Thực trạng kiếnthức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 27 - 34)

1.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thươngnghề nghiệp do vậtsắc nhọn

1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Nhân viên y tế

Nghiên cứu của Bhargava A và các cộng sự (2013) trên 600 NVYT cho thấy có sự khác biệt đáng kể về kiến thức, thái độ và điểm thực hành trung bình giữa các NVYT. Mặc dù điểm số tốt hơn về kiến thức cho bác sĩ và điều dưỡng, điểm thực hành vẫn tốt hơn cho nhân viên kỹ thuật. Người có điểm thực hành tốt hơn thì đã bị ít TTNN do VSN hơn[31].

Kết quả nghiên cứu của Tukur D và các cộng sự (2014) trên 166 NVYT tại Bệnh viện giảng dạy Đại học Ahmadu Bello, Zaria, Nigeria cho thấy có 80% số người được hỏi đã được đào tạo về các biện pháp phòng ngừa phổ quát. Về kiến thức cho thấy 100% NVYT được hỏi đều biết về việc truyền mầm bệnh truyền qua máu. Về thực hành, chỉ 52 (43.3%) số NVYT từng có TTNN do VSN thực hiện biện pháp thích hợp (rửa và khử trùng) vị trí sau khi bị thương[55].

Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV của 372 NVYT tại Bệnh viện giảng dạy Đại học Lagos của Ajibola S và cộng sự (2014). Về thái độ,83.3% người nhận thức được biện pháp phòng ngừa sau phơi nhiễm (PEP). Mặc dù mức độ nhận thức cao, nhưng kiến thức chỉ có 32% số người được hỏi có thể nêu tên ít nhất hai trong số các loại thuốc được đề nghị cho PEP, chỉ 54% số người được hỏi biết khi nào nên bắt đầu PEP sau khi phơi nhiễm HIV. Về thực hành, thực hành PEP thấp chỉ có 6.3% số người được hỏi có PEP mặc dù xảy ra chấn thương do kim tiêm [23].

Kết quả nghiên cứu của Bhardwaj A và cộng sự (2014) trên 153 NVYT thuộc bệnh viện đa khoa Melaka, Malaysia cho thấy có 96.7% có kiến thức về phòng ngừa phổ quát[30].

Nghiên cứu của Koné M, Mallé K (2015) thực hiện trên 82 NVYT để đánh giá kiến thức và thực hành của NVYT bệnh viện ở Mali. Kết quả cho thấy kiến thức về các tác nhân truyền nhiễm chính (HIV, HBV và HCV) đã bị bỏ qua 76.6%, khái niệm rửa và khử trùng sau tiếp xúc với máu được biết đến 68.8%. Về thực hành, có 78.9% đeo găng tay và 36.0% đóng kim lại sau khi sử dụng. Chất khử trùng được áp dụng cho 21.9% các trường hợp gặp TTNN do VSN, thời gian áp dụng cho 69.5%[46].

Một nghiên cứu của BekeleT và các cộng sự (2015) trên 362 NVYT tại bệnh viện ở vùng Bale, Đông Nam Ethiopia cho thấy gần 58.7% trong số NVYT bịTTNN do VSN đã không báo cáo cho cơ quan liên quan. Thiếu kiến thức cần được báo cáo (14.9%)[29].

Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thực hành và mức độ phổ biến của tổn thương do kim tiêm của NVYT tại một bệnh viện chăm sóc đại học của Assam của Jurimoni Gogoi và các cộng sự (2017). Về kiến thức, 100% đã biết về HIV, 98.9% biết về HBV và 67.8% biết về HCV. Về thực hành,chỉ có 21.1% báo cáo về thương tích của họ, khoảng 58.9% NVYT sử dụng găng tay thường xuyên để phòng ngừa các TTNN như vậy, đóng nắp kim tiêm chiếm 66.7%, xử lý rác thải có 37.8% NVYT đã không tuân theo các hướng dẫn xử lý chất thải thích hợp và chỉ 26.3% NVYT đã thực hiện sàng lọc HIV/ AIDS và HBV sau khi họ bị TTNN[40].

Điều dưỡng

Theo nghiên cứu của Honda và cộng sự (2011) trên 250 điều dưỡng cho thấy khoảng 67% có kiến thức trung bình, 20.4% điều dưỡng có kiến thức tốt về việc truyền bệnh truyền nhiễm và phòng ngừa TTNN do VSN, có 50.4% điều dưỡng có thái độ tích cực đối với việc ngăn ngừa TTNN do VSN và 53.9% thực hành tốt phòng ngừa TTNN do VSN[41].

