng huy động được nguồn vốn từ các khách hàng doanh nghiệp mới, tạo được thêm nhiều mối quan hệ với các khách hàng. Mặt khác vào đầu năm 2018 Ngân hàng triển khai chương trình “Tiền gửi dự thưởng dành cho khách hàng tổ chức”,chương trình đạt hiệu quả cao khi thu hút lượng lớn vốn huy động từ các TCKT. Trong khi đó tiền gửi cá nhân vẫn tăng 47% so với năm 2017. Một yếu tố quan trọng nữa khiến cho nguồn vốn huy động tăng là do huy động bằng GTCG tăng 206.288 triệu đồng so với mức 199.221 triệu đồng ở năm 2017. Trong năm 2018 Ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến công tác huy động vốn để mở rộng quy mô, sử dụng các công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. BIDV Phú Tài đã dần tạo thêm được niềm tin với khách hàng.

Kết quả tích cực thể hiện vị thế của BIDV trên thị trường và sự gắn bó, tin tưởng của các khách hàng đối với BIDV trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn

định với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dùng bình quân tăng mạnh góp phần tiết giảm chi phí đầu vào, đảm bảo hiệu quả cho ngân hàng.

2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng về đầu tư vốn

Bộ phận phân tích của Ngân hàng BIDV Phú Tài đã phân tích về đầu tư vốn theo cơ cấu cho vay theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng…). Bên cạnh đó bộ phận phân tích cũng phân tích về đầu tư vốn theo kỳ hạn tín dụng (ngắn han, trung hạn và dài hạn). Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng để phân tích đó là phương pháp so sánh, bộ phân phân tích xem xét sự biến động theo quy mô và tốc độ.

Phân tích về đầu tư vốn theo cơ cấu cho vay, xem xét trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đầu tư vốn theo cơ cấu cho vay của Ngân hàng BIDV Phú Tài năm 2017

Trong năm 2017, Ngân hàng BIDV Phú Tài theo định hướng ưu tiên phát triển và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước khi dư nợ hầu hết tập trung vào mục đích cho vay phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến và xây dựng. Trong đó dư nợ cho vay nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 49,87% (năm 2016 tỷ trọng này là 42,29%), giá trị tăng trưởng 42,88%.

8.89% 12.59% 28.65% 49.87% Khác Xây dựng

Công nghiệp chế biến chế tạo

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Tổng dư nợ 4.419.271 100 5.147.902 100 6.213.458 100 Trong đó: Dự phòng rủi ro 43.308 90.590 39.210

2 Dư nợ phân theo

thời gian 4.419.271 100 5.147.902 100 6.213.458 100 Dư nợ ngắn hạn 2.872.526 65,00 3.500.573 68 4.349.421 70 Dư nợ trung hạn 679.098 15,00 767.092 14,9 870.346 14 Dư nợ dài hạn 867.647 20,00 880.237 17,1 993.691 16 3 Phân loại nợ 4.419.271 100 5.147.902 100 6.213.458 100 Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm I) 3.093.490 70 3.501.603 68,02 5.780.982 93 Nợ cần chú ý(nhóm II) 110.482 2,5 980.890 19,05 372.807 6 Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm III) 13.258 0,3 76.908 1,49 7.456 0,12 Nợ nghi ngờ (nhóm IV) 8.839 0,2 7.890 0,15 14.291 0,23 Nợ có khả năng mất vốn (nhóm V) 1.193.203 27 580.611 11,29 37.921 0,65

Nhìn vào cơ cấu dư nợ của BIDV Phú Tài, ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Và dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn khách hàng. Điều đó giúp ngân hàng có thể quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh hơn.Từ năm 2016 đến năm 2018, hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Về quy mô: Chất lượng tín dụng năm 2017 có giảm sút so với năm 2016. Mặc dù tổng dư nợ năm 2017 đạt 5.147.902 triệu đồng, tăng 16,49% so với năm 2016 nhưng chất lượng tín dụng lại không được đảm bảo bằng năm 2016. Do hoạt động cho vay không hiệu quả nên Chi nhánh phải dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cao hơn.Năm2017dự phòng rủi ro là 90.590 triệu đồng, tăng

47.282 triệu đồng so với năm 2016, dự phòng rủi ro lớn, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, làm cho kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2017 bị lỗ. Năm 2018 có tổng dư nợ đạt 6.213.458 triệu đồng, tăng 20,7% so với năm 2017, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng giảm xuống còn 39.210 triệu đồng.

Về chất lượng: năm 2016, nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 70% trong tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2016 thì đến năm 2017 nợ đủ tiêu chuẩn lại giảm, chiếm 68,02% tổng dư nợ. Năm 2017, nợ đủ tiêu chuẩn đã chiếm 93% trong tổng dư nợ của Chi nhánh bởi Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho một số doanh nghiệp nên doanh số cho vay của Chi nhánh tăng cao và cũng được đảm bảo hơn khi có sự hỗ trợ của Nhà nước. Như vậy tính theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì tỉ lệ nợ xấu (bao gồm các khoản nợ từ nhóm III đến nhóm V) 1% ,tỷ lệ này toàn hệ thống BIDV ở mức (2,7%) như vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh (1%) so với toàn ngành là tương đối thấp đây là điểm nổi bật cho thấy hoạt động cho vay của

chi nhánh có sự kiểm soát chặt chẽ,đặc biệt là kiểm soát công tác phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng vẫn luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Vì vậy, BIDV Phú Tài cần nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tình hình tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh.

Theo đối tượng: Các phân khúc khách hàng mục tiêu đều đạt mức tăng trưởng tốt:

Theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn tăng tốt qua các năm từ 2016 đến năm 2018, chiếm 70% mức tăng ròng của tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn tăng tập trung vào các gói tín dụng trung dài hạn hiệu quả với mức tăng trưởng phù hợp. Tỷ trọng dư nợ Trung- dài hạn/Tổng dư nợ là 40%, giảm 5% so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát (≤45%).

Theo loại tiền: Cho vay ngoại tệ giảm 10% phù hợp với xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng và chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ và NHNN, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ, giảm bớt áp lực cân đối ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 50 - 56)