6. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Chính sách phân phối
Chính sách phân phối rộng rãi:
+ Áp dụng cho sản phẩm sử dụng thường ngày, nguyên liệu thông thường và dịch vụ cơ bản.
+ Công ty không lựa chọn hoặc tuyển chọn trung gian phân phối sản phẩm mà bất kỳ đại lý bán buôn hay bán lẻ nào có nhu cầu thì công ty sẵn sàng đáp ứng. công ty cũng tự đi khai thác, phát triển đại lý ở nhiều khu vực.
+ Có vị trí mua bán thuận tiện, chính sách phân phối này giúp cho các doanh nghiệp thương mại luôn có một lượng hàng dự trữ nhiều nhất có thể.
Chính sách phân phối đặc quyền:
+ Hạn chế chỉ có một số đại lý được quyền phân phối sản phẩm của công ty trong phạm vi địa bàn tiêu thụ của mình.
+ Nhà sản xuất yêu cầu đại lý chỉ phân phối sản phẩm của mình không được phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
+ Các đại lý được nhiều ưu đãi từ phía nhà sản xuất; phần trăm hoa hồng cao, được hỗ trợ trang thiết bị bán hàng….
+ Chính sách đặc quyền đề cao hình ảnh sản phẩm nên tính phụ giá cao hơn. Tuy nhiên chính sách này khó có thể mở rộng thị trường vì vốn kinh doanh các công ty bỏ ra ban đầu không phải là nhỏ nên nghiệp vụ bán hàng phải được đề cao.
Chính sách phân phối chọn lọc:
+ Là hình thức trung gian giữa phân phối rộng rãi và phân phối đặc quyền. Công ty không cần phân tán lực lượng ra nhiều điểm bán.
+ Nhà sản xuất muốn loại trừ đại lý phân phối kinh doanh yếu kém, thậm chí là các đại lý không đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong khâu bán hàng.
+ Giúp nhà sản xuất giành thị phần và kiểm soát chặt chẽ và chi phí ít hơn so với phân phối rộng rãi.
kiểm soát các đại lý khó khăn.
Nhượng quyền: Phương thức nhượng quyền kinh doanh (franchise). Một sự thay thế đối với kênh phân phối truyền thống. Nhượng quyền là một phương tiện qua đó nhà sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ có được một kênh phân phối trực tiếp mà không phải sở hữu hoặc điều hành toàn bộ các phương tiện về mặt vật lý trên thị trường. Thực tế, người sản xuất cung cấp cho người được nhượng quyền các kiến thức sản xuất và các kỹ thuật marketing của họ nhằm có lợi ích tài chính.