Kết quả nghiên cứu củaArafa E, Mohamed A, Anwar M (2016) trên 310 điều dưỡng để đánh giá kiến thức và thực hành của các điều dưỡng về mầm bệnh truyền qua máu và các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng tại Bệnh viện Beni-Suef được chọn ở Ai Cập cho thấy điểm trung bình chung về kiến thức, thực hành của các điều dưỡng lần lượt là (trong số 15 điểm) lần lượt là 7.71 ± 3.15, 9.14 ± 2.47. Đánh giá về kiến

thức cho thấy 93.5%; 80.3% và 65.8% điều dưỡng nhận thức được các bệnh lây truyền HIV, HBV và HCV. Tuy nhiên, thực hành có 14.8% điều dưỡng đã báo cáo một vết thương do kim tiêm trong 6 tháng qua và chỉ có 53.5% điều dưỡng được tiêm vắc-xin phòng ngừa HBV[27].

Theo nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với máu và dịch cơ thể của Olufemi Oludare Aluko và cộng sự (2016) trên 110 điều dưỡng bệnh viện đại học IBN Rochd của Caskish. Kết quả cho thấy 74.5% đã làm việc trong hơn một năm, 58.3% chưa từng có các khóa đào tạo về dự phòng tiếp xúc nghề nghiệp với máu và dịch tiết người bệnh (BBF). Về kiến thức, chỉ có 9%, 6.3% và 9.9% biết tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tương ứng đối với HBV, HCV và HIV và 37.6% thừa nhận không bao giờ nghe về các biện pháp phòng ngừa phổ quát[25].

Một nghiên cứu của Mary Zia và cộng sự (2017) đánh giá kiến thức về TTNN do VSN của 253 điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa ở thành phố Lahore.Trong đánh giá này 77.1% điều dưỡng có kiến thức tốt, 20.2% có kiến thức kém và 2.8% không biết thông tin về tiêm dưới da và vết thương do kim tiêm[47].

Nghiên cứu đánh giá mức độ hiểu biết và thực hành của 259 điều dưỡng bệnh viện thành phố Sana'a ở Yemen của Gawad và Alwabr(2018). Về kiến thức, kết quả cho thấy 44% người có kiến thức kém về các biện pháp phòng ngừa TTNN do VSN, 29% người có kiến thức trung bình và 27% có kiến thức tốt. Về thực hành có đến 76.5% người được hỏi có thực hành kém về các biện pháp phòng ngừa TTNN do VSN, 8.9% đã thực hành trung bình và 14.7% thực hành tốt[38].

1.2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Nhân viên y tế

Kết quả nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013) trên 3462 NVYT tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ NVYT có kiến thức về các tác nhân gây bệnh qua đường máu là 81.9% đối với HIV, 81.3% với HBV và 55.3% với HCV. Chỉ có 78.3% số người cho rằng TTNN do VSN có thể phòng tránh được. Thực hành các thao

tác nguy cơ gây TTNN do VSN còn tồn tại như dùng hai tay đóng nắp kim sau tiêm (14.5%) và dùng cả hai tay đóng trước khi tiêm là 10.9%[18].

Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2017) trên 388 NVYT tại bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy tỷ lệ thái độ đúng với quy trình xử lý phơi nhiễm với máu dịch tiết khá cao chiếm 97.93%. Thái độ nhận biết khi thu gom thùng đựng VSN chỉ có 44 nhân viên chiếm 11.34% (NVYT chọn thu gom khi thùng VSN chứa ½), biết cách sử dụng phương pháp xúc một tay khi đậy nắp kim chiếm 93.30%. Về Hành vi: Tỷ lệ NVYT có hành vi đúng về việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi mang 2 găng tiếp xúc với vùng da tổn thương hoặc máu của BN chiếm 61.34%. Tỷ lệ NVYT có hành vi đúng về việc điều trị dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất trong thời gian trong vòng 24h đầu chiếm 94.33%[5].

Điều dưỡng

Kết quả nghiên cứu của Đào Thu Thủy (2012) trên 50 điều dưỡng bệnh viện Da liễu Trung ương cho thấy có 100% điều dưỡng viên có kiến thức tốt về tiêm an toàn[14].

Một nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm (2014) tiến hành trên 106 điều dưỡng viên tại các khoa Nội và 318 mũi tiêm quan sát tại bệnh viện Quân y 103. Kết quả cho thấy 90% được đào tạo tiêm an toàn, 20.13% mũi tiêm chưa được cô lập sau khi tiêm, 15.73% sử dụng tay không tháo kim sau khi tiêm, 19.49% đậy nắp kim sau tiêm (trong đó 11.54% đậy bằng hai tay, 5.4% đậy nắp bằng một tay [10].

