Điều chế và mã sửa sai trong DVB-T2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính kênh truyền của hệ thống truyền hình số mặt đất (Trang 63)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3 Điều chế và mã sửa sai trong DVB-T2

Trong khi DVB-T sử dụng mã sửa sai trong và ngoài là mã chập và mã R-S (Convolution and Reed-Solomon Codes), DVB-T2 và DVB-S2 sử dụng LDPC/BCH. Các mã này cho phép khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền nhiều dữ liệu hơn trên cùng một kênh.

Mã sửa sai kiểm tra độ ưu tiên cường độ thấp LDPC (Low Density Parity Check code) là một lớp các mã khối tuyến tính tương ứng là một ma trận kiểm tra độ ưu tiên. Mã LDPC có thể loại trừ được các tầng lỗi. Để xác định được tầng lỗi, một mã phía ngoài (mã ngoại) được thêm vào trong công nghệ LDPC đó là mã BCH (Bose Chaudhuri Hocquenhem code). Mã ngoại BCH có hiệu quả với tầng lỗi thấp.

Trong hệ thống DVB-T, phương thức điều chế cao nhất là 64 QAM cho phép truyền tải 6 bit/ký hiệu/sóng mang (có nghĩa là 6 bit/tế bào OFDM). Ở DVB-T2, phương thức điều chế 256 QAM cho phép tăng lên 8 bit/tế bào OFDM, tăng 33% hiệu suất sử dụng phổ và dung lượng dữ liệu đối với một tỷ lệ mã cho trước.

Thông thường, tăng dung lượng dữ liệu thường đòi hỏi một tỷ số công suất sóng mang trên tạp nhiễu cao hơn (4 hoặc 5 dB, tùy thuộc vào kênh truyền và tỷ lệ mã sửa sai), bởi lẽ khoảng cách Euclide giữa hai điểm cạnh nhau trên đồ thị chòm sao chỉ bằng khoảng 1/2 so với 64 QAM và do vậy đầu thu sẽ nhạy cảm hơn đối với tạp nhiễu. Tuy nhiên mã LDPC tốt hơn nhiều so với mã chập (Convolution Code) và nếu chọn tỷ lệ mã mạnh hơn một chút cho 256 QAM so với tỷ lệ mã sử dụng trong 64 QAM của DVB-T, tỷ số công suất sóng mang trên tạp nhiễu C/N sẽ không thay đổi trong khi vẫn đạt được một độ tăng trưởng tốc độ bit đáng kể. 256 QAM do vậy sẽ là một sự lựa chọn đầy hứa hẹn trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính kênh truyền của hệ thống truyền hình số mặt đất (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)