Hình thái bề mặt vật liệu Fe3O4-ZnO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của vật liệu nano tổ hợp fe3o4 zno (Trang 48 - 50)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.Hình thái bề mặt vật liệu Fe3O4-ZnO

Việc xác định hình thái bề mặt và các tính chất của vật liệu Fe3O4 thƣơng mại ban đầu có ý nghĩa hết quan trọng trong định hƣớng nghiên cứu. Do đó, chúng tôi tiến hành đo ảnh FESEM của mẫu bột Fe3O4 thƣơng mại và kết quả đƣợc trình bày trên hình 3.2. Từ hình 3.2a, có thể thấy rằng các hạt Fe3O4 với

dạng gần cầu, phân bố khá đồng đều. Kích thƣớc các hạt sắt từ có thể quan sát rõ hơn với ảnh FESEM ở độ phóng đại cao hơn (hình 3.2b), đƣờng kính hạt thu đƣợc từ 20 nm đến 100 nm và có xu hƣớng co cụm/kết tụ tạo thành các đám hạt với kích thƣớc lớn hơn.

Hình 3.2. Ảnh FESEM của mẫu Fe3O4 thƣơng mại ở độ phân giải thấp (a) và chế độ phân giải cao hơn (b)

Hình 3.3 trình bày ảnh FESEM nhận đƣợc của các mẫu ZnO (a) và các mẫu Fe3O4-ZnO với tỉ lệ mol Fe3O4:ZnO khác nhau: 1:2 (b), 1:8 (c) và 1:32 (d). Trên hình 3.3a, cho thấy mẫu ZnO có dạng hạt gần cầu với đƣờng kính từ 100 đến 500 nm. Chúng tôi nhận thấy rằng có sự thay đổi rõ rệt về hình thái bề mặt của mẫu Fe3O4-ZnO so với mẫu ZnO. Ở tỉ lệ Fe3O4:ZnO = 1:2 (hình 3.3b), sản phẩm thu đƣợc có kích thƣớc rất nhỏ hơn so với ZnO. Tuy nhiên, kích thƣớc hạt tăng dần khi tăng tỉ lệ ZnO có trong mẫu (hình 3.3a,b). Chúng tôi quan sát thấy có hai loại kích thƣớc lớn/bé khác nhau cùng tồn tại đồng thời trong mẫu, trong đó các hạt kích thƣớc lớn bị bao phủ bởi các hạt có kích thƣớc bé hơn (hình 3.3c). Sự che phủ này có xu hƣớng mất dần khi tăng nồng độ ZnO (hình 3.3.d).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của vật liệu nano tổ hợp fe3o4 zno (Trang 48 - 50)