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) trên 272 điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho thấy kiến thức phòng ngừa TTNN do VSN là 62.7%, một số nội dung có tỷ lệ trả lời đúng rất thấp như đóng nắp kim tiêm 16.2%. Kết quả quan sát thực hành tiêm an toàn cho thấy tỷ lệ mũi tiêm đảm bảo an toàn đạt 17/17 tiêu chuẩn rất thấp, chỉ đạt 5.4%. Các tiêu chuẩn liên quan đến phòng ngừa TTNN do VSN chưa được thực hiện tốt như tỷ lệ đóng nắp kim tiêm cao 81.1%, tỷ lệ mang theo thùng đựng VSN khi đi tiêm thấp (74.3%)[7].

Theo nghiên cứu của Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phương và Bùi Thị Mỹ Anh (2012) trên 109 điều dưỡng bệnh viện Hà Đông. Kết quả cho thấy 91.7% điều

dưỡng được đào tạo về tiêm an toàn trong năm qua, 95.4% tại phòng khoa có tài liệu tập huấn. Về thực hành, tỷ lệ thực hành đạt 23/23 tiêu chí tiêm an toàn là 22.2%. Cụ thể, có 97.7% điều dưỡng có chuẩn bị hộp đựng rác thải sắc nhọn, 17% điều dưỡng còn lưu thuốc trên chai, 68.1% mang găng tay khi tiêm tĩnh mạch. 88.8% không dùng tay tháo nắp kim, 17.2% chưa cô lập bơm tiêm ngay sau khi tiêm, 93.3% cô lập kim tiêm ngay sau khi tiêm. Về kiến thức tiêm an toàn đạt 82.2%[56], [17].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh (2017) đánh giá việc thực hiện 400 mũi tiêm trước tập huấn và 400 mũi tiêm sau tập huấn lại. Trước tập huấn trong 400 mũi tiêm có 109 mũi tiêm (27,3%) đạt cả 17 tiêu chuẩn, sau tập huấn có 383 (95,8%) mũi tiêm đạt tất cả 17 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đưa ra cho thực hành mũi tiêm an toàn[11].

Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Vinh và cộng sự (2018) ở 198 điều dưỡng tại Khối ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy 25% số điều dưỡng tham gia nghiên cứu không đạt về kiến thức phòng ngừa TTNN do VSN[20].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) trên 146 điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy rằng có 39.0% điều dưỡng có thực hành đạt về tiêm tĩnh mạch an toàn. Trong đó, có 97.9% chuẩn bị hộp đựng rác thải sắc nhọn, 41,8% dùng gạc bẻ ống thuốc, có 37.7% cô lập kim tiêm ngay vào hộp an toàn, 44.5% không dùng hai tay để đậy nắp kim tiêm hoặc tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm, 82.2% phân rác thải đúng quy định[12].

Như vậy, có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức, thái độ và thực hành ở các cơ sở y tế trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu chỉ khai thác về kiến thức và thực hành phòng ngừa TTNN do VSN, một số nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi mà chưa dựa vào quan sát. Nhiều nghiên cứu chỉ đánh giá mức độ kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa TTNN do VSN nhưng chưa đề cập đến các yếu tố liên quan với ba yếu tố trên.

1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn

Các đặc điểm nhân khẩu học

Sự khác biệt trong các đặc điểm liên quan đến giới tính cũng góp phần trong việc thực hành dự phòng TTNN do VSN của điều dưỡng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) chỉ ra rằng nguy cơ thực hiện quy trình tiêm an toàn không đạt ở nhóm điều dưỡng nữ cao hơn 3,297 lần so với nhóm điều dưỡng nam (OR = 3,297; CI 95%: 1,282 - 8,474) với p < 0.01 [12] và nghiên cứu của Zhang X và cộng sự (2015) cho thấy TTNN do VSN xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới [62]. Ngược lại, nghiên cứu của Paraskeui G (2012) cho thấy tỷ lệ nam giới gặp TTNN do VSN nhiều hơn nữ với p = 0.004 [53].

Tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng kiến thức và thực hành dự phòng TTNN do VSN. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phương và Bùi Thị Mỹ Anh (2012) cho thấy kiến thức tiêm an toàn dưới 30 tuổi cao hơn 3.3 lần so với nhóm trên 30 tuổi (OR = 4.4; p < 0.05) và nhóm tuổi dưới 30 thực hành tốt gấp 3.1 lần so với nhóm trên 30 tuổi (p < 0.05)[56]. Ngược lại, nghiên cứu của Zhang X và cộng sự (2015) cho thấy TTNN do VSN xảy ra phổ biến hơn ở điều dưỡng trẻ do kinh nghiêm làm việc còn ít [62].

