Hình phổ tín hiệu ghép kênh phân chia tần số FDM (Frequency

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống thông tin không đối đất sử dụng dải lọc đa sóng mang (Trang 81 - 83)

6. Nội dung của luận văn

3.6.2. Hình phổ tín hiệu ghép kênh phân chia tần số FDM (Frequency

Division Multiplexing)

Ở đây so sánh phổ của các tín hiệu phát L-DACS1, L-DACS2 và FBMC cho RL trong một dạng ghép kênh phân chia tần số, bao gồm cả phổ nhiễu DME. Hình 3.7 so sánh PSD của các tín hiệu nhận được ở 100 Km. Trong hình 3.7, để làm cho tình huống đơn giản và tương tự đối với tất cả các dạng sóng, giả định rằng các máy phát và máy thu của các hệ thống thông tin DME và L- DACS ở cùng một vị trí trên mặt đất và trong không gian. Để so sánh tác động của nhiễu DME, mô phỏng ba kênh lân cận của mỗi hệ thống này với hai kênh DME ở giữa trong băng thông (tần số kênh trung tâm dịch về 0 để vẽ đồ thị).

(a) Mật độ phổ công suất L-DACS1

(c) Mật độ phổ công suất L-DACS2

Hình 3.7 Mật độ phổ công suất liên kết phản hồi của 3 hệ thống

Đối với tất cả các trường hợp này, tín hiệu RL DME được phát đi với công suất cực đại và xung nhịp tương ứng là 300 W và 150 ppps. Hình 3.7, dạng sóng FBMC có công suất tín hiệu OOB thấp hơn nhiều (khoảng 80 dB thấp hơn L-DACS1 và L-DACS2 tại tần số trung tâm DME), và điều này làm giảm nhiễu tới DME và bất kỳ tín hiệu dẫn đường nào khác trong băng tần L. Do công suất tín hiệu DME tương đối cao, giảm số lượng sóng mang con bảo vệ của FBMC xuống còn 7 so với số sóng mang con bảo vệ L-DACS1 là 13, sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến DME ngay cả ở mức công suất DME thấp hơn. Điều này chủ yếu là do công suất của xung DME lớn hơn nhiều so với tín hiệu L-DACS1 hoặc FBMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống thông tin không đối đất sử dụng dải lọc đa sóng mang (Trang 81 - 83)