Một số nghiên cứu cho thấy trình độ chuyên môn góp phần ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng.Theo nghiên cứu của Đào Thu Thủy (2012) cho thấy trình độ đào tạo liên quan đồng biến với thực hành tiêm an toàn chung của điều dưỡng (r = 0.28, p < 0.01)[14]. Và nghiên cứu của Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh (2017) đã tìm thấy mối liên quan giữa các mũi tiêm đạt yêu cầu với trình độ, trình độ càng cao thì thực hành tiêm càng an toàn với, p< 0.001 [11]. Trình độ chuyên môn cao hơn có kiến thức về tiêm an toàn tốt hơn với p < 0.001 được tìm thấy trong nghiên cứu của Adeleye B.B, Balogun M, Quadri I.O (2016) [22].

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành dự phòng TTNN do VSN của điều dưỡng.Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phương và Bùi Thị Mỹ Anh (2012) cho

thấy, nhóm thâm niên công tác dưới 10 năm có kiến thức cao hơn 4.9 lần sao với nhóm có thâm niên công tác dưới 10 năm (OR = 4.9; p < 0.05)[56], [17]. Nhưng, trong nghiên cứu của Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh (2017) lại cho thấy mối liên quan giữa các mũi tiêm đạt yêu cầu với thời gian công tác, những người có kinh nghiệm trên 5 năm trở lên thì thực hành an toàn hơn so với nhóm dưới 5 năm với P < 0.001 [11] và theo Hoàng Văn Khuê (2015) chỉ ra rằng điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm có nguy cơ tổn thương do VSN cao gấp 2,25 lần so với những người có thâm niên công tác từ trên 5 năm (p<0,05) [7].

Nơi làm việc góp phần ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn và dự phòng TTNN do VSN. Nghiên cứu của Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh (2017) chỉ ra mối liên quan giữa các mũi tiêm đạt yêu cầu với nơi làm việc, cụ thể là những phòng khác đạt gấp 3.14 lần so với phòng cấp cứu với P < 0.006 [11].Nghiên cứu của Abebe A.M, Kassaw M.W, Shewangashaw N.E (2018) các nhân viên điều dưỡng làm việc trong khoa cấp cứu có nhiều khả năng gặp chấn thương kim và VSN hơn 11 lần so với các nhân viên điều dưỡng làm việc ở khoa ngoại trú P = 0.004 (OR = 11.511, 95% CI, 2.134 - 62.09) [21]. Và nghiên cứu của Zhang X và cộng sự (2015) cho thấy nơi làm việc cũng làm tăng nguy cơ gặp TTNN do VSN [62].

Đào tạo, tập huấn góp phần quan trọng vào việc nâng cao kiến thức, nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng TTNN do VSN. Một só nghiên cứu đã chứng minh điều đó, theo nghiên cứu của Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phương và Bùi Thị Mỹ Anh (2012) chỉ ra tỷ lệ kiến thức trong nhóm đã được tập huấn trong 1 năm vừa qua cao gấp 10.3 lần với nhóm chưa được đào tạo (p < 0.001)[17]. Và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) qua việc phân tích hồi quy logic cho thấy tỷ lệ tuân thủ tiêm an toàn đạt của nhóm điều dưỡng đã từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn cao hơn 7,808 lần so với nhóm điều dưỡng chưa từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn (OR = 7,808; CI 95%: 2,590 - 23,540) với p < 0.001 [12].

Kiến thức

Yemen của Gawad và Alwabr(2018) cho thấy một mối liên có ý nghĩa thống kê (p < 0.001) giữa kiến thức và thực hành [38], nghiên cứu của Phạm Ngọc Vinh và cộng sự (2018) tại Khối ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy kiến thức về tiêm an toàn liên quan chặt chẽ với TTNN do VSN với p < 0.05 [20] và nghiên cứu của Đào Thu Thủy (2012) chỉ ra rằng kiến thức có liên quan khá chặt chẽ với thực hành của điều dưỡng (r = 0.42, p < 0.01) [14].

Thái độ

Thái độ, nhận thức thường quyết định đến hành vi của điều dưỡng trong việc dự phòng TTNN do VSN. Theo nghiên cứu của Honda và cộng sự (2011) chỉ ra có mối tương quan đáng kể giữa thực tiễn và thái độ được tìm thấy (r = 0.544, p < 0.001). Kết quả phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng các điều dưỡng có thái độ tiêu cực đối với việc phòng ngừa TTNN do VSN có khả năng mắc TTNN do VSN cao gấp gần hai lần so với những người có thái độ tích cực [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)